Cùng doanh nghiệp vươn tầm quốc tế
nâng vị thế thương hiệu
quốc gia

MENU
KNA Cert - Quality Innovation

Tổng quan về ESG tại Việt Nam – Các doanh nghiệp ESG là gì?

Cộng đồng doanh nghiệp Toàn cầu ngày càng chú trọng tới các hoạt động phát triển bền vững, trong đó có việc áp dụng tiêu chuẩn ESG (Môi trường – Xã hội – Quản trị) và Việt Nam cũng không nằm ngoài xu hướng đó. Hãy cùng KNA CERT tìm hiểu bức tranh tổng quan về việc áp dụng ESG trong các doanh nghiệp tại Việt Nam hiện nay.

* Các thông tin trong bài viết trích dẫn từ "Báo cáo về Mức độ sẵn sàng thực hành ESG tại Việt Nam năm 2022" do PwC Việt Nam và Viện Thành viên HĐQT Việt Nam (VIOD) phối hợp thực hiện.

→ Xem thêm ESG là gì? Các tiêu chí ESG doanh nghiệp không thể bỏ qua 

Việt Nam hướng tới thực hành ESG

1. Chính phủ cam kết mạnh mẽ

Các tiêu chí ESG được quan tâm rộng rãi tại Việt Nam trong những năm gần đây. Kết quả này phần lớn nhờ vào sự nỗ lực của Chính phủ Việt Nam trong việc thúc đẩy thực hành các thông lệ liên quan đến bộ tiêu chuẩn ESG cùng với nhu cầu gia tăng của các nhà đầu tư về đầu tư và phát triển bền vững.

Tại Hội nghị thượng đỉnh về Biến đổi khí hậu của Liên Hợp Quốc năm 2021 (COP26), Việt Nam đã để lại dấu ấn quan trọng khi Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính công bố loạt cam kết về ứng phó với biến đổi khí hậu. Điều này sẽ có tác động đáng kể đối với quá trình chuyển dịch năng lượng quốc gia sang trung hòa carbon, đồng thời cũng đòi hỏi việc tái cơ cấu toàn bộ nền kinh tế. 

Không những vậy, Chính phủ Việt Nam cũng thể hiện các nỗ lực bao quát toàn bộ ba khía cạnh ESG (Môi trường – Xã hội – Quản trị doanh nghiệp). Nhờ tiên phong trong việc đưa ra các chính sách và quy định liên quan, Chính phủ Việt Nam có thể khuyến khích các doanh nghiệp đảm nhận vai trò to lớn hơn trong việc đạt được các cam kết quốc gia liên quan đến mục tiêu ESG.

2. Các cơ sở pháp lý liên quan đến các khía cạnh ESG

a) Về khía cạnh Môi trường (Environment)

  • Quy hoạch Năng lượng 8 (PDP84) - đang hoàn thiện, trong đó bao gồm mục tiêu loại bỏ dần điện than
  • Nghị định về giảm phát thải khí nhà kính và bảo vệ tầng ozone, lộ trình ban đầu cho thị trường carbon trong nước
  • Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050
  • Quy định về Trách nhiệm Mở rộng của Nhà sản xuất (EPR)
  • Chiến lược quốc gia về biến đổi khí hậu đến năm 2050
  • Phê duyệt đề án phát triển nền kinh tế tuần hoàn
  • Chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050
  • Luật và thông tư hướng dẫn bảo vệ môi trường

b) Về khía cạnh Xã hội (Social)

  • Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (2011) và Dự thảo Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (sửa đổi – 2023)
  • Bộ luật Lao động (2019)
  • Dự thảo Nghị định Bảo vẹ dữ liệu cá nhân
  • Luật Ngân hàng / Các định chế tài chính

c) Về khía cạnh Quản trị (Governance)

  • Ngân hàng nhà nước soạn thảo thông tư Hướng dẫn10 thực hiện quản lý rủi ro về môi trường.
  • Thành lập Ban chỉ đạo thực hiện cam kết COP26
  • Luật Chứng khoán (2019) và Nghị định 155/ND-CP20 hướng dẫn Luật chứng khoán
  • Bộ Tài Chính đặt ra một số hướng dẫn về việc công bố thông tin trên thị trường chứng khoán (bao gồm cả các khía cạnh liên quan đến ESG)
  • HOSE công bố Chỉ số Phát triển Bền vững (VNSI21 - 2017)
  • Bộ Nguyên tắc Quản trị công ty theo thông lệ tốt nhất (2019) 
  • Luật Doanh nghiệp (2020) 
  • Luật Đầu tư (năm 2020) không cho gia hạn thực hiện dự án đầu tư sử dụng công nghệ lạc hậu
  • •    …

* Lưu ý: Danh sách liệt kê trên chưa hoàn toàn đầy đủ.

Nhận ngay khóa học tiêu chuẩnMIỄN PHÍ

Tổng quan về ESG tại Việt Nam

PwC Việt Nam và Viện Thành viên HĐQT Việt Nam (VIOD) đã phối hợp thực hiện một cuộc khảo sát 234 đại diện doanh nghiệp từ tháng 5 đến tháng 8/2022 để tìm hiểu cách thức các doanh nghiệp tại Việt Nam tiếp cận và xử lý (trên thực tế) các vấn đề liên quan đến ESG. Họ đang ở đâu trên hành trình thực hành ESG? Suy nghĩ và cảm nhận của các doanh nghiệp tại Việt Nam về ESG, mức độ cấp thiết của tăng trưởng xanh ra sao? Cần những hỗ trợ gì để thúc đẩy việc thực hành ESG? Đây là những nội dung được đề cập trong báo cáo đầu tiên về Mức độ sẵn sàng thực hành ESG tại Việt Nam năm 2022.

Dưới đây là các kết quả chính từ Báo cáo:

1. Mức độ cam kết thực hành ESG cao

a) Các doanh nghiệp tại Việt Nam đã đưa ra cam kết hoặc đã có kế hoạch cam kết ESG

80% doanh nghiệp đã đặt ra cam kết / đang lên kế hoạch sớm thực hành ESG trong 2-4 năm tới.

Khi nghiên cứu sâu hơn theo các loại hình doanh nghiệp, cho ra các con số sau:

  • 57% các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đã xây dựng các cam kết rõ ràng về ESG. Kết quả cao này cũng dễ hiểu vì phần lớn các nhà đầu tư FDI sẽ có thể phải tuân thủ chính sách của công ty mẹ ở nước ngoài, nơi có xu hướng phát triển ESG nhanh hơn Việt Nam. 
  • Hơn một nửa (58%) cho biết họ có kế hoạch cam kết ESG trong tương lai gần. 
  • 40% doanh nghiệp tư nhân/gia đình được khảo sát cho biết họ đã đặt ra các cam kết ESG

b) Người tiêu dùng, người lao động và nhà đầu tưlà nhân tố thúc đẩy ESG

82% người tham gia khảo sát từ các ngành khác nhau chọn hình ảnh thương hiệu và danh tiếng là lý do hàng đầu thúc đẩy doanh nghiệp theo đuổi ESG, và duy trì tính cạnh tranh là lý do thứ hai (68%). Những yếu tố khác bao gồm giữ chân người lao động và thu hút nhân tài, và cuối cùng nhưng không kém phần quan trọng là áp lực từ nhà đầu tư, cổ đông và Chính phủ.

c) Quản trị là khía cạnh ưu tiên nhất trong chiến lược ESG của các doanh nghiệp tại Việt Nam

62% xếp Quản trị (G) là ưu tiên hàng đầu trong chương trình triển khai. Trong khi đó, các yếu tố Môi trường (E) và Xã hội (S) xếp sau với tỷ lệ lần lượt là 22% và 16%.

2. Rút ngắn khoảng cách từ cam kết đến thực hành

a) Cần tiến hành các bước cụ thể để hiện thực hóa các cam kết ESG

Hầu hết các doanh nghiệp ở Việt Nam chỉ mới bắt đầu hành trình ESG

b) Đánh giá chương trình ESG tại Việt Nam

  • Nhận định #1: Các doanh nghiệp tại Việt Nam đã nhận thấy giá trị của việc triển khai chương trình ESG.
  • Nhận định #2: Các doanh nghiệp có thể gặp khó khăn để đạt được các mục tiêu ESG nếu thiếu khung quản trị mạnh mẽ.
  • Nhận định #3: Các doanh nghiệp vẫn chưa phát huy hết năng lực của đội ngũ lãnh đạo cấp cao để thúc đẩy thực hiện các cam kết ESG.
  • Nhận định #4: Các doanh nghiệp cần xác định mục tiêu lẫn chỉ số ESG để tạo ra kết quả mong muốn.
  • Nhận định #5: Dữ liệu là rào cản chính đối với các doanh nghiệp hoạt động tại Việt Nam.
  • Nhận định #6: Sự cần thiết trong việc hướng dẫn thực hiện báo cáo ESG từ phía Chính phủ
  • Nhận định #7: Các công ty tại Việt Nam đang đi sau các công ty trên toàn cầu trong việc đảm bảo tính độc lập của báo cáo ESG

3. Thúc đẩy thực hành ESG

a) Cần trang bị kiến thức cho các doanh nghiệp

61% các công ty chưa đặt cam kết ESG cho rằng thiếu kiến thức là rào cản chính. Kết quả này cho thấy cần thiết phải tiến hành các cuộc đối thoại tích cực (chủ động) giữa chính phủ Việt Nam và nhóm DNVVN vốn đang gặp phải thách thức này.

b) Cần ban hành thêm hướng dẫn và chính sách về ESG

Hơn một nửa doanh nghiệp (67%) thừa nhận họ gặp khó khăn do thiếu các quy định minh bạch. Cần những hướng dẫn rõ ràng, lộ trình tổng thể cho quốc gia và một sân chơi bình đẳng cho các ngành nhằm hỗ trợ doanh nghiệp thúc đẩy các chiến lược ESG.
Mặc dù chính phủ đã có nhiều bước tiến trong việc phát triển năng lượng xanh, bảo vệ môi trường, quản trị doanh nghiệp và giải quyết các vấn đề xã hội, song vẫn còn nhiều vấn đề cần phải làm. Điển hình là nhiều đơn vị đang trông đợi các nhà hoạch định chính sách và quản lý của Việt Nam làm rõ các quy tắc tài chính xanh và các lĩnh vực mục tiêu của Quốc gia.

c) Cần nâng cao kỹ năng của ban lãnh đạo

Chỉ 29% doanh nghiệp tự tin về năng lực của Ban lãnh đạo về các vấn đề liên quan đến ESG. Cần phải nâng cao kỹ năng của các Ban lãnh đạo về các vấn đề ESG. Tuy nhiên, doanh nghiệp ở Việt Nam vẫn chưa ưu tiên đào tạo những nội dung cần thiết để gia tăng mức độ tự tin, am hiểu ESG.

Các doanh nghiệp ESG tại Việt Nam

1. Doanh nghiệp ESG là gì?

Doanh nghiệp ESG là các doanh nghiệp chú trọng vào việc tích hợp các nguyên tắc phát triển bền vững và trách nhiệm xã hội vào chiến lược kinh doanh của họ. Doanh nghiệp ESG thường xuyên thực hiện các biện pháp để giảm thiểu tác động tiêu cực của họ đối với môi trường và xã hội, đồng thời tăng cường quản trị nội bộ để đảm bảo tính minh bạch và trách nhiệm. Đối với nhiều nhà đầu tư và người tiêu dùng, việc tìm kiếm các doanh nghiệp ESG trở thành một yếu tố quan trọng trong quyết định đầu tư và mua sắm.

2. Những doanh nghiệp nào đã áp dụng ESG tại Việt Nam?

Hiện nay, có một số doanh nghiệp tại Việt Nam đã thực hiện và công bố các chiến lược ESG. Dưới đây là một số doanh nghiệp nổi vật

  • Tập đoàn VinGroup: Tập đoàn này, đặc biệt là Vingroup Joint Stock Company, là một trong những doanh nghiệp lớn tại Việt Nam, và đã công bố các nỗ lực về môi trường và xã hội, bao gồm các dự án về năng lượng sạch và chăm sóc sức khỏe.
  • Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam (Vinamilk): Vinamilk là một trong những doanh nghiệp lớn trong ngành sản xuất sữa tại Việt Nam và đã thực hiện nhiều hoạt động xã hội, bao gồm chăm sóc sức khỏe cộng đồng và chăm sóc môi trường.

→ Xem thêm Báo cáo ESG Vinamilk

  • Ngân hàng Thương mại Cổ phần Á Châu (ACB): Một số ngân hàng tại Việt Nam cũng đã bắt đầu tích hợp các nguyên tắc ESG trong hoạt động của họ để tăng cường quản trị và minh bạch.

Công ty Cổ phần FPT: Một trong những công ty công nghệ hàng đầu tại Việt Nam, đã có các hoạt động và chiến lược về bền vững và trách nhiệm xã hội. Công ty này có thể thực hiện nhiều hoạt động như giáo dục, hỗ trợ cộng đồng, và các sáng kiến về môi trường.

Tư vấn từ chuyên gia

Ngoài ra, ngày càng có nhiều doanh nghiệp xây dựng mô hình ESG trong hoạt động kinh doanh của mình. Để biết thêm thông tin chi tiết về các quy định ESG tại Việt Nam, Quý Doanh Nghiệp vui lòng liên hệ với KNA CERT theo số Hotline: 0968.038.122 hoặc Email: salesmanager@knacert.com để được hỗ trợ sớm nhất. 

Tin Mới Nhất

KNA CERT thông báo nghỉ Lễ Quốc Khánh 2-9-2024

28-08-2024

KNA CERT thông báo nghỉ Lễ Quốc Khánh 2-9-2024

Chào mừng kỷ niệm 79 năm Ngày Quốc khánh nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam (2/9/1945 - 2/9/2024). KNA CERT xin thông báo lịch nghỉ lễ của Công Ty

Duy trì ISO 9001:2015 như thế nào? Phương pháp duy trì ISO 9001 hiệu quả

20-08-2024

Duy trì ISO 9001:2015 như thế nào? Phương pháp duy trì ISO 9001 hiệu quả

Duy trì Hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001:2015 hiệu quả là một quá trình liên tục, đòi hỏi sự cam kết từ toàn bộ doanh nghiệp. Nếu như để được chứng nhận ISO 9001 là một quá trình...

Thời hạn hết hiệu lực của ISO 9001:2015 là lúc nào? Khi nào ISO sẽ ban hành phiên bản mới?

20-08-2024

Thời hạn hết hiệu lực của ISO 9001:2015 là lúc nào? Khi nào ISO sẽ ban hành phiên bản mới?

Trước câu hỏi “Thời hạn hết hiệu lực của ISO 9001:2015 là khi nào?” nhiều người sẽ nhầm lẫn với thời gian hết hiệu lực của chứng nhận ISO 9001:2015. Tuy nhiên hai khái niệm về thời hạn hiệu lực...

Workshop

19-08-2024

Workshop "Thực hành kiểm kê khí nhà kính theo tiêu chuẩn ISO 14064-1 cho ngành thực phẩm"

THƯ MỜI THAM DỰ HỘI THẢO "Thực hành kiểm kê khí nhà kính theo tiêu chuẩn ISO 14064-1 cho ngành thực phẩm" Khí nhà kính hiện đang là nguyên nhân làm gia tăng sự 

Chứng chỉ ISO 9001 là gì? Mẫu giấy chứng nhận chuẩn & Lợi ích khi sở hữu

14-08-2024

Chứng chỉ ISO 9001 là gì? Mẫu giấy chứng nhận chuẩn & Lợi ích khi sở hữu

Chứng chỉ ISO 9001 là bằng chứng chứng mình hệ thống quản lý chất lượng của một tổ chức phù hợp theo tiêu chuẩn Quốc tế. Vậy chứng chỉ ISO 9001 là gì và công ty nào cung cấp chứng...

Điều khoản 9.2 ISO 14001: Đánh giá nội bộ EMS (Các yêu cầu chính)

13-08-2024

Điều khoản 9.2 ISO 14001: Đánh giá nội bộ EMS (Các yêu cầu chính)

Điều khoản 9.2 trong ISO 14001:2015 yêu cầu tổ chức phải tiến hành đánh giá nội bộ để kiểm tra hiệu quả của Hệ thống quản lý môi trường (EMS). Hãy tìm hiểu các yêu cầu chính mà Điều khoản...

KNA đồng hành cùng bạn trên chặng đường vươn xa phía trước
Cùng phát triển bền vững & thịnh vượng

back to top
mesenger zalo
phone
0968.038.122
TẢI BẢNG GIÁ