Cùng doanh nghiệp vươn tầm quốc tế
nâng vị thế thương hiệu
quốc gia

MENU
KNA Cert - Quality Innovation

FQA: Câu hỏi về Cơ chế điều chỉnh biên giới Carbon (CBAM)

Cơ chế điều chỉnh biên giới carbon (CBAM) là thuế biên giới carbon đầu tiên trên Thế giới, do Liên minh Châu Âu (EU) tạo ra, với mục đích giảm lượng khí thải Carbon. Trong bài viết này, KNA CERT sẽ giả đáp các câu hỏi thường gặp về Cơ chế CBAM.

Câu hỏi 1: CBAM có phải là một loại thuế không?

Trả lời: CBAM không phải là thuế carbon chính thức. Tuy nhiên, từ năm 2026, nó sẽ hoạt động theo cách tương tự như thuế carbon, bằng cách yêu cầu các công ty thực hiện thanh toán tài chính (hoặc 'điều chỉnh') theo lượng khí nhà kính (GHG) có trong các sản phẩm nhôm, thép, phân bón, năng lượng điện, hydro và xi măng nhập khẩu của họ. Các nhà nhập khẩu sẽ báo cáo lượng khí thải này, sau đó mua và nộp chứng chỉ CBAM với cùng chi phí cho mỗi tấn carbon dioxide tương đương với giá carbon trung bình của EU ETS (Hệ thống Thương mại Khí thải Liên minh Châu Âu) trong tuần qua.

Câu hỏi 2: Quy định CBAM đã được thông qua chưa?

Trả lời: Quy định CBAM đã được chính thức thông qua và có hiệu lực. Quy định này được công bố trên Công báo của EU vào ngày 16/05/2023. Giai đoạn chuyển tiếp sẽ bắt đầu vào ngày 01/10/2023 và hệ thống vĩnh viễn có hiệu lực vào ngày 01/01/2026.

Câu hỏi 3: Cơ chế CBAM của EU bao gồm những lĩnh vực nào và tại sao chúng được chọn?

Trả lời: CBAM ban đầu áp dụng cho hàng nhập khẩu trong các lĩnh vực sau:

  • Xi măng
  • Sắt và Thép
  • Nhôm
  • Phân bón
  • Hydro
  • Điện

Những lĩnh vực này được lựa chọn theo các tiêu chí cụ thể, trong đó quan trong nhất là dựa vào mức độ rủi ro rò rỉ Carbon cao và cường độ phát thải cao của các ngành nghề, sản phẩm, hàng hóa. Trong tương lai, cơ chế CBAM có thể được mở rộng sang các lĩnh vực khác của ETS.

Câu hỏi 4: Sự khác biệt giữa EU ETS và CBAM là gì?

Trả lời: Hệ thống giao dịch khí thải của EU (ETS) đặt ra mức giới hạn về lượng khí thải nhà kính (GHG) có thể thải ra từ các cơ sở công nghiệp trong một số lĩnh vực nhất định trong EU. Các hạn mức được mua trên thị trường giao dịch ETS.

CBAM bổ sung cho EU ETS bằng cách bao gồm hàng hóa nhập khẩu từ bên ngoài EU. Khi được đưa vào áp dụng hoàn toàn, CBAM sẽ kiểm soát hơn một nửa lượng khí thải trong các lĩnh vực được ETS quy định. Không giống như ETS, sẽ không có hệ thống 'giới hạn và giao dịch' theo CBAM.

Giá chứng chỉ CBAM sẽ phản ánh giá EU ETS (trung bình hàng tuần).

Câu hỏi 5: Những quốc gia thứ ba nào nằm trong phạm vi của CBAM?

Trả lời: Về nguyên tắc, hàng hóa nhập khẩu từ tất cả các quốc gia ngoài EU đều nằm trong phạm vi kiểm soát của CBAM. Tuy nhiên, một số quốc gia thứ ba tham gia EU ETS hoặc có hệ thống giao dịch phát thải liên kết với hệ thống này sẽ bị loại khỏi CBAM. Do đó, sẽ không cần trả thuế carbon hai lần cho cùng một sản phẩm. Trường hợp này áp dụng cho những thành viên của Khu vực Kinh tế Châu Âu (EEA) và Thụy Sĩ.

CBAM áp dụng cho điện được tạo ra và nhập khẩu từ các quốc gia thứ ba, bao gồm cả những quốc gia muốn tích hợp thị trường điện của họ với EU. Nếu các thị trường điện đó được tích hợp đầy đủ và và một số nghĩa vụ/cam kết nghiêm ngặt được thực hiện, các quốc gia liên quan có thể được miễn khai báo CBAM. Nếu đúng như vậy, EU sẽ xem xét lại mọi miễn trừ vào năm 2030, tại thời điểm đấy, các đối tác đó phải đưa ra các biện pháp khử cacbon mà họ đã cam kết và một hệ thống giao dịch phát thải tương đương với EU.

Câu hỏi 6: Điều gì xảy ra trong thời gian chuyển tiếp của CBAM?

Trả lời: Trong thời gian chuyển tiếp, bắt đầu từ ngày 01/10/2023 và kết thúc vào cuối năm 2025, người khai báo (có thể là người nhập khẩu hoặc đại diện hải quan gián tiếp) phải báo cáo vào cuối mỗi quý lượng khí thải từ hàng hóa CBAM nhập khẩu vào EU theo quý. Tuy nhiên sẽ không cần phải trả bất kỳ khoản phí nào liên quan tới thuế Carbon trong thời kỳ này.

Người khai báo phải liên hệ với cơ quan có thẩm quyền quốc gia (NCA) tại quốc gia nơi họ thành lập để được tiếp cận Sổ đăng ký chuyển tiếp CBAM. Sổ đăng ký này sẽ được sử dụng để nộp báo cáo CBAM theo quý.

Câu hỏi 7: Cơ quan có thẩm quyền quốc gia (NCA) là gì?

Trả lời: Mỗi quốc gia thành viên EU đã chỉ định một cơ quan có thẩm quyền quốc gia (NCA - National Competent Authority) để thực hiện các chức năng và nhiệm vụ tại Quy định (EU) 2023/956. NCA có trách nhiệm kiểm tra chất lượng báo cáo hàng quý của CBAM (với sự hỗ trợ của Ủy ban Châu Âu) và tham gia, khi cần thiết, vào cuộc đối thoại với những người khai báo. NCA đảm bảo tuân thủ các quy tắc của CBAM và họ có thể áp dụng các hình phạt đối với những hành vi vi phạm. Cuối cùng, từ năm 2025 trở đi, trong thời gian xác định, NCA sẽ cấp quy chế 'người khai báo CBAM được ủy quyền'.

Danh sách NCA được công bố và liên tục cập nhật trên trang web CBAM chuyên dụng của Ủy ban Châu Âu: Cơ chế điều chỉnh biên giới Carbon (europa.eu). NCA có thẩm quyền là NCA của quốc gia thành viên thành lập người khai báo báo cáo.

Câu hỏi 8: Có hình phạt nào cho hành vi không tuân thủ Quy định CBAM không?

Trả lời: Có. Việc báo cáo phát thải ẩn trong hàng hóa CBAM từ ngày 01/10/2023 là bắt buộc. Người khai báo có thể phải chịu hình phạt từ 10 đến 50 EUR cho mỗi tấn phát thải không báo cáo.

Trong trường hợp báo cáo CBAM bị thiếu, không chính xác hoặc không đầy đủ, NCA có thể khởi xướng quy trình sửa lỗi để người khai báo sửa chữa các lỗi tiềm ẩn.

NCA sẽ áp dụng hình phạt trong trường hợp:

  • người khai báo không thực hiện các bước cần thiết để tuân thủ nghĩa vụ nộp báo cáo CBAM
  • hoặc b) khi báo cáo CBAM không chính xác hoặc không đầy đủ và người khai báo không thực hiện các bước cần thiết để sửa báo cáo CBAM sau khi cơ quan có thẩm quyền khởi xướng quy trình sửa lỗi.

Câu hỏi 9: Nghĩa vụ báo cáo là gì? Cần nộp báo cáo CBAM trước thời gian nào?

Trả lời: Trong thời gian chuyển tiếp của CBAM, từ ngày 01/10/2023 đến ngày 31/12/2025, đơn vị nhập khẩu phải nộp báo cáo CBAM theo quý. Báo cáo này phải bao gồm thông tin về hàng hóa nhập khẩu trong quý trước và không được nộp muộn hơn một tháng sau khi kết thúc quý đó. Lịch báo cáo trong thời gian chuyển tiếp cụ thể như sau:

Kỳ báo cáo

Nộp báo cáp trước

Có thể sửa đổi báo cáo cho đến

2023: Tháng 10-Tháng 12

Ngày 31/01/2024

Ngày 31/07/2024

2024: Tháng 1-Tháng 3

Ngày 30/04/2024

Ngày 31/07/2024

2024: Tháng 4-Tháng 6

Ngày 31/07/2024

Ngày 30/08/2024

2024: Tháng 7-Tháng 9

Ngày 31/10/2024

Ngày 30/11/2024

2024: Tháng 10-Tháng 12

Ngày 31/01/2025

Ngày 28/02/2025

2025: Tháng 1-Tháng 3

Ngày 30/4/2025

Ngày 31/5/2025

2025: Tháng 4-Tháng 6

Ngày 31/07/2025

Ngày 31/8/2025

2025: Tháng 7-Tháng 9

Ngày 31/20/2025

Ngày 30/11/2025

2025: Tháng 10-Tháng 12

Ngày 31/01/2026

Ngày 28/2/2026

Báo cáo CBAM phải bao gồm thông tin được đề cập trong Điều 35 của Quy định (EU) 2023/956:

  • Tổng số lượng của từng loại hàng hóa CBAM;
  • Tổng lượng khí thải thực tế trong hàng hóa
  • Tổng lượng khí thải gián tiếp
  • Giá carbon phải trả tại quốc gia xuất xứ cho lượng khí thải được trong hàng hóa nhập khẩu (bao gồm cả các tiền chất có liên quan nếu có), có tính đến bất kỳ khoản hoàn tiền hoặc hình thức bồi thường nào khác có sẵn.

Câu hỏi 10: Mỗi lĩnh vực CBAM cần báo cáo lượng khí thải nào?

Trả lời: Bảng sau đây cung cấp tổng quan về lượng khí thải và khí nhà kính cụ thể được đề cập và cách xác định lượng khí thải trực tiếp và gián tiếp cho từng ngành thuộc phạm vi CBAM. Các đặc điểm riêng của từng ngành đã được tính đến khi thiết kế các phương pháp báo cáo và tính toán lượng khí thải có trong các hàng hóa này trong khi phản ánh Hệ thống giao dịch khí thải của EU:

Vấn đề

Lĩnh vực thuộc quy định CBAM

Xi măng

Phân bón

Sắt/Thép

Nhôm

Hydro

Điện

Số liệu báo cáo

(Mỗi) tấn hàng

(Mỗi) MWh

Khí nhà kính có trong hàng hóa CBAM

Chỉ có CO2

CO2 (cộng với nitơ oxit cho một số loại phân bón)

Chỉ có CO2

CO2 (cộng với Perfluorocarbons -PFC) cho một số hàng hóa bằng nhôm

Chỉ có CO2

Chỉ có CO2

Phạm vi phát thải trong giai đoạn chuyển tiếp

Trực tiếp và gián tiếp

Chỉ trực tiếp

Phạm vi phát thải trong giai đoạn xác định

Trực tiếp và gián tiếp

Chỉ trực tiếp, tùy thuộc vào việc xem xét

Chỉ trực tiếp

Xác định lượng phát thải trực tiếp

Dựa trên lượng khí thải thực tế, nhưng ước tính (bao gồm các giá trị mặc định) có thể được sử dụng cho tối đa 100% lượng khí thải nhúng trực tiếp cụ thể đối với hàng nhập khẩu cho đến ngày 30/06/2024 (tức là báo cáo CBAM phải nộp cho đến ngày 31/07/2024) và cho tối đa 20% tổng lượng khí thải nhúng cụ thể của hàng hóa phức hợp đối với hàng nhập khẩu cho đến ngày 31/12/2025

Dựa trên các giá trị mặc định, trừ khi đáp ứng một số điều kiện tích lũy

Xác định lượng phát thải gián tiếp

Dựa trên mức tiêu thụ điện thực tế và các hệ số phát thải mặc định đối với điện, trừ khi đáp ứng các điều kiện (tức là kết nối kỹ thuật trực tiếp hoặc thỏa thuận mua điện). Các ước tính (bao gồm các giá trị mặc định) có thể được sử dụng cho tối đa 100% lượng phát thải gián tiếp cụ thể đối với hàng nhập khẩu cho đến ngày 30/06/2024

Không áp dụng

Câu hỏi 11: Có nghĩa vụ xác minh trong giai đoạn chuyển tiếp không?

Trả lời: Không, việc xác minh báo cáo CBAM bởi một cơ quan độc lập bên ngoài sẽ chỉ bắt buộc từ năm 2026 để báo cáo dựa trên các giá trị thực tế. Luật thứ cấp cho giai đoạn xác định sẽ được ban hành trong những năm tới, trong đó sẽ xác định các quy tắc để xác minh lượng khí thải dựa trên dữ liệu được thu thập trong giai đoạn chuyển tiếp từ các nhà nhập khẩu EU.

Tư vấn từ chuyên gia

Trên đây là câu trả lời cho những câu hỏi thưởng gặp về Cơ chế điều chỉnh biên giới cacbon (CBAM) của Liên minh Châu Âu (EU). Nếu Qúy Doanh Nghiệp có những thắc mắc khác cần được giải đáp, vui lòng liên hệ với KNA CERT theo số Hotline: 0968.038.122 hoặc Email: salesmanager@knacert.com để được hỗ trợ.

Tin Mới Nhất

Các cấp trong HACCP là gì? Vai trò của cấp bậc trong doanh nghiệp thực phẩm

17-12-2024

Các cấp trong HACCP là gì? Vai trò của cấp bậc trong doanh nghiệp thực phẩm

HACCP là tiêu chuẩn được sử dụng phổ biến về Hệ thống phân tích mối nguy và điểm kiểm soát tới hạn. Để áp dụng thành công hệ thống HACCP thì doanh nghiệp cần phân chia rõ ràng các cấp...

Hướng dẫn trình tự xây dựng HACCP - Lấy ví dụ cho HACCP

16-12-2024

Hướng dẫn trình tự xây dựng HACCP - Lấy ví dụ cho HACCP

Tiêu chuẩn HACCP là tiêu chuẩn được sử dụng rộng rãi về Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm. Tuy nhiên, việc xây dựng và áp dụng thành công HACCP không phải là dễ dàng đối với nhiều doanh...

Hướng dẫn các bước rửa tay đúng HACCP

16-12-2024

Hướng dẫn các bước rửa tay đúng HACCP

Nhân sự tham gia vào quá trình sản xuất thực phẩm không rửa tay đúng cách là một trong những nguyên nhân chính khiến sản phẩm bị ô nhiễm, gây thiệt hại lớn cho doanh nghiệp cả về chi phí...

Doanh nghiệp có HACCP thì có cần HALAL không?

16-12-2024

Doanh nghiệp có HACCP thì có cần HALAL không?

Tiêu chuẩn HALAL là một tiêu chuẩn thực phẩm phổ biến, đặc biệt là với những thị trường có nhiều người Hồi Giáo sinh sống. Ngoài tiêu chuẩn này thì HACCP cũng là một tiêu chuẩn về an toàn thực...

Tiêu chuẩn HACCP có phải là ORGANIC không?

16-12-2024

Tiêu chuẩn HACCP có phải là ORGANIC không?

Cả hai tiêu chuẩn HACCP và ORGANIC đều là những tiêu chuẩn liên quan đến chất lượng và an toàn thực phẩm. Hiện nay, nhiều doanh nghiệp thắc mắc liệu rằng “HACCP có phải là ORGANIC không?’’ và chúng khác...

Làm ISO 22000 có cần làm HACCP không? Tích hợp ISO 22000 và HACCP

16-12-2024

Làm ISO 22000 có cần làm HACCP không? Tích hợp ISO 22000 và HACCP

Cả hai tiêu chuẩn ISO 22000 và HACCP đều là những tiêu chuẩn quốc tế phổ biến về hệ thống quản lý an toàn thực phẩm. Tiêu chuẩn ISO 22000 ra đời sau tiêu chuẩn HACCP và lấy các nguyên...

KNA đồng hành cùng bạn trên chặng đường vươn xa phía trước
Cùng phát triển bền vững & thịnh vượng

back to top
mesenger zalo
phone
0968.038.122
TẢI BẢNG GIÁ