Hệ thống OHS là gì? Hệ thống quản lý an toàn sức khỏe nghề nghiệp
Hệ thống quản lý an toàn sức khỏe nghề nghiệp (OHSMS - Occupational Health and Safety Management System) là một trong những hệ thống tiên tiến được sử dụng phổ biến nhất hiện nay để xây dựng môi trường làm việc an toàn, lành mạnh. Trong bài viết này hãy cùng KNA CERT tìm hiểu chi tiết Hệ thống OHS là gì và cách để làm nên thành công của OHSMS trong doanh nghiệp.
OHS là gì?
OHS là viết tắt của cụm từ tiếng Anh "Occupational Health and Safety" dịch sang tiếng Việt là "An toàn và sức khỏe nghề nghiệp", "An toàn lao động" hoặc "An toàn vệ sinh lao động". OHS là một thuật ngữ đề cập đến việc đảm bảo môi trường làm việc an toàn, không gây hại cho sức khỏe của nhân viên. Sức khỏe ở đây bao gồm cả thể chất và tinh thần. Để đảm bảo OHS cần tính đến việc áp dụng các biện pháp phòng ngừa, giảm thiểu nguy cơ, rủi ro và đảm bảo tuân thủ các quy định liên quan đến sức khỏe và an toàn trong quá trình lao động.
OHS là gì ?
Tại sao cần áp dụng Hệ thống OHS?
Áp dụng Hệ thống OHS (Occupational Health and Safety Management System - OHSMS) là cần thiết vì nó mang lại nhiều lợi ích quan trọng cho cả tổ chức và người lao động. Dưới đây là một số lợi ích quan trọng lý giải tại sao cần áp dụng hệ thống OHS:
1. Bảo vệ sức khỏe và an toàn của người lao động
Đây chắc chắn là lợi ích đầu tiên mà các tổ chức có thể dễ dàng nhận thấy. Hệ thống OHS đảm bảo rằng môi trường làm việc là an toàn và không gây hại cho sức khỏe của người lao động. Hệ thống này giúp giảm nguy cơ tai nạn lao động và các vấn đề sức khỏe nghề nghiệp.
2. Tuân thủ pháp luật
Hiện nay, đa số các quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới đều ban hành các quy định và luật pháp về an toàn lao động mà các tổ chức/doanh nghiệp hoạt động tại đó phải tuân thủ. Việc áp dụng OHSMS giúp tổ chức đảm bảo tuân thủ các quy định này và tránh những khoản phạt hoặc trách nhiệm pháp lý do vi phạm
3. Giảm thiểu rủi ro và chi phí liên quan
Áp dụng Hệ thống OHSMS giúp tổ chức xác định và quản lý các rủi ro an toàn sức khỏe nghề nghiệp. Khi nguy cơ tai nạn và bệnh tật giảm đi, tổ chức có thể giảm thiểu các chi phí liên quan đến sự cố lao động, chẳng hạn như việc chi trả bồi thường và chăm sóc y tế cho nhân viên bị thương. Ngoài ra, nếu để xảy ra tai nạn lao động, các tổ chức còn có thể phải chi trả các khoản chi phí khác liên quan như bị xử phạt do vi phạm vi định pháp luật về an toàn lao động, chi phí xử lý truyền thông do hình ảnh công ty bị ảnh hưởng, ...
4. Tăng năng suất và hiệu quả làm việc
Môi trường làm việc an toàn và lành mạnh sẽ giúp tăng năng suất lao động và sự tập trung trong công việc. Khi người lao động cảm thấy an tâm hơn thì họ có thể làm việc tốt hơn. Điều này có thể tạo ra một văn hóa làm việc tích cực và vui vẻ.
Thực hiện OHS giúp tăng năng suất và hiệu quả làm việc
Một doanh nghiệp cung cấp các điều kiện làm việc an toàn cũng dễ thu hút nhân tài mới và giữ chân nhân sự cũ. Việc có được một đội ngũ cán bộ công nhân viên chất lượng, lành nghề và trung thành với tổ chức là nguồn lực nội tại mạnh mẽ đưa doanh nghiệp phát triển trong tương lai.
5. Nâng cao uy tín và danh tiếng của tổ chức
Các vụ tai nạn lao động hoặc vi phạm quy định về an toàn vệ sinh lao động có thể gây tổn hại nghiêm trọng đến danh tiếng của tổ chức. Áp dụng Hệ thống OHS có thể giúp bảo vệ thương hiệu và danh tiếng của tổ chức trước mắt công chúng và cơ quan quản lý.
6. Thu hút Khách hàng và Đối tác
Các tổ chức xây dựng Hệ thống OHS tốt thường có uy tín cao hơn trong cộng đồng và trên thị trường. Điều này có thể giúp thu hút khách hàng và đối tác kinh doanh - những người coi trọng các giá trị trách nhiệm xã hội và phát triển bền vững.
→ Trên đây chỉ là một số lý do chính giải thích tại sao doanh nghiệp cần áp dụng Hệ thống OHS. Các tổ chức có thể khám phá ra nhiều lợi ích hơn nữa trong quá trình xây dựng Hệ thống OHSMS.
Các yếu tố của OHSMS trong doanh nghiệp
Hệ thống quản lý An toàn và Sức khỏe nghề nghiệp (OHSMS - Occupational Health and Safety Management System) là một phần quan trọng của môi trường làm việc an toàn và lành mạnh trong doanh nghiệp. OHSMS giúp tổ chức xây dựng và duy trì các quy trình và tiêu chuẩn để đảm bảo an toàn và sức khỏe cho nhân viên trong quá trình làm việc. Dưới đây là một số yếu tố quan trọng của OHSMS:
1. Cơ cấu tổ chức
- Lãnh đạo cam kết: Sự cam kết và hỗ trợ từ lãnh đạo cấp cao là quan trọng để đảm bảo rằng Hệ thống OHSMS được thực thi một cách hiệu quả. Lãnh đạo cần đưa ra tuyên bố rõ ràng về tầm quan trọng của an toàn sức khỏe nghề nghiệp và tạo điều kiện về nguồn lực để xây dựng hệ thống
- Bộ phận OHS: Doanh nghiệp cần thành lập một bộ phận hoặc nhóm làm việc chuyên trách về an toàn và sức khỏe nghề nghiệp để quản lý và thực hiện OHSMS.
- Trách nhiệm và quyền hạn: Ngoài bộ phận chuyên trách, các phòng ban và nhân sự cũng đóng góp không nhỏ vào sự thành công của OHSMS. Vì vậy cần có sự phân công vai trò, trách nhiệm, quyền hạn một cách cụ thể, phù hợp với chức năng của từng phòng ban và năng lực của mỗi cá nhân.
2. Nội quy
- Chính sách OHS: Doanh nghiệp nên có một chính sách OHS rõ ràng và được công bố rộng rãi trong toàn tổ chức, trong đó thể hiện cam kết của tổ chức đối với an toàn và sức khỏe nghề nghiệp.
- Quy tắc và quy định: Các quy tắc và quy định về an toàn và sức khỏe nghề nghiệp cần được thiết lập và tuân thủ. Điều này bao gồm việc xác định các quy định an toàn và sức khỏe cụ thể áp dụng cho từng loại công việc và từng địa điểm.
- Đào tạo và giáo dục: Nội quy OHS cũng nên bao gồm các yêu cầu về đào tạo và giáo dục cho nhân viên về an toàn và sức khỏe nghề nghiệp.
3. Quy trình
- Xác định nguy cơ và rủi ro: Doanh nghiệp cần xác định và đánh giá các nguy cơ và rủi ro về an toàn và sức khỏe nghề nghiệp trong môi trường làm việc của họ.
- Thực hiện biện pháp kiểm soát: Sau khi xác định rủi ro, cần thiết lập các biện pháp kiểm soát để giảm thiểu hoặc loại bỏ chúng.
- Báo cáo sự cố: Doanh nghiệp nên có quy trình để ghi nhận, báo cáo và điều tra sự cố liên quan đến an toàn và sức khỏe nghề nghiệp.
4. Hệ thống giám sát
- Kiểm tra và đánh giá: Để đảm bảo hiệu quả của OHSMS, doanh nghiệp cần có quy trình kiểm tra và đánh giá định kỳ về việc tuân thủ các quy tắc và tiêu chuẩn an toàn.
- Phản hồi và cải thiện: Dựa trên kết quả kiểm tra và đánh giá, doanh nghiệp cần phản hồi và cải thiện liên tục hệ thống OHSMS của họ để nâng cao hiệu suất an toàn và sức khỏe nghề nghiệp.
Làm sao để có một Hệ thống OHS hiệu quả?
Việc triển khai Hệ thống quản lý an toàn và sức khỏe nghề nghiệp (OHSMS) là rất quan trọng đối với bất kỳ tổ chức nào muốn cải thiện sự an toàn, đảm bảo sức khỏe và hạnh phúc của lực lượng lao động. Dưới đây là hướng dẫn từng bước về cách để có một Hệ thống OHS hiệu quả:
Bước 1: Cam kết của ban quản lý
Bước đầu tiên trong việc triển khai Hệ thống OHS là đạt được cam kết từ ban lãnh đạo cấp cao. Những người đứng đầu của tổ chức phải hiểu giá trị của OHSMS và sẵn sàng cung cấp các tài nguyên cũng như nguồn lực cần thiết để xây dựng hệ thống.
Bước 2: Thiết lập chính sách an toàn sức khỏe nghề nghiệp
Xây dựng chính sách an toàn lao động thể hiện cam kết của tổ chức về việc xây dựng môi trường làm việc an toàn, lành mạnh. Chính sách cần đề cập tới các mục tiêu và mục đích an toàn mà tổ chức theo đuổi. Sau khi thống nhất nội dung, chính sách OHS cần được truyền đạt tới tất cả nhân viên.
Bước 3: Xác định mối nguy hiểm và đánh giá rủi ro
Tiến hành xác định mối nguy hiểm và đánh giá rủi ro kỹ lưỡng tại nơi làm việc. Điều này sẽ giúp tổ chức hiểu điều gì có thể gây hại cho nhân viên của mình và bằng cách nào.
Bước 4: Thực hiện các quy trình và biện pháp kiểm soát an toàn
Dựa trên kết quả đánh giá rủi ro, hãy thực hiện các quy trình và biện pháp kiểm soát an toàn để giảm thiểu, hạn chế và ngăn ngừa những rủi ro đó. Chúng có thể bao gồm các quy tắc an toàn, quy trình vận hành tiêu chuẩn, sử dụng thiết bị bảo hộ cá nhân, …
Bước 5: Đào tạo và Giáo dục
Hướng dẫn nhân viên của mình về các quy trình an toàn, xác định mối nguy hiểm và những việc cần làm trong trường hợp khẩn cấp. Thường xuyên cập nhật và làm mới chương trình đào tạo này.
Để thực hiện OHS cần có sự đào tạo và giáo dục liên tục
Bước 6: Giao tiếp
Đảm bảo các kênh liên lạc hoạt động hiệu quả để phổ biến thông tin an toàn trong toàn tổ chức. Khuyến khích nhân viên báo cáo các mối nguy hiểm và điều kiện làm việc không an toàn để xử lý kịp thời
Bước 7: Giám sát và Đo lường
Thường xuyên theo dõi và đo lường hiệu quả của Hệ thống an toàn sức khỏe nghề nghiệp. Điều này có thể được thực hiện thông qua kiểm tra, đánh giá và điều tra nguyên nhân sự cố (nếu có).
Bước 8: Chuẩn bị và ứng phó với tình huống khẩn cấp
Có kế hoạch rõ ràng về những việc cần làm trong trường hợp khẩn cấp. Điều này nên bao gồm các thủ tục sơ tán, sơ cứu, phòng cháy chữa cháy, ...
Bước 9: Cải tiến liên tục
Thường xuyên xem xét và cập nhật OHSMS để đảm bảo hệ thống vẫn vận hành hiệu quả. Thực hiện những thay đổi cần thiết dựa trên bài học rút ra từ các sự cố, thay đổi trong hoạt động hoặc tiến bộ công nghệ.
Bước 10: Ghi chép tài liệu và lưu giữ hồ sơ
Các quá trình cần được ghi chép lại đầy đủ thông tin, đồng thời lưu giữ hồ sơ kỹ lưỡng về tất cả các bước trên. Điều này sẽ cung cấp bằng chứng về việc triển khai OHSMS của tổ chức và giúp tổ chức xác định các xu hướng cũng như khía cạnh cần cải thiện trong tương lai
→ Việc triển khai hệ thống OHSMS là một quá trình bao gồm cam kết cải tiến liên tục. Đây không phải là hoạt động diễn ra một lần mà là một phần cơ bản trong hoạt động của tổ chức, vì vậy cần được đưa vào văn hóa tổ chức.
Hệ thống quản lý an toàn sức khỏe nghề nghiệp ISO 45001
Tiêu chuẩn ISO 45001 là bộ tiêu chuẩn được sử dụng phổ biến nhất hiện nay để xây dựng Hệ thống quản lý chất lượng (OHSMS) đạt chuẩn. ISO 45001 hướng dẫn tổ chức thiết lập các nguyên tắc, chính sách, quy trình và thủ tục nhằm xây dựng môi trường làm việc an toàn, đảm bảo an toàn và sức khỏe cho người lao động, từ đó tăng cường hiệu suất làm việc và giảm rủi ro tai nạn lao động.
ISO 45001 ra đời vào ngày 12/3/2018 đã thay thế cho tiêu chuẩn OHSAS 18001. Theo đó, các doanh nghiệp đang áp dụng OHSAS 18001 cần phải chuyển đổi sang ISO 45001. thời gian chuyển đổi từ OHSAS 18001 sang ISO 45001 là 03 (ba) năm. Các tổ chức vẫn có thể được chứng nhận theo OHSAS 18001 hoặc giám sát theo tiêu chuẩn cũ cho đến ngày 12 tháng 03 năm 2021. Sau thời gian này, tất cả doanh nghiệp chứng nhận OHSAS cần phải thực hiện theo Tiêu chuẩn ISO 45001.
Dich vụ Chứng nhận ISO 45001 của KNA CERT
KNA cung cấp dịch vụ Chứng nhận ISO 45001 cho tất cả các tổ chức, doanh nghiệp trong mọi ngành nghề, lĩnh vực. Chứng chỉ ISO 45001 được cấp từ dịch vụ của Chúng Tôi được IAF công nhận Quốc tế, có giá trị Toàn cầu.
KNA cam kết về chất lượng dịch vụ:
- Quy trình làm việc Khoa học – Chuyên nghiệp
- Thủ tục tinh giản – Đảm bảo tiến độ
- Báo phí trọn gói từ A đến Z – Không phát sinh chi phí
- Hỗ trợ 24/7 – Tận tâm – Trách Nhiệm
- Chính sách hậu mãi siêu tốt – Kèm nhiều ưu đãi hấp dẫn
Nếu doanh nghiệp đang có nhu cầu xây dựng Hệ thống quản lý an toàn sức khỏe nghề nghiệp đạt chuẩn, vui lòng liên hệ với KNA CERT theo số Hotline: 0968.038.122 hoặc Email: salesmanager@knacert.com để được hỗ trợ sớm nhất!
Tin Mới Nhất
Tiêu chuẩn HACCP đặt ra những yêu cầu gì?
HACCP (Hazard Analysis and Critical Control Points) là hệ thống Phân tích mối nguy và Điểm kiểm soát tới hạn. Đây là một phương pháp hiệu quả giúp đảm bảo rằng các sản phẩm thực phẩm không gây hại cho...
12 bước xây dựng hệ thống HACCP cho sản phẩm sữa
Việc đảm bảo an toàn thực phẩm là yếu tố quan trọng trong ngành sản xuất sữa, đặc biệt là khi nhu cầu tiêu dùng ngày càng tăng cao. Để đáp ứng yêu cầu về chất lượng và an toàn...
Hướng dẫn áp dụng HACCP bếp ăn tập thể
Bếp ăn tập thể có công suất hoạt động rất lớn và lượng thức ăn cung cấp ra tất nhiều. Do vậy, vấn đề đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm rất được quan tâm. Việc áp dụng HACCP...
CCP & CP & PRP là gì trong HACCP? Mối liên hệ và Cách phân biệt
Trong quá trình xây dựng hệ thống phân tích mối nguy và điểm kiểm soát tới hạn (HACCP), doanh nghiệp sẽ bắt gặp các thuật ngữ CCP, CP, PRP. Vậy CCP CP PRP là gì trong HACCP? Mối quan hệ...
Mối tương quan HACCP & GMP & SSOP là gì? Phân biệt 3 tiêu chuẩn
Ba tiêu chuẩn HACCP, GMP và SSOP là những công cụ quan trọng, giúp kiểm soát chất lượng và đảm bảo sản phẩm an toàn cho người tiêu dùng. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ mối tương quan...
Quy trình HACCP với 7 bước thực hiện hiệu quả
HACCP (Hazard Analysis and Critical Control Points) là hệ thống quản lý an toàn thực phẩm được áp dụng rộng rãi trong ngành thực phẩm từ sản xuất, chế biến, phân phối thực phẩm và đồ uống. Để đảm bảo...