Cùng doanh nghiệp vươn tầm quốc tế
nâng vị thế thương hiệu
quốc gia

MENU
KNA Cert - Quality Innovation

Hướng dẫn chọn nghề theo tính cách

Bạn nghĩ rằng điều gì khiến bạn lựa chọn gắn bó lâu dài với một công việc nào đó? Do môi trường làm việc tốt? Do lợi ích tốt? Hay là do mối quan hệ thân thiết với đồng nghiệp ở công ty đó? Tất cả đều chính xác. Tuy nhiên, trên tất cả, sự phù hợp về tính cách mới là yếu tố quan trọng hàng đầu. Trong bài viết dưới đây, chúng ta sẽ đi sâu vào hướng dẫn chọn nghề theo tính cách và phương pháp giúp bạn khám phá tính cách của bản thân nhé.  

Tầm quan trọng của việc chọn nghề theo tính cách?

Ở nơi làm việc, tính cách của bạn sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến cách bạn tương tác, ứng xử với đồng nghiệp, cấp trên và khách hàng của mình. 

Khi chọn nghề theo tính cách, bạn sẽ tìm ra môi trường làm việc phù hợp với bản thân mình, có cơ hội gặp gỡ, tiếp xúc và làm việc với những cộng sự có tính cách tương đồng. Sự tương thích này sẽ tăng cường mối quan hệ và sự gắn kết của các thành viên trong nhóm, từ đó, hiệu suất chung của bộ phận cũng sẽ được cải thiện. 

Ngoài ra, tính cách còn có thể ảnh hưởng tới thu nhập, sự thăng tiến và mức độ hài lòng của bạn trong công việc (theo nghiên cứu của Truity Psychometrics LLC - công ty chuyên tạo ra các bài kiểm tra tính cách và nghề nghiệp trực tuyến nổi tiếng của Mỹ). Nếu bạn cảm thấy hài lòng về công việc mình đang làm, thái độ của bạn cũng sẽ trở nên tích cực hơn ở nơi làm việc, dẫn đến sự cống hiến cao hơn và do đó, khuyến khích bạn cải thiện kỹ năng hơn nữa.

Như vậy, sự phù hợp giữa tính cách với công việc không chỉ mang lại lợi ích cho người lao động mà còn ảnh hưởng tích cực đến công ty của họ. Tại sao lại như vậy? Khi sự hài lòng của nhân viên tăng lên, tỷ lệ nghỉ việc sẽ giảm đi. Công ty sẽ cắt giảm được một khoản chi phí liên quan đến việc tuyển dụng, thuê mướn và đào tạo nhân viên mới. 

Hướng dẫn chọn nghề theo tính cách

1. Với người hướng ngoại

Người hướng ngoại là người như thế nào? Theo nhà tâm lý học Carl Jung, người hướng ngoại là những người luôn cởi mở, tràn đầy sinh lực và yêu thích sự tương tác với mọi người xung quanh. Họ thường có mạng lưới quan hệ rộng lớn và có nhiều người quen. Họ còn có một đặc điểm khác là dễ dàng thích nghi với mọi tình huống.

Nhóm người này thích hợp với những công việc mà họ được giao tiếp với nhiều người, chẳng hạn như:

  • Hướng dẫn viên du lịch;
  • Nhân viên tư vấn;
  • Môi giới bất động sản;
  • Tiếp viên hàng không;
  • Ca sĩ, diễn viên;
  • Y tá;
  • Bác sĩ tâm lý;
  • Luật sư;
  • Chuyên gia nhân sự...

2. Với người hướng nội

Nhiều người lầm tưởng rằng người hướng nội là những người nhút nhát, ít nói, sợ xã hội và thích ở một mình. Điều này có thể đúng với một số, tuy nhiên vẫn còn nhiều dấu hiệu hơn thế nữa đối với kiểu tính cách này:

  • Cần yên tĩnh để tập trung;
  • Cảm thấy thoải mái khi ở một mình;
  • Cần nạp lại năng lượng sau khi ở nơi nhộn nhịp quá lâu;
  • Thích viết hơn là nói;
  • Cảm thấy mệt mỏi sau khoảng thời gian dài ở trong một đám đông;
  • Có ít bạn bè nhưng khi đã là bạn thì sẽ rất thân thiết...

Tóm lại, những người hướng nội nên lựa chọn các công việc mang tính độc lập, không yêu cầu tương tác và trao đổi quá nhiều, ví dụ như:

  • Nhà phát triển ứng dụng (Application Developer);
  • Designer;
  • Kiến trúc sư;
  • Họa sĩ;
  • Nhiếp ảnh;
  • Nhà nghiên cứu khoa học;
  • Nhà trị liệu;
  • Bác sĩ thú y;
  • Nhà văn...

Một số bài kiểm tra tính cách

Dưới đây là 2 loại bài test tính cách phổ biến có thể giúp bạn lựa chọn nghề nghiệp phù hợp theo tính cách.

1. MBTI

Đánh giá Myers-Briggs Type Indicator (MBTI) là một trong những công cụ giúp người dùng kiểm tra tính cách phổ biến nhất thế giới. 

Trắc nghiệm tính cách MBTI gồm 70-90 câu hỏi tùy phiên bản, mỗi câu hỏi có 2 sự lựa chọn hoặc đưa ra các mức độ phản ứng của bạn khi đối mặt với những tình huống được hỏi. Do số lượng câu hỏi khá nhiều nên thời gian làm bài test khá lâu, thường là khoảng 30 phút.

MBTI sử dụng phương pháp phân loại để cho ra kết quả tính cách. Việc phân loại này dựa vào 4 nhóm tiêu chí lưỡng phân:

  • Xu hướng tự nhiên (nhóm E/I): Hướng ngoại (Extrovert) hoặc Hướng nội (Introvert);
  • Nhận thức thế giới (nhóm S/N): Giác quan (Sensor) hoặc Trực giác (Intuitive);
  • Cách thức ra quyết định (nhóm T/F): Lý trí (Thinker) hoặc Tình cảm (Feeler);
  • Cách thức hành động (nhóm J/P): Nguyên tắc (Judger) hoặc Linh hoạt (Perceiver).
  • Kết quả cho ra sẽ thuộc 1 trong 16 nhóm tính cách sau: ISTJ, ISFJ, ISFP, ISTP, INFP, INFJ, INTJ, INTP, ENFJ, ENFP, ENTJ, ENTP, ESFJ, ESFP, ESTJ và ESTP.
  • Giả sử nhóm tính cách của bạn là ISFJ. Đây là sự kết hợp của: hướng nội, giác quan, tình cảm và nguyên tắc. 

2. EPI

Năm 1947, nhà tâm lý học Hans Jürgen Eysenck đã thực hiện một cuộc nghiên cứu, từ đó phân loại tính cách của con người, bao gồm: 

  1. Yếu tố hướng nội / hướng ngoại;
  2. Tính thần kinh – ổn định hay không ổn định về mặt cảm xúc.

Để đo hai yếu tố này, Eysenck đã thiết lập bảng câu hỏi EPI (Bảng kiểm kê nhân cách Eysenck). 

Bài test EPI gồm 57 câu hỏi, trong đó có 24 câu hỏi về yếu tố hướng nội/hướng ngoại, 24 câu hỏi khảo sát tính thần kinh và 9 câu hỏi kiểm tra độ tin cậy của các câu trả lời.
 

Kết quả được chia thành 4 kiểu tính cách: 

  • Người hướng ngoại ổn định: Là những người hoạt ngôn, nhạy bén, sôi nổi và có khả năng lãnh đạo;
  • Người hướng ngoại không ổn định: Là những người sôi nổi nhưng dễ xúc động, tính khí bốc đồng;
  • Người hướng nội ổn định: Là những người cẩn thận, điềm đạm, ít nói, giữ được bình tĩnh trong mọi tình huống và rất đáng tin cậy;
  • Người hướng nội không ổn định: Là những người trầm lặng, dè dặt nhưng tính khí thất thường và hay có suy nghĩ bi quan.

Sau khi hoàn thành xong 1 trong 2 bài kiểm tra tính cách nêu trên, bạn có thể hiểu rõ hơn về tính cách của mình. 

Hy vọng qua bài viết Hướng dẫn chọn nghề theo tính cách, bạn sẽ có những định hướng đúng đắn cho mình trong quá trình tìm việc. Truy cập website https://knacert.vn/ để đọc thêm những bài viết khác.
 

 

Tin Mới Nhất

KNA CERT thông báo nghỉ Lễ Quốc Khánh 2-9-2024

28-08-2024

KNA CERT thông báo nghỉ Lễ Quốc Khánh 2-9-2024

Chào mừng kỷ niệm 79 năm Ngày Quốc khánh nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam (2/9/1945 - 2/9/2024). KNA CERT xin thông báo lịch nghỉ lễ của Công Ty

Duy trì ISO 9001:2015 như thế nào? Phương pháp duy trì ISO 9001 hiệu quả

20-08-2024

Duy trì ISO 9001:2015 như thế nào? Phương pháp duy trì ISO 9001 hiệu quả

Duy trì Hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001:2015 hiệu quả là một quá trình liên tục, đòi hỏi sự cam kết từ toàn bộ doanh nghiệp. Nếu như để được chứng nhận ISO 9001 là một quá trình...

Thời hạn hết hiệu lực của ISO 9001:2015 là lúc nào? Khi nào ISO sẽ ban hành phiên bản mới?

20-08-2024

Thời hạn hết hiệu lực của ISO 9001:2015 là lúc nào? Khi nào ISO sẽ ban hành phiên bản mới?

Trước câu hỏi “Thời hạn hết hiệu lực của ISO 9001:2015 là khi nào?” nhiều người sẽ nhầm lẫn với thời gian hết hiệu lực của chứng nhận ISO 9001:2015. Tuy nhiên hai khái niệm về thời hạn hiệu lực...

Workshop

19-08-2024

Workshop "Thực hành kiểm kê khí nhà kính theo tiêu chuẩn ISO 14064-1 cho ngành thực phẩm"

THƯ MỜI THAM DỰ HỘI THẢO "Thực hành kiểm kê khí nhà kính theo tiêu chuẩn ISO 14064-1 cho ngành thực phẩm" Khí nhà kính hiện đang là nguyên nhân làm gia tăng sự 

Chứng chỉ ISO 9001 là gì? Mẫu giấy chứng nhận chuẩn & Lợi ích khi sở hữu

14-08-2024

Chứng chỉ ISO 9001 là gì? Mẫu giấy chứng nhận chuẩn & Lợi ích khi sở hữu

Chứng chỉ ISO 9001 là bằng chứng chứng mình hệ thống quản lý chất lượng của một tổ chức phù hợp theo tiêu chuẩn Quốc tế. Vậy chứng chỉ ISO 9001 là gì và công ty nào cung cấp chứng...

Điều khoản 9.2 ISO 14001: Đánh giá nội bộ EMS (Các yêu cầu chính)

13-08-2024

Điều khoản 9.2 ISO 14001: Đánh giá nội bộ EMS (Các yêu cầu chính)

Điều khoản 9.2 trong ISO 14001:2015 yêu cầu tổ chức phải tiến hành đánh giá nội bộ để kiểm tra hiệu quả của Hệ thống quản lý môi trường (EMS). Hãy tìm hiểu các yêu cầu chính mà Điều khoản...

KNA đồng hành cùng bạn trên chặng đường vươn xa phía trước
Cùng phát triển bền vững & thịnh vượng

back to top
mesenger zalo
phone
0968.038.122
TẢI BẢNG GIÁ