ISO 22003-1 là gì? Thông báo Cập nhật phiên bản mới ISO 22003-1:2022
KNA CERT thông báo chuyển đổi từ tiêu chuẩn ISO/TS 22003:2013 sang ISO 22003-1:2022. Việc chuyển đổi sẽ có tác động đến khách hàng làm chứng nhận hệ thống quản lý an toàn thực phẩm bao gồm các hoạt động chính: yêu cầu xác định thời gian đánh giá, yêu cầu lấy mẫu nhiều địa điểm, xác định phạm vi chứng nhận, những điều cần lưu ý khi được chứng nhận.
Chứng nhận hệ thống quản lý an toàn thực phẩm là gì?
Chứng nhận hệ thống quản lý an toàn thực phẩm là quá trình kiểm tra toàn diện, giúp đảm bảo rằng các doanh nghiệp trong ngành thực phẩm tuân thủ nghiêm ngặt các quy trình và tiêu chuẩn an toàn để bảo vệ sức khỏe cộng đồng. Quá trình này được thực hiện bởi các tổ chức độc lập, bên thứ ba được công nhận, nhằm đánh giá hệ thống quản lý an toàn thực phẩm của doanh nghiệp và đảm bảo các sản phẩm đạt yêu cầu vệ sinh.
Doanh nghiệp trong chuỗi cung ứng thực phẩm có thể mời các tổ chức đánh giá độc lập để tiến hành kiểm tra cơ sở của họ, nhằm đạt được các chứng nhận an toàn và chất lượng thực phẩm theo yêu cầu từ khách hàng hoặc đối tác. Những chứng nhận này đóng vai trò xác nhận cam kết của doanh nghiệp đối với an toàn thực phẩm, đảm bảo rằng các quy định và tiêu chuẩn từ các cơ quan chức năng được tuân thủ đầy đủ.
Tổ chức chứng nhận sẽ kiểm tra mức độ hiệu quả của hệ thống quản lý an toàn thực phẩm, xác định những điểm cần cải thiện và đưa ra khuyến nghị để doanh nghiệp khắc phục. Quy trình này giúp doanh nghiệp không chỉ duy trì sự phù hợp với tiêu chuẩn mà còn tối ưu hóa các biện pháp an toàn trong hoạt động sản xuất và phân phối.
Ngoài ra, chứng nhận hệ thống quản lý an toàn thực phẩm còn là công cụ quan trọng trong việc lựa chọn nhà cung cấp và giám sát tuân thủ nội bộ, giúp doanh nghiệp xây dựng lòng tin với người tiêu dùng. Việc đáp ứng các yêu cầu này không chỉ là trách nhiệm pháp lý mà còn củng cố uy tín và tạo dựng niềm tin của công chúng vào chất lượng của ngành thực phẩm.
Tiêu chuẩn ISO 22003-1 là gì?
ISO 22003-1 là một tiêu chuẩn quốc tế thiết lập các yêu cầu về quá trình đánh giá và chứng nhận hệ thống quản lý an toàn thực phẩm (FSMS) theo tiêu chuẩn ISO 22000 hoặc các yêu cầu an toàn thực phẩm tương đương khác. Tiêu chuẩn này giúp định hướng cho các tổ chức chứng nhận trong việc xây dựng quy trình đánh giá và cấp chứng nhận FSMS, đảm bảo quá trình này minh bạch và tuân thủ các tiêu chuẩn quốc tế.
Đối với các tổ chức chứng nhận, ISO 22003-1 đóng vai trò là tài liệu hướng dẫn chính thức, giúp họ hiểu rõ các tiêu chí cần đáp ứng để được công nhận trong việc chứng nhận FSMS. Ngoài ra, tiêu chuẩn này cũng đóng vai trò là tài liệu tham chiếu cho các cơ quan công nhận và các tổ chức thực hiện đánh giá ngang hàng nhằm đảm bảo năng lực của các tổ chức chứng nhận FSMS. Bằng cách áp dụng các yêu cầu của ISO 22003-1, các cơ quan công nhận có thể thẩm định và xác nhận chất lượng dịch vụ chứng nhận trong lĩnh vực an toàn thực phẩm, mang lại lợi ích và uy tín cho các doanh nghiệp trong chuỗi cung ứng thực phẩm.
ISO 22003-1 còn được các tập đoàn công nghiệp và cơ quan quản lý sử dụng như một tài liệu hỗ trợ cho quá trình giám sát hoặc công nhận trực tiếp các tổ chức chứng nhận, giúp họ hiểu rõ quy trình và tiêu chuẩn đánh giá an toàn thực phẩm một cách toàn diện và hiệu quả. Điều này không chỉ củng cố sự tin cậy vào quy trình chứng nhận FSMS mà còn giúp doanh nghiệp và khách hàng có thêm niềm tin vào chứng nhận an toàn thực phẩm của nhà cung cấp, nhờ vào tính minh bạch và tính nhất quán mà tiêu chuẩn mang lại.
Thông báo cập nhật tiêu chuẩn ISO 22003-1:2022 trong hoạt động đánh giá chứng nhận FSMS
Tháng 06/2022, tiêu chuẩn ISO 22003-1:2022 được ban hành và thay thế cho tiêu chuẩn ISO/TS 22003:2013. Ngày 30/08/2023, Diễn đàn Công nhận Quốc tế (IAF) đã ban hành quy định về thời gian chuyển đổi theo phiên bản mới trong tài liệu IAF MD27:2023.
Hiện tại, KNA CERT đã hoàn tất quá trình chuyển đổi theo tiêu chuẩn và các quy định nêu trên. Sự thay đổi này sẽ tác động tới các hoạt động của KNA CERT với các khách hàng đã, đang và sẽ chứng nhận hệ thống quản lý an toàn thực phẩm theo tiêu chuẩn ISO 22000 và HACCP, bao gồm các hoạt động chính: yêu cầu xác định thời gian đánh giá, yêu cầu lấy mẫu nhiều địa điểm, xác định phạm vi chứng nhận, những điều cần lưu ý khi được chứng nhận.
KNA CERT xin thông báo lộ trình áp dụng yêu cầu của ISO 22003-1:2022 đối với các quý khách hàng như sau: Đối với mọi khách hàng đăng ký chứng nhận hệ thống quản lý an toàn thực phẩm (ISO 22000:2018) hoặc hệ thống phân tích mối nguy và điểm kiểm soát tới hạn (HACCP/TCVN 5603:2023) sẽ được KNA CERT áp dụng đánh giá chứng nhận theo quy định tại tiêu chuẩn ISO 22003-1:2022.
KNA CERT trân trọng thông báo để quý đối tác, quý khách hàng và các bên liên quan được biết và thực hiện.
Mọi thắc mắc xin vui lòng với KNA CERT theo Hotline: 0968.038.122 hoặc Email: salesmanager@knacert.com để được hỗ trợ.
Tin Mới Nhất

Workshop "Lương và chính sách chế độ cho người lao động theo tiêu chuẩn trách nhiệm xã hội”
Thứ Sáu – Ngày 25/04/2025 (⏰ Từ 9:00–11:30 sáng), KNA CERT tổ chức Hội thảo trực tuyến Miễn phí với chủ đề “Lương và chính sách chế độ cho người lao động theo tiêu chuẩn trách nhiệm xã hội”

EU siết chặt quy định với nông sản tươi nhập khẩu
Liên minh Châu Âu (EU) đang áp dụng các quy định nghiêm ngặt hơn đối với nông sản nhập khẩu nhằm đảm bảo an toàn thực phẩm, kiểm soát dư lượng hóa chất bảo vệ thực vật và bảo vệ...

Vai trò của phát triển xanh trong kỷ nguyên mới
Trong kỷ nguyên mới, phát triển xanh không chỉ đơn thuần là một giải pháp bảo vệ môi trường mà còn là động lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và nâng cao chất lượng cuộc sống. Đây là mô...

Ngành gỗ và bài toán thay đổi để thích ứng thị trường
Dù phải đối mặt với nhiều rào cản thương mại từ các thị trường đối tác, ngành gỗ Việt Nam vẫn đứng trước cơ hội phát triển mạnh mẽ khi nhu cầu đồ nội thất gỗ trên thế giới tiếp...

ESG: Chìa khóa phát triển bền vững hay hiệu ứng phong trào?
Trong suốt thập kỷ qua, ESG (Environmental - Môi trường, Social - Xã hội, Governance - Quản trị) đã trở thành một chủ đề nóng trên toàn cầu. Nhiều người xem đây là chìa khóa giúp doanh nghiệp phát triển...