Lịch sử của ISO 9001 – Hành trình ra đời và phát triển thành công
Hiện nay, ước tính có khoảng 2.1 triệu doanh nghiệp ở hơn 170 quốc gia được chứng nhận ISO 9001 trên Thế giới. Chứng chỉ ISO 9001 đã không còn xa lạ với nhiều người nhưng đã bao giờ bạn tự hỏi ISO 9001 xuất hiện như thế nào và làm thế nào để nó trở thành Tiêu chuẩn phổ biến nhất về Hệ thống quản lý chất lượng như ngày nay hay chưa? Hãy cùng KNA CERT khám phá lịch sử hình thành, sự ra đời và phát triển của ISO 9001 nhé!
LỊCH SỬ HÌNH THÀNH ISO 9001
Lịch sử hình thành của Tiêu chuẩn ISO 9001 là một hành trình dài với nhiều cột mốc, bắt đầu với sự thành lập của ISO / TC 176 vào năm 1979. ISO / TC 176 là Ủy ban Kỹ thuật của Tổ chức Tiêu chuẩn hóa Quốc tế (ISO - International Organization for Standardization). Ngay từ khi được thành lập, Ủy ban này đã định hướng phát triển một tiêu chuẩn quản lý chất lượng phổ biến, có thể áp dụng trên Toàn cầu.
Tiêu chuẩn BS 5750 của Vương quốc Anh, được phát triển từ năm 1975 bởi Viện Tiêu chuẩn Anh (BSI - British Standards Institution) được lấy làm cơ sở để xây dựng Bộ tiêu chuẩn mới của ISO. Nói sơ qua về BS 5750, tiêu chuẩn này có nguồn gốc từ môi trường quân sự-chính trị của những năm sau chiến tranh ở Anh về Hệ thống chất lượng.
Phải mất 6 năm, Ủy ban kỹ thuật ISO / TC 176 mới xuất bản bản thảo đầu tiên của tiêu chuẩn mới. Có thể nói, năm 1985 đánh dấu sự ra đời "thực tế" của ISO 9001, mặc dù việc công bố tiêu chuẩn chính thức đến năm 1987 mới diễn ra.
SỰ RA ĐỜI VÀ PHÁT TRIỂN ISO 9001
Để trở thành Tiêu chuẩn phổ biến nhất về Hệ thống quản lý chất lượng như ngày nay, tiêu chuẩn ISO 9001 đã trải qua nhiều giai đoạn phát triển khác nhau:
Năm 1985
Bản thảo đầu tiên của bộ tiêu chuẩn "ISO 9000" (ISO 9000/1/2/3/4) được ban hành.
Năm 1986
Tổ chức chứng nhận hệ thống quản lý đầu tiên của Đức (DQS) đã cấp chứng chỉ ISO 9001 đầu tiên tại Đức cho Hottinger Baldwin Messtechnik GmbH ở Darmstadt - dựa trên phiên bản dự thảo của DIN ISO 9001. Đây là dấu mốc quan trọng trong lịch sử của ISO 9001.
Năm 1987
Loạt tiêu chuẩn ISO 9001/2/3 được công bố như một mô hình cho hệ thống đảm bảo chất lượng được hợp thành từ 20 yếu tố:
- ISO 9001 đảm bảo chất lượng trong tất cả các lĩnh vực của doanh nghiệp: Thiết kế, phát triển, sản xuất, lắp ráp và dịch vụ khách hàng.
- ISO 9002 đảm bảo chất lượng trong sản xuất và lắp ráp.
- ISO 9003 đảm bảo chất lượng trong quá trình kiểm tra cuối cùng
Nhiều tiêu chuẩn quốc gia (ngành) đã bị thu hồi (hết hiệu lực) để ủng hộ loạt tiêu chuẩn Quốc tế mới này. Tại nhiều Quốc gia, các tiêu chuẩn cũng nhận được sự công nhận của Chính phủ như một yếu tố quan trọng của các thủ tục đánh giá sự phù hợp theo quy định của pháp luật.
Một số hiệp hội ngành ban đầu cũng không ủng hộ thì nay đã xem xét kỹ các tiêu chuẩn. Họ thậm chí còn giới thiệu các phiên bản nghiêm ngặt hơn, ví dụ như trong lĩnh vực ô tô, thiết bị y tế, hàng không và thực phẩm. Đó là lý do vì sao loạt tiêu chuẩn ISO 9000 là nền tảng cho một loạt các tiêu chuẩn hệ thống quản lý theo ngành cụ thể, chẳng hạn như IATF 16949 (Hệ thống quản lý chất lượng trong ngành ô tô).
Năm 1994
Các tiêu chuẩn ISO được xem xét định kỳ, thường là 5 đến 6 năm một lần. Trong quá trình xem xét như vậy, người ta xác định xem tiêu chuẩn tương ứng có còn phù hợp với tình trạng kỹ thuật hiện tại hay không, liệu nó có nên được sửa đổi hoặc thậm chí thu hồi hay không. Mục đích của việc đánh giá định kỳ là để đảm bảo rằng những yêu cầu tiêu chuẩn đáp ứng các điều kiện hiện tại cỉa một tổ chức đang hoạt động. Vì vậy, lịch sử của ISO 9001 cũng phản ánh tính liên tục và độ tin cậy.
Lần sửa đổi đầu tiên của Tiêu chuẩn ISO 9001 diễn ra vào năm 1994. Tuy nhiên, vào thời điểm đó, chỉ có một số điều chỉnh nhỏ được thực hiện, chủ yếu mang tính chất biên tập hoặc chỉnh sửa khái niệm.
Năm 2000
Bản sửa đổi năm 2000 đã hợp nhất ISO 9001, ISO 9002 và ISO 9003 thành một tiêu chuẩn duy nhất là ISO 9001:2000. Trong đó sự thay đổi từ QA (Quality Assurance) – Đảm bảo chất lượng sang QM (Quality management) – Quản lý chất lượng vào những năm 1990 và sự ra đời của định hướng quy trình là hai cột mốc quan trọng trong lịch sử Tiêu chuẩn ISO 9001.
Việc chuyển đổi khái niệm từ “đảm bảo” sang “quản lý” phản ánh đúng tầm quan trọng của nó trong thực tiễn doanh nghiệp. Lúc này, ISO 9001 cuối cùng đã được đặt vào vị trí quản lý cao nhất, tức là nơi thực sự chịu trách nhiệm "quản lý doanh nghiệp phù hợp".
Phiên bản sửa đổi năm 2000 đã được viết bằng một ngôn ngữ dễ hiểu hơn. Điều này giúp cho mọi ngành công nghiệp, đặc biệt là những công ty dịch vụ dễ dàng áp dụng tiêu chuẩn hơn.
Về nội dung, một cấu trúc hướng theo quy trình đã thay thế cho 20 yếu tố trước đó. Một điểm mới khác trong ISO 9001:2000 là tập trung hơn vào sự hài lòng của khách hàng và định hướng vào các quy trình cốt lõi.
Các yêu cầu không thể áp dụng (ví dụ, phát triển) được phép loại trừ - theo định nghĩa về "loại trừ được phép" trong Phần 7 của tiêu chuẩn. Sự hiểu biết hiện đại về quản lý chất lượng và tầm quan trọng của nó đối với hoạt động kinh doanh đã được trình bày trong "Tám nguyên tắc quản lý chất lượng".
Năm 2008
Phiên bản thứ tư của ISO 9001 được xuất bản vào năm 2008. Phần lớn các thay đổi chủ yếu của ISO 9001:2000 là để doanh nghiệp có thể áp dụng dễ dàng hơn thông qua việc giải thích rõ trong các tuyên bố. Cấu trúc cơ bản và định hướng chiến lược của tiêu chuẩn vẫn không thay đổi. Các yêu cầu về cơ bản vẫn giống phiên bản ISO 9001:2000 trước đó.
Năm 2015
Lịch sử phát triển của ISO 9001 tiếp tục được viết với bản sửa đổi được ban hành vào tháng 9 năm 2015. Tiêu chuẩn ISO 9001:2015 được điều chỉnh lại để phù hợp với cái gọi là Cấu trúc Cấp cao (HLS - High Level Structure). HLS là một cấu trúc cơ bản với các văn bản thống nhất phù hợp với yêu cầu cốt lõi của hệ thống quản lý cũng như các định nghĩa riêng và định nghĩa chung. Cấu trúc Cấp cao HLS là cơ sở cho tất cả các tiêu chuẩn hệ thống quản lý của ISO kể từ năm 2012.
Trong phiên bản ISO 9001:2015, những đổi mới chính gồm có:
- "Bối cảnh của tổ chức", tức là môi trường bên trong và bên ngoài của một công ty
- Sự xem xét của các bên quan tâm có liên quan
- Tập trung vào trách nhiệm của lãnh đạo cao nhất
- Phương pháp tiếp cận dựa trên rủi ro, thay thế những thứ được gọi là các biện pháp phòng ngừa trong phiên bản trước
- "Kiến thức về tổ chức", lần đầu tiên được đặt tên là “tài nguyên”
Việc cập nhật của ISO 9001 đang dừng lại ở phiên bản 2015. Đây được xem là phiên bản mới nhất và có hiệu lực duy nhất ở thời điểm hiện tại của Tiêu chuẩn về Hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001. Tất cả các hoạt động áp dụng cũng như đánh giá chứng nhận đều tuân theo phiên bản hiện hành này.
Công ty TNHH MTV Seyang Corporation Việt Nam áp dụng ISO 9001:2015
Các công ty ngày nay biết đến hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001 như một công cụ hữu hiệu để quản lý hàng đầu. Nó tạo ra sự minh bạch, giảm độ phức tạp và cung cấp tính hiệu quả trong hoạt động nâng cao chất lượng của sản phẩm/dịch vụ.
Hy vọng bài viết này đã giúp người đọc biết thêm một thông tin thú vị về lịch sử của Tiêu chuẩn ISO 9001. KNA CERT cung cấp dịch vụ chứng nhận ISO 9001 theo phiên bản hiện hành mới nhất cho mọi tổ chức, doanh nghiệp trong mọi ngành nghề, lĩnh vực. Nếu Quý Doanh nghiệp đang quan tâm tới tiêu chuẩn này, vui lòng liên hệ với KNA CERT theo số Hotline: 0968.038.122 hoặc Email: salesmanager@knacert.com để được hỗ trợ.
Tin Mới Nhất
Tiêu chuẩn HACCP đặt ra những yêu cầu gì?
HACCP (Hazard Analysis and Critical Control Points) là hệ thống Phân tích mối nguy và Điểm kiểm soát tới hạn. Đây là một phương pháp hiệu quả giúp đảm bảo rằng các sản phẩm thực phẩm không gây hại cho...
12 bước xây dựng hệ thống HACCP cho sản phẩm sữa
Việc đảm bảo an toàn thực phẩm là yếu tố quan trọng trong ngành sản xuất sữa, đặc biệt là khi nhu cầu tiêu dùng ngày càng tăng cao. Để đáp ứng yêu cầu về chất lượng và an toàn...
Hướng dẫn áp dụng HACCP bếp ăn tập thể
Bếp ăn tập thể có công suất hoạt động rất lớn và lượng thức ăn cung cấp ra tất nhiều. Do vậy, vấn đề đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm rất được quan tâm. Việc áp dụng HACCP...
CCP & CP & PRP là gì trong HACCP? Mối liên hệ và Cách phân biệt
Trong quá trình xây dựng hệ thống phân tích mối nguy và điểm kiểm soát tới hạn (HACCP), doanh nghiệp sẽ bắt gặp các thuật ngữ CCP, CP, PRP. Vậy CCP CP PRP là gì trong HACCP? Mối quan hệ...
Mối tương quan HACCP & GMP & SSOP là gì? Phân biệt 3 tiêu chuẩn
Ba tiêu chuẩn HACCP, GMP và SSOP là những công cụ quan trọng, giúp kiểm soát chất lượng và đảm bảo sản phẩm an toàn cho người tiêu dùng. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ mối tương quan...
Quy trình HACCP với 7 bước thực hiện hiệu quả
HACCP (Hazard Analysis and Critical Control Points) là hệ thống quản lý an toàn thực phẩm được áp dụng rộng rãi trong ngành thực phẩm từ sản xuất, chế biến, phân phối thực phẩm và đồ uống. Để đảm bảo...