Cùng doanh nghiệp vươn tầm quốc tế
nâng vị thế thương hiệu
quốc gia

MENU
KNA Cert - Quality Innovation

Lộ trình kiểm kê khí nhà kính – Các mốc thời gian quan trọng

Công tác kiểm kê khí nhà kính hướng đến thực hiện mục tiêu giảm phát thải ròng phải được triển khai một cách nghiêm túc. Hãy cùng KNA CERT tìm hiểu về lộ trình kiểm kê khí nhà kính của Việt Nam trong bài viết này để từ đó có định hướng thực hiện nghĩa vụ tuân thủ cho cơ sở mình.

Lộ trình kiểm kê khí nhà kính của Việt Nam

Theo quy định của Luật Bảo vệ môi trường 2020, bước đầu, gần 1200 doanh nghiệp thuộc nhiều ngành, lĩnh vực sẽ phải cung cấp số liệu hoạt động, thông tin liên quan phục vụ kiểm kê khí nhà kính của cơ sở theo hướng dẫn của bộ quản lý lĩnh vực trước ngày 31/03/2023.

Theo ông Hà Quang Anh - Giám đốc Trung tâm Phát triển các-bon thấp, Cục Biến đổi khí hậu (Bộ Tài nguyên và Môi trường), Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 01/2022/QĐ-TTg về Danh mục, lĩnh vực, cơ sở phát thải khí nhà kính phải thực hiện kiểm kê khí nhà kính.

Theo lộ trình thực hiện báo cáo kiểm kê khí nhà kính ban đầu, 1.192 cơ sở thuộc 6 lĩnh vực gồm: Năng lượng, Giao thông vận tải, Xây dựng, Các quá trình công nghiệp, Nông - lâm nghiệp và sử dụng đất, Chất thải sẽ phải cung cấp số liệu hoạt động, thông tin liên quan phục vụ kiểm kê khí nhà kính năm 2022 vào đầu năm 2023. Công việc này tiếp tục được thực hiện hằng năm. Con số này hiện nay đã được cập nhật lên hơn 2000 cơ sở phải thực hiện kiểm kê khí nhà kính.

Từ năm 2024 trở đi, doanh nghiệp sẽ tổ chức thực hiện kiểm kê khí nhà kính cấp cơ sở, xây dựng báo cáo kiểm kê khí nhà kính cấp cơ sở định kỳ 2 năm một lần, gửi UBND cấp tỉnh để thẩm định để gửi Bộ Tài nguyên và Môi trường.

→ Xem thêm Hướng dẫn kiểm kê khí nhà kính cấp cơ sở

Doanh nghiệp cũng cần xây dựng kế hoạch giảm nhẹ phát thải khí nhà kính giai đoạn 2026 - 2030. Từ năm 2027, doanh nghiệp sẽ phải gửi báo cáo kết quả giảm nhẹ phát thải khí nhà kính đến Bộ chủ quản và Bộ Tài nguyên và Môi trường. Đây là căn cứ để Nhà nước phân bổ hạn ngạch phát thải khí nhà kính cũng như cập nhật, điều chỉnh danh mục cơ sở phát thải lớn 2 năm một lần.

Ở cấp cơ sở, doanh nghiệp cần xác định phạm vi các nguồn phát thải và phương pháp kiểm kê khí nhà kính cho các nguồn phát thải, hấp thụ khí nhà kính từ các hoạt động của cơ sở.

Bộ Tài nguyên và Môi trường phối hợp với Bộ Xây dựng đã tổ chức đợt tập huấn đầu tiên cho doanh nghiệp trong lĩnh vực xi măng về phương pháp kiểm kê, báo cáo. Theo ông Hà Quang Anh, nguyên tắc quan trọng nhất trong kiểm kê khí nhà kính là tính minh bạch, với các tài liệu chỉ rõ nguồn dữ liệu, các giả định, quy trình và phương pháp luận được sử dụng. Số liệu hoạt động cho từng hoạt động phát thải, hấp thụ khí nhà kính cấp cơ sở được căn cứ theo hướng dẫn của Nghị định thư toàn cầu về khí nhà kính và được quy định tại Thông tư quy định kỹ thuật theo lĩnh vực do Bộ quản lý lĩnh vực ban hành.

Riêng đối với kỳ kiểm kê khí nhà kính lần đầu cho năm cơ sở 2022, Bộ quản lý lĩnh vực sẽ ban hành công văn hướng dẫn các cơ sở thuộc phạm vi quản lý thu thập và cung cấp các số liệu trước ngày 31/01/2023.

Việt Nam dự kiến sẽ thí điểm vận hành sàn giao dịch tín chỉ các-bon từ năm 2025 và vận hành chính thức từ năm 2028 nhằm kết nối, trao đổi tín chỉ các-bon trong nước với thị trường các-bon khu vực và thế giới.

Bạn sẽ được gọi lại miễn phí sau 5 phútĐăng ký ngay

Thưc hiện lộ trình kiểm kê khí nhà kính thực tế

Bộ Tài nguyên và Môi trường cho biết, trong thời gian qua, các hoạt động kiểm kê khí nhà kính theo Quyết định số 01/2022/QĐ-TTg đã được triển khai và đạt được một số kết quả tích cực trong công tác quản lý nhà nước về giảm nhẹ phát thải khí nhà kính. Thỏa thuận Paris yêu cầu chi tiết hóa số liệu kiểm kê các lĩnh vực năng lượng, nông nghiệp, sử dụng đất và lâm nghiệp, quản lý chất thải, các quá trình công nghiệp; các quốc gia dần kiểm soát ít nhất 85% tổng phát thải quốc gia từ các nguồn, cơ sở phát thải khí nhà kính trên phạm vi toàn quốc và thuộc các lĩnh vực nêu trên. Quyết định 01/2022/QĐ-TTg được ban hành đã góp phần kiểm soát 23% tổng phát thải khí nhà kính quốc gia.

Việc xác định danh mục các lĩnh vực phải thực hiện kiểm kê khí nhà kính cung cấp căn cứ cho các bộ, ngành, địa phương cũng như doanh nghiệp để rà soát và cải thiện hệ thống cơ sở dữ liệu hiện có nhằm đáp ứng nhu cầu kiểm kê khí nhà kính theo lĩnh vực, nguồn phát thải. Các bộ, ngành, địa phương và đặc biệt là một số doanh nghiệp đã và đang xây dựng cơ chế cung cấp số liệu phục vụ kiểm kê khí nhà kính.

Các địa phương đã hoàn thiện tổ chức quản lý nhà nước về giảm nhẹ phát thải khí nhà kính và tăng cường sự kết nối giữa cơ quan quản lý trung ương, địa phương, cơ sở trong thực hiện kiểm kê khí nhà kính và giảm phát thải khí nhà kính. Cơ sở thuộc danh mục cơ sơ phát thải khí nhà kính phải thực hiện kiểm kê khí nhà kính và một số doanh nghiệp lớn trong nước, doanh nghiệp nước ngoài đã tăng cường nhận thức, tích cực triển khai các hoạt động kiểm kê khí nhà kính và giảm phát thải khí nhà kính. Các hoạt động tuyên truyền, đào tạo, tăng cường năng lực được phổ biến rộng rãi đến các cán bộ phụ trách công tác quản lý nhà nước về giảm nhẹ phát thải khí nhà kính, doanh nghiệp và người dân.

Việc thực hiện kiểm kê khí thải nhà kính được xem là nền tảng quan trọng giúp doanh nghiệp tự xác định số liệu phát thải của mình, từ đó làm cơ sở để nhà quản trị hoạch định chiến lược giảm phát thải bền vững. Hiện nay, công tác kiểm kê khí nhà kính hướng đến thực hiện mục tiêu giảm phát thải ròng mà Việt Nam đã cam kết được các bộ, ngành quan tâm triển khai nghiêm túc.

Ngành Xây dựng đến năm 2030 phải giảm 74,3 triệu tấn CO2 tương đương, chiếm 13% so với tổng lượng giảm phát thải, đối với quá trình công nghiệp và sử dụng năng lượng trong sản xuất vật liệu xây dựng, tòa nhà. Theo Bản Đóng góp do quốc gia tự quyết định 2022 (NDC) thì lượng đóng góp giảm phát thải khí nhà kính của ngành Xây dựng sẽ tăng cao hơn. Theo số liệu thống kê mới đây, trong năm 2022, chỉ riêng sản xuất vật liệu xây dựng phát thải 101,89 triệu tấn CO2 tương đương, trong đó phát thải lớn nhất là sản xuất xi măng với tỷ trọng chiếm gần 90%.

Kế hoạch hành động ứng phó với biến đổi khí hậu đến năm 2030 của Bộ Xây dựng đã đưa ra các nhiệm vụ ưu tiên về kiểm kê khí nhà kính. Bộ cũng đã xây dựng dự thảo hướng dẫn kiểm kê khí nhà kính, giảm nhẹ phát thải khí nhà kính đối sản xuất vật liệu xây dựng, dự kiến sắp ban hành. Đồng thời, Bộ cũng đang nghiên cứu xây dựng Kế hoạch thực hiện giảm phát thải khí nhà kính lĩnh vực quản lý của ngành Xây dựng, dự kiến ban hành trong năm 2024. Vụ Khoa học công nghệ và môi trường, Bộ Xây dựng đã nhấn mạnh việc chuyển đổi mô hình sản xuất để xanh hóa ngành công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng nói riêng, ngành công nghiệp xây dựng nói chung, là giải pháp quan trọng để giảm phát thải khí nhà kính toàn ngành.

Bộ Công Thương cũng đang tích cực hoàn thiện cơ chế chính sách pháp luật về biến đổi khí hậu và tăng trưởng xanh ngành Công Thương, cũng như triển khai các hoạt động kiểm kê, xây dựng, quản lý vận hành hệ thống cơ sở dữ liệu về khí nhà kính của ngành và cơ sở.

Bộ Tài nguyên và Môi trường đã ban hành Thông tư quy định chi tiết kiểm kê khí nhà kính và đo đạc, báo cáo, thẩm định (MRV) giảm nhẹ phát thải khí nhà kính lĩnh vực chất thải.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã xây dựng và ban hành Kế hoạch giảm phát thải khí nhà kính ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn 2050.

Bộ Giao thông vận tải đã trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Chương trình hành động về chuyển đổi năng lượng xanh, giảm phát thải khí carbon và khí methanol của ngành Giao thông vận tải; xây dựng cơ chế, chính sách và lộ trình phát triển phương tiện giao thông điện cho cấp quốc gia và thành phố; thực hiện nâng cao năng lực quản lý và giảm phát thải khí nhà kính...

Thông tin thêm:

  • Theo Quyết định số 01/2022/QĐ-TTg, từ năm 2024, cơ sở có mức phát thải khí nhà kính 3.000 tấn CO2/năm tương đương trở lên; nhà máy nhiệt điện, cơ sở sản xuất công nghiệp, tòa nhà thương mại có tổng lượng tiêu thụ năng lượng 1.000 tấn dầu tương đương (TOE)/năm trở lên; công ty kinh doanh vận tải hàng hoá có tổng tiêu thụ nhiên liệu 1.000 TOE/năm và cơ sở xử lý chất thải rắn có công suất hoạt động 65.000 tấn/năm trở lên phải thực hiện kiểm kê khí nhà kính.
  • Quyết định số 01/2022/QĐ-TTg cũng quy định 6 lĩnh vực phải thực hiện kiểm kê khí nhà kính bao gồm: Công Thương (công nghiệp sản xuất năng lượng, tiêu thụ năng lượng trong công nghiệp, thương mại, dịch vụ và dân dụng, khai thác than, khai thác dầu và khí tự nhiên); Giao thông vận tải (tiêu thụ năng lượng trong vận hành, sử dụng các phương tiện giao thông vận tải); Xây dựng (tiêu thụ năng lượng trong ngành xây dựng, các quá trình công nghiệp trong sản xuất vật liệu xây dựng); Quá trình công nghiệp (sản xuất hóa chất, luyện kim, công nghiệp điện tử, sử dụng sản phẩm thay thế cho các chất làm suy giảm tầng ô-zôn, sản xuất và sử dụng các sản phẩm công nghiệp khác); Lĩnh vực nông, lâm nghiệp và sử dụng đất (chăn nuôi, lâm nghiệp và thay đổi sử dụng đất, trồng trọt, tiêu thụ năng lượng trong nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản, các nguồn phát thải khác trong nông nghiệp); Chất thải (gồm bãi chôn lấp rác thải rắn, xử lý chất thải rắn bằng phương pháp sinh học, thiêu đốt và đốt lộ thiên chất thải, xử lý và xả nước thải).
Tư vấn từ chuyên gia

Nếu Quý Doanh Nghiệp đang quan tâm tới việc kiểm kê và báo cáo phát thải khí nhà kính, vui lòng liên hệ với KNA CERT theo số Hotline: 0968.038.122 hoặc Email: salesmanager@knacert.com để được hỗ trợ.

 

Tin Mới Nhất

KNA CERT thông báo nghỉ Lễ Quốc Khánh 2-9-2024

28-08-2024

KNA CERT thông báo nghỉ Lễ Quốc Khánh 2-9-2024

Chào mừng kỷ niệm 79 năm Ngày Quốc khánh nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam (2/9/1945 - 2/9/2024). KNA CERT xin thông báo lịch nghỉ lễ của Công Ty

Duy trì ISO 9001:2015 như thế nào? Phương pháp duy trì ISO 9001 hiệu quả

20-08-2024

Duy trì ISO 9001:2015 như thế nào? Phương pháp duy trì ISO 9001 hiệu quả

Duy trì Hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001:2015 hiệu quả là một quá trình liên tục, đòi hỏi sự cam kết từ toàn bộ doanh nghiệp. Nếu như để được chứng nhận ISO 9001 là một quá trình...

Thời hạn hết hiệu lực của ISO 9001:2015 là lúc nào? Khi nào ISO sẽ ban hành phiên bản mới?

20-08-2024

Thời hạn hết hiệu lực của ISO 9001:2015 là lúc nào? Khi nào ISO sẽ ban hành phiên bản mới?

Trước câu hỏi “Thời hạn hết hiệu lực của ISO 9001:2015 là khi nào?” nhiều người sẽ nhầm lẫn với thời gian hết hiệu lực của chứng nhận ISO 9001:2015. Tuy nhiên hai khái niệm về thời hạn hiệu lực...

Workshop

19-08-2024

Workshop "Thực hành kiểm kê khí nhà kính theo tiêu chuẩn ISO 14064-1 cho ngành thực phẩm"

THƯ MỜI THAM DỰ HỘI THẢO "Thực hành kiểm kê khí nhà kính theo tiêu chuẩn ISO 14064-1 cho ngành thực phẩm" Khí nhà kính hiện đang là nguyên nhân làm gia tăng sự 

Chứng chỉ ISO 9001 là gì? Mẫu giấy chứng nhận chuẩn & Lợi ích khi sở hữu

14-08-2024

Chứng chỉ ISO 9001 là gì? Mẫu giấy chứng nhận chuẩn & Lợi ích khi sở hữu

Chứng chỉ ISO 9001 là bằng chứng chứng mình hệ thống quản lý chất lượng của một tổ chức phù hợp theo tiêu chuẩn Quốc tế. Vậy chứng chỉ ISO 9001 là gì và công ty nào cung cấp chứng...

Điều khoản 9.2 ISO 14001: Đánh giá nội bộ EMS (Các yêu cầu chính)

13-08-2024

Điều khoản 9.2 ISO 14001: Đánh giá nội bộ EMS (Các yêu cầu chính)

Điều khoản 9.2 trong ISO 14001:2015 yêu cầu tổ chức phải tiến hành đánh giá nội bộ để kiểm tra hiệu quả của Hệ thống quản lý môi trường (EMS). Hãy tìm hiểu các yêu cầu chính mà Điều khoản...

KNA đồng hành cùng bạn trên chặng đường vươn xa phía trước
Cùng phát triển bền vững & thịnh vượng

back to top
mesenger zalo
phone
0968.038.122
TẢI BẢNG GIÁ