Mẫu kế hoạch ứng phó sự cố khẩn cấp là gì? Ví dụ cụ thể
Xây dựng kế hoạch ứng phó sự cố khẩn cấp là hoạt động quan trọng đối với mọi doanh nghiệp. Việc có được mẫu kế hoạch ứng phó sự cố sẽ giúp doanh nghiệp đánh giá rủi ro, xây dựng quy trình ứng phó chi tiết khi rủi ro xảy ra và giảm thiểu thiệt hại cho doanh nghiệp. Hãy cùng KNA CERT tìm hiểu chi tiết về mẫu kế hoạch ứng phó sự cố khẩn cấp qua bài viết dưới đây.
Mẫu kế hoạch ứng phó sự cố khẩn cấp là gì?
Mẫu kế hoạch ứng phó sự cố khẩn cấp là tài liệu được bất kỳ tổ chức nào sử dụng để hướng dẫn doanh nghiệp thực hiện các bước cần thiết trong trường hợp khẩn cấp, như: thiên tai, hỏa hoạn, bị đe dọa an ninh,... Nó giúp đảm bảo rằng tổ chức đã chuẩn bị sẵn sàng mọi phương án ứng phó nếu có sự cố xảy ra, nhằm giảm thiểu thiệt hại về người và tài sản hoặc môi trường xuống mức thấp nhất.
Mẫu kế hoạch ứng phó sự cố khẩn cấp bao gồm những gì?
Mẫu kế hoạch ứng phó sự cố khẩn cấp cần bao gồm những nội dung sau:
- Phương án sơ tán: Xây dựng phương án sơ tán rõ ràng, cụ thể để mọi người biết được điểm tập trung khi có báo động.
- Chuẩn bị lực lượng và trang thiết bị: Thành lập đội ứng cứu, trang bị đầy đủ dụng cụ cứu hộ, cứu nạn.
- Tổ chức ứng cứu ban đầu: Đào tạo nhân viên các kỹ năng sơ cấp cứu để xử lý kịp thời các trường hợp bị thương.
- Phối hợp với các lực lượng bên ngoài: Liệt kê thông tin liên lạc của cơ quan chức năng, bệnh viện,... để nhờ hỗ trợ khi cần thiết.
- Tổ chức diễn tập: Tổ chức các buổi diễn tập thường xuyên để nâng cao ý thức và kỹ năng ứng phó của các thành viên trong tổ chức.
Các bước để tạo ra mẫu kế hoạch ứng phó sự cố khẩn cấp
Bước 1: Xác định các nguy cơ tiềm ẩn
Tổ chức cần thực hiện đánh giá toàn diện về các mối nguy hiểm tiềm ẩn tại nơi làm việc để xác định rõ các tình huống khẩn cấp có thể xảy ra. Điều này giúp tổ chức xây dựng kế hoạch ứng phó cụ thể hơn, phù hợp với từng loại nguy cơ mà nhân viên có thể gặp phải.
Bước 2: Tích hợp vào hệ thống quản lý
Doanh nghiệp cần xây dựng một cấu trúc rõ ràng và logic cho mẫu kế hoạch ứng phó sự cố khẩn cấp, bao gồm các mục như: thông tin chung, phân loại sự cố, quy trình ứng phó, danh sách kiểm tra,...
Bước 3: Kiểm tra và hoàn thiện mẫu kế hoạch
Loại bỏ thông tin trùng lặp, không cần thiết hoặc các câu hỏi gây hiểu nhầm trong mẫu kế hoạch ứng phó sự cố. Tổ chức cần đảm bảo rằng mẫu kế hoạch ứng phó sự cố khẩn cấp được trình bày rõ ràng, súc tích và dễ hiểu với tất cả các thành viên.
Bước 4: Phê duyệt và xác nhận
Trình mẫu kế hoạch ứng phó sự cố khẩn cấp lên ban chỉ huy ứng phó khẩn cấp, bộ phận y tế, cũng như các bên liên quan khác để xin ý kiến đóng góp và phê duyệt. Sau khi được chấp thuận, mẫu kế hoạch ứng phó sự cố sẽ có hiệu lực chính thức và được phổ biến đến toàn bộ nhân viên.
Bước 5: Lưu trữ và quản lý
Lưu trữ mẫu kế hoạch ứng phó sự cố khẩn cấp đã được phê duyệt tại một vị trí an toàn. Đồng thời, xây dựng quy trình cập nhật, chỉnh sửa và phổ biến mẫu kế hoạch đến tất cả các bộ phận liên quan.
Bước 6: Cập nhật định kỳ
Thực hiện việc rà soát và cập nhật mẫu kế hoạch ứng phó sự cố khẩn cấp định kỳ để đảm bảo mẫu kế hoạch luôn phù hợp và hiệu quả với những thay đổi mới.
Mẫu kế hoạch ứng phó sự cố khẩn cấp
Dưới đây là mẫu kế hoạch ứng phó sự cố khẩn cấp của Cảng Quốc tế Nghi Sơn (VAS Port)
KẾ HOẠCH ỨNG PHÓ SỰ CỐ KHẨN CẤP
I. MỤC ĐÍCH
- Ngăn ngừa và ứng cứu với bất kỳ trường hợp khẩn cấp nào có khả năng xảy ra.
- Ngăn chặn hoặc giảm thiểu những tổn thất vật chất khi có sự cố xảy ra.
- Đảm bảo cho các hoạt động sản xuất kinh doanh của Cảng Quốc tế Nghi Sơn được liên tục, an toàn và hiệu quả.
II. PHẠM VI ÁP DỤNG
Kế hoạch này áp dụng cho tất cả các bộ phận, cá nhân, nhà thầu trong phạm vi quản lý của Công ty
III. TÀI LIỆU THAM KHẢO
QT.06.HSSE |
Quy trình xử lý tai nạn lao động |
QT.05.HSSE |
Quy trình đánh giá rủi ro |
IV ĐỊNH NGHĨA VÀ TỪ VIẾT TẮT PHÂN LOẠI TÌNH HUỐNG KHẨN CẤP
1. Định nghĩa
a) Rủi ro: là những yếu tố tiềm tàng của một mối nguy hiểm có khả năng trở thành hiện thực và hậu quả của chúng.
b) Sự cố: là một sự việc không an toàn xảy ra trong hoặc ngoài quá trình làm việc
2. Từ viết tắt
BVMT |
Bảo vệ môi trường |
HSSE |
Bộ phận HSSE |
V. NỘI DUNG
1. Phân loại các tình huống khẩn cấp
2. Liệt kê các dạng sự cố
- Người bị mất tích
- Sự cố cháy nổ
- Khủng bố phá hoại
- …
3. Trình tự ưu tiên trong công tác ứng cứu sự cố
- An toàn cho tính mạng
- An toàn cho môi trường
- An toàn cho tài sản
VI. KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG TRONG TÌNH HUỐNG KHẨN CẤP
- Tổ chức Ban Chỉ huy ứng cứu sự cố khẩn cấp Công ty
- Tổ chức Đội ứng cứu sự cố khẩn cấp tại Bộ phận trực thuộc Công ty
- Tổ chức Đội ứng cứu sự cố khẩn cấp tại trụ sở văn phòng Công ty
- Thông tin liên lạc trong tình huống khẩn cấp
- Trách nhiệm của các bộ phận trong tình trạng khẩn cấp
VII. THỦ TỤC ỨNG CỨU SỰ CỐ CHO CÁC TÌNH HUỐNG KHẨN CẤP
- Tiếp xúc với phương tiện thông tin đại chúng
- Cấp cứu y tế trong trường hợp bệnh tật, thương tích, tai nạn
- Nhân viên mất tích
- Nhân viên bị chết
- Sự cố hóa chất độc hại
- Sự cố tràn dầu
- Sự cố cháy nổ
- Sự cố đâm va, mắc cạn, mất liên lạc
- Thiên tai, lụt lội
- Khủng bố phá hoại
VIII. CÔNG TÁC XỬ LÝ HẬU QUẢ SỰ CỐ
Công tác xử lý hậu quả sự cố nhằm:
- Điều tra nguyên nhân sự cố
- Đánh giá mức độ thiệt hại về người và tài sản
- Đưa ra các phương pháp phòng ngừa sự cố có thể xảy ra tiếp theo
- Lập kế hoạch khắc phục hậu quả để nhanh chóng đưa công trình, phương tiện... trở lại hoạt động bình thường
- Đề xuất hình thức xử lý kỷ luật với những trường hợp sai phạm gây nên sự cố
- Đề xuất hình thức khen thưởng những Bộ phận, tổ chức, cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác cứu chữa và khắc phục sự cố.
- Viết báo cáo tổng hợp trình cấp trên
Nội dung báo cáo công tác xử lý hậu quả sự cố theo mẫu BÁO CÁO CÔNG TÁC XỬ LÝ HẬU QUẢ SỰ CỐ (Phụ lục 5).
IX. CHẾ ĐỘ BÁO CÁO, THÔNG BÁO KHẨN CẤP
- Thông tin liên lạc
- Quy định chế độ báo cáo, thông báo khẩn cấp
X. HUẤN LUYỆN VÀ THỰC TẬP ỨNG CỨU SỰ CỐ KHẨN CẤP
1. Huấn luyện
- Đội ứng cứu sự cố khẩn cấp phải được huấn luyện các kỹ năng và xử lý tình huống giả định sự cố khẩn cấp một cách thường xuyên và thành thạo để kịp thời ứng cứu khi có sự cố xảy ra.
- Huấn luyện ứng phó sự cố khẩn cấp cho tất cả người lao động trong các khóa huấn luyện an toàn để người lao động nắm được các bước thực hiện khi có sự cố xảy ra: sơ tán, chữa cháy, tìm kiếm và cứu nạn
- Tất cả các tài liệu liên quan đến các khóa huấn luyện phải lưu lại.
- Mọi biên bản, danh mục kiểm tra được dùng phải lưu giữ lại.
2. Thực tập
Ít nhất là 1 lần/năm, Đội ứng cứu sự cố khẩn cấp phải tổ chức thực tập cứu hỏa, tràn dầu. Trong đợt thực tập cứu hỏa, có thể tổ chức thêm các đợt thực tập khác như: thực tập sơ cấp cứu, thực tập cứu người trong khu vực kín...
XI. KHEN THƯỞNG VÀ KỶ LUẬT
Trong quá trình thực hiện kế hoạch hành động nói trên, theo đề nghị của trưởng Ban chỉ huy UCSC khẩn cấp, Tổng Giám đốc Công ty sẽ xem xét quyết định các vấn đề sau:
- Khen thưởng những bộ phận, cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác ứng cứu sự cố, tìm kiếm cứu nạn và phòng chống lụt bão.
- Quyết định các hình thức xử lý, kỷ luật thích đáng đối với những trường hợp sai phạm, gây hậu quả xấu.
XII. PHỤ LỤC
Phụ lục 1 |
Danh mục số điện thoại liên lạc các thành viên Ban chỉ huy UCSC-TKCN&PCLB & PCCC của Công ty TNHH Cảng Quốc tế Nghi Sơn, |
Phụ lục 2 |
Danh mục số điện thoại liên lạc các thành viên Ban chỉ đạo UCSC-KCN&PCLB của VAS |
Phụ lục 3 |
Danh mục số điện thoại và địa chỉ các tổ chức cần liên lạc bên ngoài trong các trường hợp khẩn cấp. |
Phụ lục 4 |
Báo cáo tình huống khẩn cấp |
Phụ lục 5 |
Báo cáo công tác xử lý hậu quả sự cố |
Bài viết trên đây của KNA CERT đã cung cấp thông tin chi tiết về mẫu kế hoạch ứng phó sự cố khẩn cấp. Hy vọng doanh nghiệp đã có thêm thông tin để xây dựng kế hoạch ứng phó sự cố khẩn cấp phù hợp với tổ chức. Liên hệ ngay với KNA CERT để được hỗ trợ.
- Trụ sở chính: Tầng 11, Tòa nhà Ladeco Building, 266 Đội Cấn, Ba Đình, Hà Nội
- Chi nhánh: Tầng 7, Tòa nhà Thủy Lợi 4, 205A Nguyễn Xí, Phường 26, Quận Bình Thạnh, TPHCM
- Facebook: https://www.facebook.com/KNACertification
- Hotline: 0968.038.122
- Email: salesmanager@knacert.com
Tin Mới Nhất

Mục đích của ISO 9001: Cốt lõi của hệ thống quản lý chất lượng
Tìm hiểu mục đích của ISO 9001 theo tổ chức ISO: vì sao tiêu chuẩn này được xây dựng và vai trò thực sự trong quản lý chất lượng.

Workshop "Lương và chính sách chế độ cho người lao động theo tiêu chuẩn trách nhiệm xã hội”
Thứ Sáu – Ngày 25/04/2025 (⏰ Từ 9:00–11:30 sáng), KNA CERT tổ chức Hội thảo trực tuyến Miễn phí với chủ đề “Lương và chính sách chế độ cho người lao động theo tiêu chuẩn trách nhiệm xã hội”

EU siết chặt quy định với nông sản tươi nhập khẩu
Liên minh Châu Âu (EU) đang áp dụng các quy định nghiêm ngặt hơn đối với nông sản nhập khẩu nhằm đảm bảo an toàn thực phẩm, kiểm soát dư lượng hóa chất bảo vệ thực vật và bảo vệ...

Vai trò của phát triển xanh trong kỷ nguyên mới
Trong kỷ nguyên mới, phát triển xanh không chỉ đơn thuần là một giải pháp bảo vệ môi trường mà còn là động lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và nâng cao chất lượng cuộc sống. Đây là mô...

Ngành gỗ và bài toán thay đổi để thích ứng thị trường
Dù phải đối mặt với nhiều rào cản thương mại từ các thị trường đối tác, ngành gỗ Việt Nam vẫn đứng trước cơ hội phát triển mạnh mẽ khi nhu cầu đồ nội thất gỗ trên thế giới tiếp...

ESG: Chìa khóa phát triển bền vững hay hiệu ứng phong trào?
Trong suốt thập kỷ qua, ESG (Environmental - Môi trường, Social - Xã hội, Governance - Quản trị) đã trở thành một chủ đề nóng trên toàn cầu. Nhiều người xem đây là chìa khóa giúp doanh nghiệp phát triển...