Cùng doanh nghiệp vươn tầm quốc tế
nâng vị thế thương hiệu
quốc gia

MENU
KNA Cert - Quality Innovation

Mục tiêu SMART là gì? Ví dụ về Mô hình SMART

Mô hình SMART (Specific, Measurable, Actionable, Relevant, Time-Bound) là khuôn khổ thực hành tốt nhất để thiết lập mục tiêu. Mục tiêu SMART phải cụ thể, có thể đo lường được, có thể đạt được, thực tế và có thời hạn. Bằng cách đặt mục tiêu thông minh, cá nhân/tổ chức có thể xây dựng lộ trình thực hiện cụ thể để đạt hiệu quả.

Mục tiêu SMART là gì?

SMART mang nhiều tầng ý nghĩa tùy thuộc vào đối tượng sử dụng nó nhưng hiện tại, từ viết tắt SMART chủ yếu đề cập đến những điều sau đây:

  • S – Specific (Cụ thể): Đặt mục tiêu mong muốn càng cụ thể càng tốt. Nói chung, mục tiêu càng hẹp và cụ thể thì các bước để đạt được mục tiêu đó càng rõ ràng.
  • M – Measurable (Có thể đo lường): Có thể theo dõi và định lượng tiến độ thực hiện mục tiêu
  • A – Achievable (Có thể đạt được): Đảm bảo mục tiêu đặt ra là thực tế và có thể hoàn thành hoặc duy trì trong khung thời gian đã xác định.
  • R – Relevant (Phù hợp): Đảm bảo mục tiêu phù hợp với các giá trị chung, nguồn lực, bối cảnh thực tế, cũng như các mục tiêu lớn hơn
  • T – Time-bound (Giới hạn thời gian): Mục tiêu phải được đặt trong khung thời gian thích hợp.

Lịch sử của Mô hình SMART

Các mục tiêu SMART lần đầu tiên được George T. Doran vạch ra vào năm 1981 trong tập 70, số 11 của Tạp chí Management Review. Trong bài viết với tựa đề "Có một cách THÔNG MINH để viết các mục tiêu và mục tiêu của ban quản lý", ông đã mô tả các mục tiêu kinh doanh phải có tác động ý nghĩa đối với tổ chức bằng cách có thể đo lường và đạt được.

Kể từ đó, Giáo sư Robert S. Rubin (Đại học Saint Louis) đã viết về SMART trong một bài báo dành cho Hiệp hội Tâm lý học Công nghiệp và Tổ chức. Ông nói rằng SMART có ý nghĩa khác nhau đối với những người khác nhau.

Có thể lý giải SMART bằng những cách khác nhau như:

  • Specific (simple - đơn giản, sensible - hợp lý, significant - có ý nghĩa).
  • Measurable (meaningful - có ý nghĩa, motivating - có động lực).
  • Achievable (agreed - đồng ý, attainable - có thể đạt được).
  • Relevant (reasonable - hợp lý, realistic and resourced - thực tế và có nguồn lực, results-based - dựa trên kết quả).
  • Time bound (time-based - dựa trên thời gian, time limited - giới hạn thời gian, time/cost limited - giới hạn thời gian/chi phí, timely - kịp thời, time-sensitive - nhạy cảm với thời gian).

Giáo sư Rubin cũng lưu ý rằng định nghĩa của từ viết tắt SMART có thể cần cập nhật để phản ánh tầm quan trọng của tính hiệu quả và phản hồi. Tuy nhiên, một số tác giả đã mở rộng nó để bao gồm các lĩnh vực trọng tâm hơn; Ví dụ: SMARTER bao gồm Đánh giá (Evaluated) và Nhận xét (Reviewed).

Những từ viết tắt trong SMART được sử dụng để giúp người quản lý hoặc nhân viên khác được giao nhiệm vụ thiết lập mục tiêu làm rõ chính xác những gì cần thiết phải có để đạt được thành công và có thể giúp những người khác hiểu mục tiêu cần đạt được. Mặc dù nó được sử dụng trong môi trường chuyên nghiệp nhưng mục tiêu SMART cũng có thể được sử dụng cho cá nhân. Ví dụ: một cá nhân trong một doanh nghiệp nhỏ có thể đặt mục tiêu là có các phương pháp giao tiếp tốt hơn và hiệu quả hơn, đặt trong khung thời gian và mục tiêu thực tế có thể đạt được.

Từ viết tắt SMART đã được điều chỉnh theo thời gian và tiếp tục thay đổi tùy thuộc vào cá nhân hoặc doanh nghiệp sử dụng nó.

Cách thiết lập mục tiêu Mục tiêu SMART

1. Đặt mục tiêu cụ thể (Specific)

Để tạo ra các mục tiêu cụ thể, điều quan trọng là phải trả lời các câu hỏi sau:

  • Ai cần tham gia để đạt được mục tiêu?
  • Cá nhân/Tổ chức đang cố gắng đạt được điều gì?
  • Mục tiêu nằm ở đâu?
  • Tại sao mục tiêu lại quan trọng?
  • Những nguồn lực hoặc trở ngại nào có liên quan đến việc đạt được mục tiêu?
  • Khi nào cần đạt được mục tiêu?

2. Đặt mục tiêu có thể đo lường được (Measurable)

Một mục tiêu có thể đo lường được nên được tạo ra bằng cách trả lời các câu hỏi sau:

  • Cần đạt được số lượng bao nhiêu?
  • Tỷ lệ cần đạt được là bao nhiêu
  • Các chỉ số của sự tiến bộ là gì?
  • Làm thế nào người đặt mục tiêu sẽ biết khi nào đạt được mục tiêu?

3. Đặt mục tiêu khả khi (Achievable)

Khi đặt mục tiêu có thể đạt được, cần xem xét các điểm sau:

  • Làm thế nào để cá nhân đạt được mục tiêu?
  • Mục tiêu thực tế đến mức nào?
  • Các công cụ và kỹ năng cần thiết có sẵn không?
  • Cần phải làm gì để đạt được mục tiêu?
  • Những công cụ và kỹ năng nào sẽ được yêu cầu để đạt được mục tiêu

4. Đặt mục tiêu phù hợp (Relevant)

Một mục tiêu phù hợp phải trả lời các câu hỏi sau dưới dạng khẳng định:

  • Liệu mục tiêu có xứng đáng để theo đuổi không?
  • Mục tiêu có phản ánh những nỗ lực và nhu cầu khác không?
  • Đây có phải là thời điểm thích hợp để thực hiện mục tiêu không?
  • Người được giao có phải là người phù hợp để thực hiện mục tiêu này không?
  • Đây có phải là mục tiêu phù hợp với môi trường kinh tế - xã hội hiện nay không?

5. Đặt giới hạn thời gian cho mục tiêu (Time-bound)

Khi thiết lập khung thời gian cho mục tiêu, cần trả lời các câu hỏi sau:

  • Khi nào mục tiêu sẽ đạt được?
  • Những gì có thể được thực hiện sáu tháng kể từ bây giờ?
  • Những gì có thể đạt được sáu tuần kể từ bây giờ?
  • Những gì có thể được thực hiện ngày hôm nay?
Nhận ngay khóa học tiêu chuẩnMIỄN PHÍ

Ví dụ về mô hình SMART

Mỗi yếu tố của mô hình SMART đóng một vai trò quan trọng trong việc xác định mục tiêu để vạch ra kế hoạch rõ ràng nhằm đạt được các mục tiêu đó. Dưới đây là một số ví dụ thực tế về các yếu tố trong mô hình SMART:

1. Ví dụ về yếu tố Cụ thể (S) trong mục tiêu

  • Ký hợp đồng với 5 khách hàng mới trong 60 ngày tới.
  • Tăng lưu lượng truy cập web đến trang chủ của công ty thêm 20% trong 60 ngày tới.
  • Đạt doanh thu 10.000 USD vào cuối quý.

2. Ví dụ về yếu tố Có thể đo lường được (M) trong mục tiêu

  • Tập thể dục 30 phút mỗi ngày trong bảy ngày tiếp theo.
  • Tăng lượng người theo dõi LinkedIn lên 30% trong quý III.
  • Đặt mục tiêu đi bộ một dặm, ba lần một tuần.

3. Ví dụ về yếu tố Khả thi (A) trong mục tiêu

  • Dọn vệ sinh văn phòng một tuần một lần
  • Tăng số lượt đăng ký nhận tài liệu thêm 10% mỗi tháng.
  • Viết 5 bài viết mỗi tuần

4. Ví dụ về yếu tố Hợp lý (R) trong mục tiêu

  • Tăng số lượng data 30% trong năm tới
  • Tạo và thử nghiệm hai phiên bản email trước khi gửi email hàng hoạt

5. Ví dụ về yếu tố Giới hạn thời gian (T) trong mục tiêu

  • Tăng số lượng người dùng hàng tháng cho ứng dụng di động lên 1.000 sau 4 tháng.
  • Gọi xong danh sách 15 khách hàng tiềm năng trong tháng

Lợi ích của Mô hình SMART là gì?

Sử dụng Mô hình SMART để thiết lập mục tiêu mang đến nhiều cơ hội thành công cho cả cá nhân và doanh nghiệp, đồng thời có thể giúp đạt được các mục tiêu ngắn hạn và dài hạn. Dưới đây là các lợi ích mà cá nhân và doanh nghiệp có thể nhận được:

  • Dễ tập trung và có định hướng rõ ràng: Mục tiêu SMART chia nhỏ các mục tiêu rộng hơn thành các mục tiêu cụ thể và có thể thực hiện được, từ đó mang lại ý thức định hướng và tập trung vào kết quả mong muốn.
  • Đánh giá điểm mạnh và điểm yếu: Trong khi thiết lập mục tiêu, mọi người có thể thiết lập các tiêu chuẩn và đánh giá điểm mạnh và điểm yếu của mình để xem mức độ khả thi trong quá trình đạt mục tiêu.
  • Tạo động lực để thành công: Một khi các mục tiêu đã được đặt ra, hầu hết mọi người đều sẽ muốn làm việc chăm chỉ để đạt được chúng. Ví dụ, một công ty muốn tăng doanh số bán hàng có thể thiết lập một chương trình khuyến khích nhân viên nhằm thúc đẩy nhân viên đạt được những cột mốc nhất định.
  • Hành động hiệu quả: Mục tiêu SMART có thể đạt được nhưng cũng đầy thách thức. Các khía cạnh đầy thách thức của mục tiêu SMART sẽ tự động buộc mọi người ra khỏi vùng an toàn để hành động.
  • Đạt được kết quả nhanh hơn: Khi theo đuổi các mục tiêu, đặc biệt là mục tiêu SMART, mọi người sẽ lãng phí ít thời gian hơn vào những nhiệm vụ không liên quan và dành nhiều thời gian hơn để đạt được kết quả mong muốn.
  • Xác định các vấn đề tiềm ẩn: SMART là một công cụ nâng cao hiệu suất vì nó có thể xác định những lĩnh vực cần cải thiện. Ví dụ: một công ty sử dụng mô hình này có thể xác định xem liệu thời gian sản xuất có kịp để hoàn thành đơn hàng theo yêu cầu của khách hàng không?
  • Tăng cảm giác hài lòng: Mục tiêu SMART có thể mang lại cảm giác hài lòng khi mọi người tiếp tục theo dõi tiến trình tiến gần hơn tới mục tiêu của mình.
Tư vấn từ chuyên gia

Hy vọng rằng bài viết này của KNA đã giúp người đọc hiểu được Mục tiêu SMART là gì và những lợi ích khi sử dụng Mô hình SMART. Nếu gặp khó khăn trong quá trình thiết lập mục tiêu theo mô hình SMART, Quý Doanh Nghiệp vui lòng liên hệ với KNA CERT theo số Hotline: 0968.038.122 hoặc Email: salesmanager@knacert.com để được hỗ trợ sớm nhất.

Tin Mới Nhất

Hướng dẫn xây dựng chương trình ISO 22000 cho sản phẩm sữa

08-01-2025

Hướng dẫn xây dựng chương trình ISO 22000 cho sản phẩm sữa

ISO 22000 là tiêu chuẩn quốc tế về hệ thống quản lý an toàn thực phẩm được sử dụng nhằm đảm bảo rằng các sản phẩm thực phẩm trong đó có sản phẩm sữa. Việc xây dựng chương trình ISO...

Mục tiêu của ISO 22000 về đảm bảo ATTP và nâng cao hiệu quả kinh doanh

08-01-2025

Mục tiêu của ISO 22000 về đảm bảo ATTP và nâng cao hiệu quả kinh doanh

Với các mục tiêu rõ ràng như đảm bảo chất lượng, giảm thiểu rủi ro và cải tiến liên tục, ISO 22000 đã trở thành chuẩn mực không thể thiếu trong hành trình hướng đến sự bền vững và phát...

FQA: Giải đáp các câu hỏi về ISO 22000 thường gặp

08-01-2025

FQA: Giải đáp các câu hỏi về ISO 22000 thường gặp

ISO 22000 là một tiêu chuẩn quốc tế quan trọng trong ngành thực phẩm, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm từ khâu sản xuất đến tiêu thụ. Trong bài viết này, hãy cùng KNA CERT trả lời các...

Các bước tiến hành xây dựng ISO 22000 hiệu quả nhất

08-01-2025

Các bước tiến hành xây dựng ISO 22000 hiệu quả nhất

ISO 22000 là một tiêu chuẩn quốc tế về hệ thống quản lý an toàn thực phẩm. Để đạt được chứng nhận ISO 22000, doanh nghiệp cần tiến hành một loạt các bước xây dựng cụ thể và chi tiết....

Tìm hiểu các loại chi phí đánh giá ISO 22000 cho doanh nghiệp

08-01-2025

Tìm hiểu các loại chi phí đánh giá ISO 22000 cho doanh nghiệp

ISO 22000 được thiết lập để giúp các tổ chức trong chuỗi cung ứng thực phẩm đảm bảo sản phẩm an toàn cho người tiêu dùng. Để đạt được chứng nhận ISO 22000, doanh nghiệp cần trải qua một quá...

ISO 22000 có liên quan về nhân sự không? Tuyển dụng nhân viên ISO 22000

08-01-2025

ISO 22000 có liên quan về nhân sự không? Tuyển dụng nhân viên ISO 22000

ISO 22000 là tiêu chuẩn quốc tế về hệ thống quản lý an toàn thực phẩm được áp dụng cho mọi doanh nghiệp trong chuỗi cung ứng thực phẩm. Trong quá trình xây dựng hệ thống này, nhân sự đóng...

KNA đồng hành cùng bạn trên chặng đường vươn xa phía trước
Cùng phát triển bền vững & thịnh vượng

back to top
mesenger zalo
phone
0968.038.122
TẢI BẢNG GIÁ