Ngành Xây dựng thực hiện nghĩa vụ kiểm kê khí nhà kính
Để thực hiện nghĩa vụ giảm 74,3 triệu tấn CO2 tương đương, dự kiến trong năm 2024, Bộ Xây dựng sẽ ban hành Kế hoạch thực hiện giảm phát thải khí nhà kính lĩnh vực quản lý của Ngành Xây dựng. Dự kiến, Bộ Xây dựng sẽ kiểm kê phát thải khí nhà kính 50 doanh nghiệp sản xuất xi măng để tham gia thị trường giao dịch tín chỉ carbon.
50 doanh nghiệp sản xuất xi măng phải kiểm kê phát thải khí nhà kính
Báo Xây dựng đã phối hợp với Liên minh hỗ trợ công nghiệp Việt Nam (Visa) tổ chức hội thảo “Chuyển đổi xanh ngành công nghiệp - Kiểm kê khí nhà kính: Nền tảng cho lộ trình giảm phát thải”. Phát biểu tại hội thảo, ông Tào Khánh Hưng, Phó Tổng biên tập Báo Xây dựng cho biết, để đạt được mục tiêu phát thải ròng bằng "0", bên cạnh các nhóm giải pháp kỹ thuật cụ thể được đưa ra, Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 cũng đã quy định rõ về vai trò, trách nhiệm của cộng đồng doanh nghiệp phải tham gia thực hiện giảm phát thải khí nhà kính theo lộ trình.
Các quy định về kiểm kê phát thải khí nhà kính phải thực hiện từ năm 2023. Bên cạnh đó, các cơ chế hỗ trợ thực hiện nghĩa vụ giảm phát thải thông qua sàn giao dịch tín chỉ carbon, cơ chế bù trừ tín chỉ carbon..., sẽ được áp dụng thử nghiệm từ năm 2025, nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp đạt được mục tiêu giảm phát, chuyển đổi xanh, hướng đến nền sản xuất bền vững của mình.
Theo ông Vũ Ngọc Anh - Vụ trưởng Vụ Khoa học công nghệ và môi trường (Bộ Xây dựng), thời gian qua, Bộ Xây dựng đã thực hiện kiểm kê khí nhà kính cho nhóm ngành vật liệu xây dựng ưu tiên. Trong đó, sản xuất xi măng là ngành có tỷ trọng phát thải khí nhà kính lớn nhất, chiếm gần 80% tổng phát thải trong sản xuất vật liệu xây dựng năm 2014. Tỷ trọng này tăng lên khoảng 90% vào năm 2022. Hệ số phát thải của từng nhóm ngành sản phẩm cũng cho thấy cường độ phát thải và phát thải công nghiệp của nhóm sản xuất xi măng là cao nhất. Sản xuất gạch ốp lát, kính xây dựng phát thải khí nhà kính là không lớn nhưng cường độ phát thải của sản xuất kính và vôi là tương đối cao.
Theo Quyết định số 01/2022/QĐ-TTg ngày 18/01/2022 của Thủ tướng Chính phủ ban hành danh mục lĩnh vực, cơ sở phát thải khí nhà kính phải thực hiện kiểm kê khí nhà kính. Trong đó, có 50 cơ sở sản xuất xi măng đã được ghi nhận là đơn vị đầu tiên phải thực hiện nghĩa vụ kiểm kê khí nhà kính và đến năm 2026 bắt đầu xây dựng, triển khai các hành động giảm nhẹ phát thải khí nhà kính để đáp ứng hạn ngạch phát thải trước khi được phép tham gia thị trường giao dịch tín chỉ carbon.
THÔNG TIN THÊM: Nghị định số 06/2022/NĐ-CP ngày 7/01/2022 của Chính phủ quy định giảm nhẹ phát thải khí nhà kính và bảo vệ tầng ô-dôn, đến năm 2030, ngành Xây dựng phải giảm 74,3 triệu tấn CO2 tương đương (chiếm 13% so với tổng lượng giảm phát thải) đối với quá trình công nghiệp và sử dụng năng lượng trong sản xuất vật liệu xây dựng, tòa nhà. Tuy nhiên theo NDC 2022 thì lượng đóng góp giảm phát thải khí nhà kính của ngành Xây dựng sẽ tăng cao hơn. |
Ngành Xây dựng chuyển hướng xanh hóa, hướng đến phát thải ròng bằng “0”
Theo rà soát của Bộ Tài nguyên và Môi trường, năm 2023 sẽ trình Chính phủ bản cập nhật Quyết định số 01/2022/QĐ-TTg, trong đó đã bổ sung một số cơ sở sản xuất gạch, kính xây dựng vào danh mục các cơ sở phải thực hiện kiểm kê khí nhà kính, văn bản dự kiến ban hành đầu năm 2024.
“Để giảm phát thải khí nhà kính trong ngành công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng nói riêng, ngành công nghiệp nói chung thì cần có các giải pháp ứng dụng khoa học công nghệ, chuyển đổi mô hình sản xuất để xanh hóa ngành công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng, xanh hóa ngành công nghiệp xây dựng góp phần xanh hóa nền kinh tế và thực hiện mục tiêu phát thải ròng bằng “0” vào năm 2050 như cam kết của Việt Nam” - ông Vũ Ngọc Anh nhấn mạnh.
Kế hoạch hành động ứng phó với biến đổi khí hậu đến năm 2030 của Bộ Xây dựng đã đưa ra các nhiệm vụ ưu tiên về kiểm kê khí nhà kính, thực hiện đo đạc, báo cáo, thẩm định (MRV) giảm nhẹ phát thải khí nhà kính… Với sự hỗ trợ của một số tổ chức Quốc tế và tư vấn trong nước, Bộ Xây dựng đã xây dựng dự thảo hướng dẫn kiểm kê khí nhà kính và MRV giảm nhẹ phát thải khí nhà kính đối sản xuất vật liệu xây dựng, dự kiến sắp ban hành.
Bộ cũng đang nghiên cứu xây dựng Kế hoạch thực hiện giảm phát thải khí nhà kính lĩnh vực quản lý của Ngành Xây dựng thực hiện theo quy định tại Nghị định 06/2022/NĐ-CP và dự kiến văn bản sẽ ban hành vào năm 2024.
Tại hội thảo, đại diện các cơ quan quản lý nhà nước cùng các chuyên gia, doanh nghiệp đã chia sẻ những phân tích, nhận định đa chiều, đánh giá khách quan về tầm quan trọng và ý nghĩa của kiểm kê khí nhà kính trong sản xuất công nghiệp.
Trên cơ sở các chính sách về biến đổi khí hậu của Việt Nam cùng những hướng dẫn chỉ đạo của cơ quan quản lý nhà nước, các đại biểu đưa ra nhiều giải pháp xanh, từ xây dựng hệ sinh thái tác động đến việc xây dựng lộ trình chuyển đổi xanh cho doanh nghiệp, ứng dụng nhiên liệu sạch LNG trong sản xuất công nghiệp; kinh nghiệm thực tế từ những đơn vị đã có hành động hướng tới trung hòa carbon và thực hiện trách nhiệm với môi trường và xã hội.
KNA CERT là tổ chức cung cấp dịch vụ uy tín trong lĩnh vực kiểm kê và báo cáo phát thải khí nhà kính cho doanh nghiệp. Nhận thức được vai trò quan trọng của việc quản lý phát thải khí nhà kính trong Ngành Xây dựng, KNA CERT đã xây dựng hướng dẫn chi tiết giúp doanh nghiệp thực hiện hiệu quả công tác kiểm kê và báo cáo khí nhà kính. Quý Doanh Nghiệp vui lòng liên hệ với KNA CERT theo số Hotline: 0968.038.122 hoặc Email: salesmanager@knacert.com để được nhận tài liệu miễn phí.
Tin Mới Nhất
Các cấp trong HACCP là gì? Vai trò của cấp bậc trong doanh nghiệp thực phẩm
HACCP là tiêu chuẩn được sử dụng phổ biến về Hệ thống phân tích mối nguy và điểm kiểm soát tới hạn. Để áp dụng thành công hệ thống HACCP thì doanh nghiệp cần phân chia rõ ràng các cấp...
Hướng dẫn trình tự xây dựng HACCP - Lấy ví dụ cho HACCP
Tiêu chuẩn HACCP là tiêu chuẩn được sử dụng rộng rãi về Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm. Tuy nhiên, việc xây dựng và áp dụng thành công HACCP không phải là dễ dàng đối với nhiều doanh...
Hướng dẫn các bước rửa tay đúng HACCP
Nhân sự tham gia vào quá trình sản xuất thực phẩm không rửa tay đúng cách là một trong những nguyên nhân chính khiến sản phẩm bị ô nhiễm, gây thiệt hại lớn cho doanh nghiệp cả về chi phí...
Doanh nghiệp có HACCP thì có cần HALAL không?
Tiêu chuẩn HALAL là một tiêu chuẩn thực phẩm phổ biến, đặc biệt là với những thị trường có nhiều người Hồi Giáo sinh sống. Ngoài tiêu chuẩn này thì HACCP cũng là một tiêu chuẩn về an toàn thực...
Tiêu chuẩn HACCP có phải là ORGANIC không?
Cả hai tiêu chuẩn HACCP và ORGANIC đều là những tiêu chuẩn liên quan đến chất lượng và an toàn thực phẩm. Hiện nay, nhiều doanh nghiệp thắc mắc liệu rằng “HACCP có phải là ORGANIC không?’’ và chúng khác...
Làm ISO 22000 có cần làm HACCP không? Tích hợp ISO 22000 và HACCP
Cả hai tiêu chuẩn ISO 22000 và HACCP đều là những tiêu chuẩn quốc tế phổ biến về hệ thống quản lý an toàn thực phẩm. Tiêu chuẩn ISO 22000 ra đời sau tiêu chuẩn HACCP và lấy các nguyên...