Cùng doanh nghiệp vươn tầm quốc tế
nâng vị thế thương hiệu
quốc gia

MENU
KNA Cert - Quality Innovation

Kiểm kê khí nhà kính là gì? Các loại KNK cần kiểm kê & Hướng dẫn cụ thể

Kiểm kê khí nhà kính đã và sẽ tiếp tục trở thành nghĩa vụ bắt buộc mà các doanh nghiệp, cơ sở trong nhiều ngành nghề, lĩnh vực khác nhau phải thực hiện. Trong bài viết này, hãy cùng KNA CERT tìm hiểu kiểm kê khí nhà kính là gì và tham khảo hướng dẫn báo cáo kiểm kê khí nhà kính tuân thủ quy định của Pháp luật.

KIỂM KÊ KHÍ NHÀ KÍNH LÀ GÌ?

Kiểm kê khí nhà kính là hoạt động thu thập thông tin, số liệu về các nguồn phát thải khí nhà kính, tính toán lượng phát thải khí nhà kính, hấp thụ khí nhà kính trong một phạm vi xác định và trong một năm cụ thể theo phương pháp và quy trình do cơ quan có thẩm quyền ban hành.

TẠI SAO PHẢI KIỂM KÊ KHÍ NHÀ KÍNH?

Để tuân thủ Quy định của Pháp luật.

Ngày 18/1/2022 Phó Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 01/2022/QĐ-TTg ban hành Danh mục lĩnh vực, cơ sở phát thải khí nhà kính phải thực hiện kiểm kê khí nhà kính.

Theo đó, có 6 lĩnh vực phải thực hiện kiểm kê khí nhà kính gồm:

  • Năng lượng
  • Giao thông vận tải
  • Xây dựng
  • Các quá trình công nghiệp
  • Nông- lâm nghiệp và sử dụng đất, chất thải

Cụ thể, các cơ sở phát thải khí nhà kính phải thực hiện kiểm kê khí nhà kính là cơ sở có mức phát thải khí nhà kính hằng năm từ 3.000 tấn CO2 tương đương trở lên hoặc thuộc một trong các trường hợp sau:

  • Nhà máy nhiệt điện, cơ sở sản xuất công nghiệp có tổng lượng tiêu thụ năng lượng hằng năm từ 1.000 tấn dầu tương đương (TOE) trở lên
  • Công ty kinh doanh vận tải hàng hóa có tổng tiêu thụ nhiên liệu hằng năm từ 1.000 TOE trở lên
  • Tòa nhà thương mại có tổng tiêu thụ năng lượng hằng năm từ 1.000 TOE trở lên
  • Cơ sở xử lý chất thải rắn có công suất hoạt động hằng năm từ 65.000 tấn trở lên

→ Doanh nghiệp có thể xem Danh sách các cơ sở phải thực hiện kiểm kê khí nhà kính xem tại Phụ lục II-III-IV-V theo Quyết định 01/2022/QĐ-TTg

Đăng ký ngay

Để đáp ứng yêu cầu của khách hàng

Không chỉ các cơ quan nhà nước mà ngày các nhãn hàng cũng đóng góp tích cực vào công cuộc bảo vệ môi trường. Bằng chứng là hoạt động Kiểm kê khí nhà kính tại doanh nghiệp được thúc đẩy chủ yếu từ các nhãn hàng thông qua việc áp dụng các chương trình/tiêu chuẩn/công cụ quản lý như:

  • Tiêu chuẩn ISO 14064-1:2018 Phần 1: Quy định kỹ thuật và hướng dẫn để định lượng và báo cáo các phát thải và loại bỏ khí nhà kính ở cấp độ tổ chức
  • Chỉ số Higg Index (Higg FEM 3.0)
  • Tiêu chuẩn Tái chế Toàn cầu (Global Recycled Standard - GRS 4.0) của Textile Exchange
  • Tiêu chuẩn Dệt may Hữu cơ Toàn cầu (Global Organic Textile Standard - GOTS 6.0)

CÁC LOẠI KHÍ NHÀ KÍNH CẦN ĐƯỢC THEO DÕI VÀ KIỂM KÊ

Bốn loại khí nhà kính cơ bản cần được theo dõi và kiểm kê bao gồm:

  • Carbon dioxide (CO2): Đây là loại khí nhà kính phổ biến nhất, được thải ra từ các hoạt động đốt cháy nhiên liệu hóa thạch như than đá, dầu mỏ, khí đốt. CO2 có khả năng giữ nhiệt trong bầu khí quyển, góp phần làm gia tăng hiệu ứng nhà kính và dẫn đến biến đổi khí hậu.
  • Methane (CH4): CH4 được thải ra từ các hoạt động nông nghiệp, chăn nuôi gia súc, khai thác than đá, xử lý rác thải. CH4 có khả năng giữ nhiệt gấp 25 lần CO2 trong khoảng thời gian 100 năm.
  • Nitrous oxide (N2O): N2O được thải ra từ các hoạt động sử dụng phân bón hóa học, sản xuất axit nitric, đốt cháy sinh khối. N2O có khả năng giữ nhiệt gấp 298 lần CO2 trong khoảng thời gian 100 năm.
  • Nhóm khí fluorocarbon (HFCs): HFCs được sử dụng trong tủ lạnh, máy điều hòa không khí, bình xịt. HFCs có khả năng giữ nhiệt cao hơn nhiều so với CO2, góp phần làm gia tăng hiệu ứng nhà kính.

Ngoài ra, một số loại khí nhà kính khác cũng cần được theo dõi và kiểm kê, bao gồm:

  • Perfluorocarbon (PFCs): Được sử dụng trong sản xuất chất bán dẫn, màn hình LCD.
  • Sulfur hexafluoride (SF6): Được sử dụng trong thiết bị điện cao áp.
  • Nitrogen trifluoride (NF3): Được sử dụng trong sản xuất chất bán dẫn.

Việc theo dõi và kiểm kê chính xác các loại khí nhà kính này đóng vai trò quan trọng trong việc đánh giá mức độ phát thải khí nhà kính của một tổ chức hoặc khu vực, từ đó xây dựng chiến lược giảm thiểu phát thải hiệu quả và góp phần bảo vệ môi trường.

HƯỚNG DẪN KIỂM KÊ KHÍ NHÀ KÍNH

Bước 1: Xác định phương pháp kiểm kê khí nhà kính

Phương pháp kiểm kê khí nhà kính được căn cứ theo Hướng dẫn kiểm kê quốc gia khí nhà kính được ban hành năm 2006 (IPCC 2006) và Hướng dẫn kiểm kê quốc gia khí nhà kính năm 2019 hoàn thiện cho IPCC 2006 (IPCC 2019).

Bước 2: Lựa chọn hệ số phát thải khí nhà kính

Ngày 10/10/2022, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường đã ban hành Quyết định số 2626/QĐ-BTNMT trong đó công bố Danh mục hệ số phát thải phục vụ kiểm kê khí nhà kính

Bước 3: Thu thập số liệu liên quan đến hoạt động kiểm kê khí nhà kính

  • Số liệu hoạt động để kiểm kê khí nhà kính cấp lĩnh vực được tham khảo từ hướng dẫn IPCC 2006, IPCC 2019.
  • Nguồn số liệu hoạt động được thu thập từ Tổng cục thống kê, các cơ quan có liên quan ở cả trung ương và địa phương.
  • Nguyên tắc, quy trình và biểu mẫu thu thập số liệu hoạt động thực hiện theo quy định của pháp luật

Bước 4: Tiến hành Tính toán phát thải khí nhà kính

Dựa vào phương pháp kiểm kê khí nhà kính đã xác định tại Bước 1 để tính toán phát thải khí nhà kính của cơ sở. Để ra được kết quả kiểm kê khí nhà kính, doanh nghiệp cần tính toán, tổng hợp trên cơ sở:

  • Các biểu mẫu về số liệu hoạt động
  • Hệ số phát thải
  • Hệ số nóng lên toàn cầu cho các nguồn phát thải/hấp thụ được kiểm kê khí nhà kính

Bước 5: Kiểm soát chất lượng kiểm kê khí nhà kính cấp lĩnh vực

Căn cứ vào hướng dẫn IPCC 2006 và IPCC 2019 để thiết lập Quy trình kiểm soát chất lượng kiểm kê khí nhà kính. Việc kiểm soát bao gồm:

- Kiểm tra sự toàn diện, chính xác và đầy đủ của số liệu

  • Kiểm tra các giả thuyết và tiêu chuẩn chọn lựa số liệu hoạt động, hệ số phát thải, và những hệ số chuyển đổi
  • Rà soát lỗi nhập số liệu và tài liệu tham khảo
  • Kiểm tra phần tổng hợp số liệu
  • Kiểm tra tính liên tục của số liệu
  • Kiểm tra xu hướng phát thải

- Xác định, khắc phục lỗi và thiếu sót:

  • Kiểm tra phương pháp kiểm kê phát thải khí nhà kính
  • Kiểm tra cách ghi thông số và đơn vị, sử dụng các hệ số chuyển đổi
  • Kiểm tra độ không chắc chắn của kết quả kiểm kê phát thải khí nhà kính

- Kiểm tra tài liệu:

  • Kiểm tra tài liệu kiểm kê có đầy đủ không
  • Rà soát các văn bản lưu trữ

Các hoạt động trong quy trình này được thực hiện bởi các cơ quan không tham gia vào quá trình kiểm kê khí nhà kính

Bước 6: Đánh giá độ không chắc chắn kiểm kê khí nhà kính cấp lĩnh vực

  • Xác định độ không chắc chắn của số liệu hoạt động, hệ số phát thải, kết quả tính toán trong quá trình kiểm kê khí nhà kính
  • Xây dựng bảng tổng hợp độ không chắc chắn của kiểm kê khí nhà kính

Bước 7: Tính toán lại kết quả kiểm kê khí nhà kính

Việc tính toán lại kết quả kiểm kê khí nhà kính được thực hiện trong các trường hợp sau:

  • Phát hiện ra sai sót trong kết quả tính toán lượng phát thải khí nhà kính.
  • Có thay đổi về các phương pháp định kiểm kê nhà kính, số liệu hoạt động và hệ số phát thải.

Bước 8: Xây dựng báo cáo kết quả kiểm kê khí nhà kính

Báo cáo kiểm kê khí nhà kính được xây dựng theo Mẫu số 06, Phụ lục II Nghị định 06/2022/NĐ-CP quy định giảm nhẹ phát thải khí nhà kính và bảo vệ tầng ô-dôn.

>>> 6 Mẫu báo cáo kiểm kê khí nhà kính PDF Miễn phí

Tư vấn từ chuyên gia

LỘ TRÌNH KIỂM KÊ VÀ BÁO CÁO KHÍ NHÀ KÍNH TẠI VIỆT NAM

Căn cứ vào các quy định của pháp luật và văn bản hướng dẫn, lộ trình kiểm kê và báo cáo khí nhà kính dự định được triển khai như sau:

Giai đoạn 2023-2025

Xây dựng, thực hiện kế hoạch giảm nhẹ phát thải khí nhà kính. Trong đó:

  • Năm 2023: Cung cấp thông tin, số liệu, xây dựng kế hoạch kiểm kê khí nhà kính
  • Năm 2024: Kiểm kê khí nhà kính cấp cơ sở, xây dựng báo cáo kiểm kê 02 năm/1 lần
  • Năm 2025: Hoàn thiện báo cáo kết quả kiểm kê khí nhà kính cấp cơ sở; trước thời điểm 31/12/2025

Giai đoạn 2026-2030

  • Phê duyệt kế hoạch giảm nhẹ phát thải khí nhà kính, gửi Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ quản lý, SởTài nguyên và môi trường
  • Hướng tới trao đổi Tín chỉ cacbon tại Sàn giao dịch tín chỉ Carbon

Chi nhánh Công ty Cổ phần Công nghiệp Nhựa Phú Lâm (Đồng Nai)

Chi nhánh Công ty Cổ phần Công nghiệp Nhựa Phú Lâm (Đồng Nai) triển khai kiểm kê khí nhà kính theo ISO 14064-1

Công ty TNHH Wistron Infocomm (Việt Nam)

Công ty TNHH Wistron Infocomm (Việt Nam) triển khai kiểm kê khí nhà kính theo ISO 14064-1

LỢI ÍCH KHI KIỂM KÊ KHÍ NHÀ KÍNH

Thực hiện việc kiểm kê và báo cáo khí nhà kính mang lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp:

Tuân thủ quy định pháp luật

Việc kiểm kê và báo cáo khí nhà kính giúp doanh nghiệp tuân thủ các quy định pháp luật liên quan đến môi trường, đặc biệt là về quản lý khí nhà kính. Điều này giúp doanh nghiệp tránh được các rủi ro pháp lý và tránh bị phạt về việc không tuân thủ quy định.

Nâng cao uy tín doanh nghiệp

Bằng cách thể hiện cam kết với việc bảo vệ môi trường, doanh nghiệp có thể tạo dựng được một hình ảnh tích cực trong mắt cộng đồng và các đối tác kinh doanh. Điều này giúp nâng cao uy tín của doanh nghiệp trong ngành của mình cũng như trong cộng đồng.

Tiết kiệm chi phí

Qua việc kiểm soát và giảm thiểu lượng khí nhà kính, doanh nghiệp có thể tiết kiệm chi phí vận hành. Việc tăng cường hiệu quả sử dụng năng lượng và tài nguyên cũng giúp giảm chi phí sản xuất và vận hành.

Phát triển bền vững

Việc quản lý phát thải khí nhà kính tác động tích cực tới việc bảo vệ môi trường, giúp doanh nghiệp tham gia vào việc bảo vệ và duy trì cân bằng môi trường. Điều này không chỉ tạo điều kiện cho sự phát triển lâu dài của doanh nghiệp mà còn góp phần vào sự phát triển bền vững của cộng đồng và xã hội.

Tạo lợi thế cạnh tranh

Việc thực hiện kiểm kê và báo cáo khí nhà kính không chỉ giúp doanh nghiệp tuân thủ quy định pháp luật mà còn giúp tạo ra lợi thế cạnh tranh so với các đối thủ khác cùng ngành. Những doanh nghiệp có trách nhiệm xã hội tốt luôn được tin tưởng trong thời đại ngày nay. Doanh nghiệp cũng có thể tận dụng hình ảnh tích cực của mình để thu hút các nhà đầu tư, đối tác và những khách hàng có ý thức về môi trường.

→ Trên hết, việc kiểm kê và báo cáo khí nhà kính không chỉ là trách nhiệm, nghĩa vụ pháp lý mà còn là cơ hội để họ thể hiện cam kết bảo vệ môi trường và phát triển bền vững.

>>> Tư vấn kiểm kê khí nhà kính: Giải pháp Chuyên nghiệp & Toàn diện

----------------------------------------------------------------------------------------------------

Trên đây là những thông tin về kiểm kê và báo cáo khí nhà kính. KNA CERT cung cấp dịch vụ hướng dẫn kiểm kê vào lập báo cáo phát thải, doanh nghiệp vui lòng liên hệ với KNA CERT theo số Hotline: 0968.038.122 hoặc Email: salesmanager@knacert.com để được hỗ trợ.

Tin Mới Nhất

Thư mời tham dự Hội Thảo “Hướng dẫn tính toán và lập báo cáo kiểm kê khí nhà kính theo ISO 14064-1:2018 và tuân thủ ND06/2022/ND-CP”

03-07-2024

Thư mời tham dự Hội Thảo “Hướng dẫn tính toán và lập báo cáo kiểm kê khí nhà kính theo ISO 14064-1:2018 và tuân thủ ND06/2022/ND-CP”

Thư mời tham dự Hội Thảo “Hướng dẫn tính toán và lập báo cáo kiểm kê khí nhà kính theo ISO 1406401:2018 và tuân thủ ND06/2022/ND-CP” 

Thư mời tham dự Hội Thảo “Tiêu chuẩn EN 15343:2008 và thuế với sản phẩm nhựa xuất khẩu đi Châu Âu”

01-07-2024

Thư mời tham dự Hội Thảo “Tiêu chuẩn EN 15343:2008 và thuế với sản phẩm nhựa xuất khẩu đi Châu Âu”

THƯ MỜI THAM DỰ HỘI THẢO “Tiêu chuẩn EN 15343:2008 và thuế với sản phẩm nhựa xuất khẩu đi Châu Âu” Rác thải nhựa đang trở thành mối đe dọa môi tườ

[ISO 9001:2015] Điều khoản 8.2: Yêu cầu đối với Sản phẩm và Dịch vụ

24-06-2024

[ISO 9001:2015] Điều khoản 8.2: Yêu cầu đối với Sản phẩm và Dịch vụ

Trong tiêu chuẩn ISO 9001:2015, Điều khoản 8.2 – “Yêu cầu đối với sản phẩm” là một trong những yếu tố quan trọng đối với việc đảm bảo chất lượng sản phẩm, dịch vụ của một tổ chức. Hãy cùng...

Đào tạo Tiêu chuẩn ISO 14064-1 cho Công ty Cổ phần Cáp điện và Hệ thống LS-VINA

21-06-2024

Đào tạo Tiêu chuẩn ISO 14064-1 cho Công ty Cổ phần Cáp điện và Hệ thống LS-VINA

Được thành lập vào năm 1996, LS VINA Cable & System là một trong những công ty con thành công nhất ở nước ngoài của LS Cable & System - Hàn Quốc, và hiện là nhà sản xuất dây cáp...

Điều Khoản 8.1 ISO 9001 - Hoạch Định và Kiểm Soát Việc Thực Hiện

19-06-2024

Điều Khoản 8.1 ISO 9001 - Hoạch Định và Kiểm Soát Việc Thực Hiện

Điều khoản 8.1 của ISO 9001:2015 nổi bật như nền tảng cho việc lập kế hoạch và kiểm soát hoạt động. Hãy tìm hiểu về yêu cầu và lợi ích khi áp dụng điều khoản này cùng với KNA CERT. 

Tư vấn kiểm kê khí nhà kính: Giải pháp Chuyên nghiệp & Toàn diện

30-05-2024

Tư vấn kiểm kê khí nhà kính: Giải pháp Chuyên nghiệp & Toàn diện

Sử dụng dịch vụ tư vấn kiểm kê khí nhà kính là giải pháp hữu hiệu và toàn diện giúp các tổ chức, doanh nghiệp thực hiện kiểm kê và báo cáo phát thải hiệu quả và chính xác.

KNA đồng hành cùng bạn trên chặng đường vươn xa phía trước
Cùng phát triển bền vững & thịnh vượng

back to top
mesenger zalo
phone
0968.038.122
TẢI BẢNG GIÁ