ISO 14064-1:2018 Hướng dẫn kiểm kê & báo cáo khí nhà kính cho doanh nghiệp
ISO 14064-1:2018 là nội dung quan trọng nhất thuộc Hệ thống Tiêu chuẩn ISO 14064 liên quan tới hoạt động quản lý khí nhà kính. Tiêu chuẩn ISO 14064-1 đặt ra các yêu cầu về thiết kế, phát triển, quản lý, báo cáo và thẩm định việc kiểm kê khí nhà kính của doanh nghiệp. Trong bài viết này, hãy cùng KNA CERT tìm hiểu kỹ hơn về Tiêu chuẩn ISO 14064 cũng như nội dung chi tiết của ISO 14064-1.
ISO 14064 LÀ GÌ?
Sơ lược về ISO 14064
Vào tháng 03/2006, Tổ chức Tiêu chuẩn hóa Quốc tế (ISO - International Organization for Standardization) đã hoàn thành phát triển ISO 14064 trong 4 năm, một tiêu chuẩn quốc tế gồm 3 phần về hoạt động quản lý khí nhà kính, bao gồm cả việc phát triển các bản kiểm kê phát thải thực thể.
Quá trình xây dựng Tiêu chuẩn ISO 14064 có sự tham gia của hơn 175 chuyên gia đại diện từ 45 quốc gia. Tiêu chuẩn này bao gồm các yêu cầu tối thiểu đối với việc kiểm kê khí nhà kính nhằm cung cấp một cấu trúc cơ bản để có thể thực hiện đánh giá độc lập nhất quán và đáng tin cậy.
Tiêu chuẩn ISO 14064 cung cấp cho các nhà hoạch định chính sách nền tảng sẵn sàng về các phương pháp thực hành tốt nhất để xây dựng chương trình giảm phát thải khí nhà kính. Đối với các tổ chức, doanh nghiệp, ISO 14064 mang đến cơ hội cải thiện tính nhất quán, tăng tính linh hoạt và tạo điều kiện cho hoạt động kiểm kê khí nhà kính tự nguyện.
Các phần của ISO 14064:2018
ISO 14064 bao gồm 3 phần, mỗi phần có trọng tâm kỹ thuật khác nhau:
- ISO 14064-1: Phần 1 của Tiêu chuẩn ISO 14064 có tiêu đề “Đặc điểm kỹ thuật kèm theo hướng dẫn ở cấp tổ chức để định lượng và báo cáo lượng phát thải và loại bỏ khí nhà kính”. Phần này của tiêu chuẩn đề cập đến việc tiến hành kiểm kê phát thải khí nhà kính của các tổ chức sử dụng phương pháp tiếp cận từ dưới lên để thu thập, tổng hợp và định lượng phát thải dữ liệu.
- ISO 14064-2: Phần 2 của Tiêu chuẩn ISO 14064 đề cập đến việc định lượng và báo cáo mức giảm phát thải từ các hoạt động của dự án.
- ISO 14064-3: Phần 3 của Tiêu chuẩn ISO 14064 có tiêu đề “Thông số kỹ thuật kèm theo hướng dẫn và xác minh các xác nhận khí nhà kính”. Phần này thiết lập một quy trình để xác minh tuyên bố về khí nhà kính, bao gồm cả kiểm kê của tổ chức, bất kể bản kiểm kê đó có được phát triển theo Phần 1 hay không. Quy trình xác minh này có thể áp dụng bởi kiểm toán viên nội bộ của tổ chức hoặc được thực hiện bởi bên thứ ba độc lập.
→ Trong đó ISO 14064-1 là tiêu chuẩn được quan tâm và và phổ biến hơn cả. KNA CERT sẽ tập trung cung cấp thông tin sâu hơn về tiêu chuẩn này.
TIÊU CHUẨN ISO 14064-1 LÀ GÌ?
ISO 14064-1:2018 là gì?
ISO 14064-1 Phần 1 của Tiêu chuẩn ISO 14064. Tiêu chuẩn ISO 14064-1 quy định các nguyên tắc và yêu cầu ở cấp tổ chức đối với việc định lượng và báo cáo phát thải và loại bỏ khí nhà kính (GHG). Nó bao gồm các yêu cầu về thiết kế, phát triển, quản lý, báo cáo và thẩm định việc kiểm kê khí nhà kính của tổ chức.
ISO 14064-1:2018 là phiên bản mới nhất hiện nay của tiêu chuẩn ISO 14064-1 được ban hành vào tháng 12/2018. ISO 14064-1:2018 ra đời thay thế cho phiên bản trước đó là ISO 14064-1:2006 (được ban hành vào tháng 03/2006).
Phạm vi áp dụng Bộ tiêu chuẩn ISO 14064-1
Tiêu chuẩn ISO 14064-1 phù hợp với tất cả các doanh nghiệp hoạt động trong mọi ngành nghề, lĩnh vực, không phân biệt quy mô hay vị trí địa lý, tất cả các tổ chức đều có thể áp dụng và triển khai thẩm định ISO 14064-1 để xác định, kiểm kê và báo cáo phát thải khí nhà kính.
Đặc biệt, tại Việt Nam, ngày 18/01/2022, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định Số: 01/2022/QĐ-TTg về Danh mục lĩnh vực, cơ sở phát thải khí nhà kính phải thực hiện kiểm kê khí nhà kính. Theo đó sẽ có khoảng 2000 các Doanh Nghiệp Việt Nam thuộc phạm vi của Quyết định này và phải tiến hành chứng nhận ISO 14064 để chứng minh sự tuân thủ.
Các doanh nghiệp được nhắc tới thuộc các lĩnh vực chính sau:
STT | Lĩnh vực phải thực hiện kiểm kê khí nhà kính |
I. | Năng lượng |
1 | Công nghiệp sản xuất năng lượng |
2 | Khai thác than |
3 | Khai thác dầu và khí tự nhiên |
II | Giao thông vận tải |
1 | Tiêu thụ năng lượng trong giao thông vận tải |
III. | Xây dựng |
1 | Tiêu thụ năng lượng trong ngành xây dựng |
2 | Các quá trình công nghiệp trong sản xuất vật liệu xây dựng |
IV. | Các quá trình công nghiệp |
1 | Sản xuất hóa chất |
2 | Luyện kim |
3 | Công nghiệp điện tử |
4 | Sử dụng sản phẩm thay thế cho các chất làm suy giảm tầng ô-dôn |
5 | Sản xuất và sử dụng các sản phẩm công nghiệp khác |
V. | Nông nghiệp, lâm nghiệp và sử dụng đất |
1 | Chăn nuôi |
2 | Lâm nghiệp và thay đổi sử dụng đất |
3 | Trồng trọt |
4 | Tiêu thụ năng lượng trong nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản |
5 | Các nguồn phát thải khác trong nông nghiệp |
VI. | Chất thải |
1 | Bãi chôn lấp chất thải rắn |
2 | Xử lý chất thải rắn bằng phương pháp sinh học |
3 | Xử lý và xả thải nước thải |
NỘI DUNG TIÊU CHUẨN ISO 14064-1:2018
1. Phạm vi
2. Tài liệu tham khảo
3. Thuật ngữ và định nghĩa
3.1 Thuật ngữ liên quan đến khí nhà kính
3.2 Thuật ngữ liên quan đến quá trình kiểm kê khí nhà kính
3.3 Thuật ngữ liên quan đến vật liệu sinh học và sử dụng đất
3.4 Thuật ngữ liên quan đến tổ chức, bên liên quan và xác minh
4. Nguyên tắc
4.1 Tổng quát
4.2 Sự liên quan
4.3 Tính đầy đủ
4.4 Tính nhất quán
4.5 Độ chính xác
4.6 Tính minh bạch
5. Ranh giới kiểm kê khí nhà kính
5.1 Ranh giới tổ chức
5.2 Ranh giới báo cáo
5.2.1 Thiết lập ranh giới báo cáo
5.2.2 Phát thải và loại bỏ khí nhà kính trực tiếp
5.2.3 Phát thải khí nhà kính gián tiếp
5.2.4 Phân loại kiểm kê khí nhà kính
6. Định lượng phát thải và hấp thụ khí nhà kính
6.1 Nhận dạng nguồn và bể hấp thụ khí nhà kính
6.2 Lựa chọn phương pháp định lượng
6.2.1 Khái quát
6.2.2 Lựa chọn và thu thập dữ liệu dùng để định lượng
6.2.3 Lựa chọn hoặc xây dựng mô hình định lượng khí nhà kính
6.3 Tính toán phát thải và hấp thụ khí nhà kính
6.4 Kiểm kê GHG năm cơ sở
6.4.1 Lựa chọn và thiết lập năm cơ sở
6.4.2 Rà soát kiểm kê khí nhà kính năm cơ sở
7. Hoạt động giảm thiểu
7.1 Các sáng kiến tăng cường giảm phát thải và loại bỏ khí nhà kính
7.2 Các dự án tăng cường giảm thiểu hoặc loại bỏ phát thải khí nhà kính
7.3 Mục tiêu tăng cường giảm thiểu hoặc loại bỏ phát thải khí nhà kính
8. Quản lý chất lượng kiểm kê khí nhà kính
8.1 Quản lý thông tin khí nhà kính
8.2 Lưu giữ tài liệu và lưu giữ hồ sơ
8.3 Đánh giá độ không đảm bảo
9. Báo cáo khí nhà kính
9.1 Khái quát
9.2 Lập kế hoạch báo cáo khí nhà kính
9.3 Nội dung báo cáo khí nhà kính
9.3.1 Thông tin cần thiết
9.3.2 Thông tin khuyến nghị
9.3.3 Thông tin tùy chọn và các yêu cầu liên quan
10. Vai trò của tổ chức trong hoạt động xác minh
Phụ lục A (tham khảo) Quy trình hợp nhất dữ liệu
A.1 Khái quát
A.2 Hợp nhất dựa trên kiểm soát
A.3 Hợp nhất dựa trên vốn sở hữu
Phụ lục B (tham khảo) Phân loại phát thải khí nhà kính trực tiếp và gián tiếp
B.1 Khái quát
B.2 Loại 1: Phát thải và loại bỏ khí nhà kính trực tiếp
B.3 Loại 2: Phát thải khí nhà kính gián tiếp từ năng lượng nhập khẩu
B.4 Loại 3: Phát thải khí nhà kính gián tiếp từ giao thông vận tải
B.5 Loại 4: Phát thải khí nhà kính gián tiếp từ các sản phẩm được tổ chức sử dụng
B.6 Loại 5: Phát thải khí nhà kính gián tiếp liên quan đến việc sử dụng sản phẩm của tổ chức
B.7 Loại 6: Phát thải khí nhà kính gián tiếp từ các nguồn khác
Phụ lục C (tham khảo) Hướng dẫn lựa chọn, thu thập và sử dụng dữ liệu cho phương pháp định lượng GHG đối với phát thải trực tiếp
C.1 Khái quát
C.2 Hướng dẫn lựa chọn phương pháp định lượng
C.3 Hướng dẫn lựa chọn và thu thập dữ liệu dùng để định lượng
C.4 Dữ liệu cụ thể về địa điểm
C.5 Dữ liệu không cụ thể về địa điểm
C.6 Hướng dẫn lựa chọn hoặc xây dựng mô hình định lượng khí nhà kính
C.7 Tính toán phát thải và hấp thụ khí nhà kính
Phụ lục D (quy định) Xử lý phát thải khí nhà kính sinh học và loại bỏ CO2
Phụ lục E (quy định) Xử lý điện
E.1 Khái quát
E.2 Xử lý điện nhập khẩu
E.3 Xử lý điện xuất khẩu
Phụ lục F (tham khảo) Cấu trúc và tổ chức báo cáo kiểm kê khí nhà kính
Phụ lục G (tham khảo) Hướng dẫn về nông lâm nghiệp
G.1 Khái quát
G.2 Ranh giới kiểm kê khí nhà kính và định lượng phát thải và loại bỏ khí nhà kính
G.3 Tính toán trữ lượng cacbon
G.4 Phân bổ thay đổi trữ lượng carbon theo thời gian
G.5 Các khu vực ngoài phụ lục hướng dẫn nông nghiệp này
Phụ lục H (tham khảo) Hướng dẫn quá trình xác định lượng phát thải khí nhà kính gián tiếp đáng kể
H.1 Tổng quát
H.2 Xác định mục đích sử dụng dự kiến kiểm kê khí nhà kính
H.3 Xác định tiêu chí để đánh giá tầm quan trọng của phát thải gián tiếp, nhất quán với mục đích sử dụng dự kiến của kiểm kê
H.4 Xác định và đánh giá phát thải gián tiếp
H.5 Áp dụng tiêu chí để lựa chọn lượng phát thải gián tiếp đáng kể
DOANH NGHIỆP ĐƯỢC LỢI ÍCH GÌ KHI ÁP DỤNG VÀ THẨM ĐỊNH ISO 14064-1?
Việc áp dụng và đánh giá thẩm định theo tiêu chuẩn ISO 14064-1 mang lại nhiều lợi ích quan trọng cho doanh nghiệp. Cụ thể:
- Áp dụng ISO 14064-1 giúp doanh nghiệp chuẩn bị sẵn sàng cho các chương trình báo cáo khí thải bắt buộc và tạo cơ hội tham gia vào thị trường các-bon trong tương lai, từ đó mở ra một nguồn thu nhập mới và tăng tính cạnh tranh.
- Đánh giá theo ISO 14064-1 giúp công ty có cái nhìn rõ ràng về lượng phát thải hiện tại, từ đó có thể định lượng và quản lý lượng phát thải hiệu quả hơn. Điều này giúp doanh nghiệp xác định rủi ro liên quan đến hạn ngạch khi nhà kính trong tương lai và đưa ra các biện pháp giảm phát thải phù hợp.
- Việc tự nguyện công bố dữ liệu về lượng phát thải khi nhà kính theo chuẩn ISO 14064-1 giúp tăng tính minh bạch của công ty. Điều này không chỉ cải thiện hình ảnh của doanh nghiệp mà còn giúp họ được ghi nhận là một trong những đơn vị tiên phong trong việc chấp nhận và thực hiện các hành động cụ thể để chống biến đổi khí hậu.
- Việc đánh giá theo ISO 14064-1 giúp xác định lộ trình giảm phát thải khí nhà kính và/hoặc mục tiêu net-zero. Điều này không chỉ giúp doanh nghiệp thực hiện cam kết với môi trường mà còn giúp họ xây dựng nền tảng cho chiến lược phát triển các-bon thấp, từ đó giảm thiểu ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường.
- Áp dụng ISO 14064-1 là bước đầu tiên và quan trọng để công ty phát triển chiến lược tận dụng các cơ hội từ biến đổi khí hậu. Điều này giúp doanh nghiệp thu hút đầu tư và tạo ra những cơ hội kinh doanh mới, đồng thời tạo dựng lợi thế cạnh tranh trong ngành.
Chi nhánh Công ty Cổ phần Công nghiệp Nhựa Phú Lâm (Đồng Nai)
Công ty TNHH Wistron Infocomm (Việt Nam)
Chi nhánh Công ty TNHH Long Sơn tại Thanh Hóa - Nhà máy Xi măng Long Sơn
DỊCH VỤ HỖ TRỢ CẤP TUYÊN BỐ XÁC MINH KHÍ NHÀ KÍNH THEO ISO 14064-1
Là một trong những tổ chức Đào tạo - Chứng nhận uy tín hàng đầu tại Việt Nam hiện nay, KNA CERT cung cấp dịch vụ hỗ trợ cấp Tuyên bố xác minh khí nhà kính ISO 14064-1 theo phiên bản mới nhất cho tất cả các tổ chức, doanh nghiệp trong chuỗi cung ứng Toàn cầu.
Hiện nay, KNA CERT là ĐỐI TÁC ĐỘC QUYỀN tại Việt Nam của nhiều Tổ chức Chứng nhận Quốc tế, được ủy quyền cung cấp các dịch vụ tiêu chuẩn, trong đó có Dịch vụ Thẩm định ISO 14064-1 (hợp tác với TÜV Austria Hellas), hỗ trợ doanh nghiệp xác định, kiểm kê và báo cáo phát thải khí nhà kính.
KNA CERT cam kết về chất lượng dịch vụ:
- Quy trình làm việc Khoa học – Chuyên nghiệp
- Thủ tục tinh giản – Đảm bảo tiến độ
- Báo phí trọn gói từ A đến Z – Không phát sinh chi phí
- Hỗ trợ 24/7 – Tận tâm – Trách Nhiệm
- Chính sách hậu mãi siêu tốt – Kèm nhiều ưu đãi hấp dẫn
→ Tìm hiểu thêm về Dịch vụ Thẩm định ISO 14064 của KNA CERT
Hy vọng bài viết này đã phần nào giúp người đọc hiểu Tiêu chuẩn ISO 14064 là gì và nắm được một số thông tin cụ thể hơn về ISO 14064-1:2018. Nếu Quý Doanh Nghiệp muốn biết chi tiết hơn về các yêu cầu của tiêu chuẩn, muốn nhận tài liệu ISO 14064-1 PDF Free Download hoặc quan tâm tới dịch vụ Đánh giá thẩm định ISO 14064-1, vui lòng liên hệ với KNA CERT theo số Hotline: 0968.038.122 hoặc Email: salesmanager@knacert.com để được hỗ trợ sớm nhất.
Tin Mới Nhất
So sánh HACCP và ISO 22000 - Tương đồng & Khác biệt ở đâu?
Hai tiêu chuẩn nổi bật trong lĩnh vực an toàn thực phẩm hiện nay là HACCP và ISO 22000. Mặc dù đều có mục đích chung là quản lý an toàn thực phẩm nhưng chúng lại có những điểm tương...
Danh mục Bộ tài liệu HACCP chi tiết & đầy đủ nhất
Trong bối cảnh các yêu cầu về an toàn thực phẩm ngày càng khắt khe hơn, các doanh nghiệp trong ngành thực phẩm cần phải áp dụng hệ thống quản lý chặt chẽ để đảm bảo sản phẩm của mình...
Lưu đồ HACCP là gì? Ký hiệu lưu đồ HACCP & Ứng dụng lưu đồ trong HACCP
Ngày nay, rất nhiều doanh nghiệp áp dụng tiêu chuẩn HACCP nhằm đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Việc tuân thủ mọi bước của quy trình sản xuất thực phẩm được giám sát tỉ mỉ theo HACCP là...
[HACCP Audit Checklist] Checklist đánh giá HACCP kiểm tra sự tuân thủ
Áp dụng tốt tiêu chuẩn HACCP giúp doanh nghiệp đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm cũng như nâng cao uy tín và có được lòng tin của khách hàng và đối tác. Để tuân thủ tốt các yêu...