Những doanh nghiệp "dẫn đầu" trong thực hiện Trách Nhiệm Xã Hội (CSR)
Trách nhiệm xã hội doanh nghiệp (CSR) là cam kết của doanh nghiệp đối với đạo đức kinh doanh, đóng góp vào phát triển kinh tế bền vững, từ đó nâng cao chất lượng cuộc sống cho người lao động nói riêng, cộng đồng địa phương và xã hội nói chung. Dưới đây là danh sách một số doanh nghiệp thực hiện trách nhiệm xã hội một cách thiết thực, ảnh hưởng tích cực tới cộng đồng
HSBC Việt Nam - Một trong những doanh nghiệp đi đầu trong thực hiện CSR
Trong gần 30 năm hoạt động tại Việt Nam kể từ năm 1995, HSBC Việt Nam đã cùng các tổ chức phi chính phủ quốc tế và địa phương thực hiện hàng trăm dự án về phát triển giáo dục, bảo vệ môi trường, phát triển cộng đồng tại hơn 30 tỉnh, thành phố trên toàn quốc.
Một số dự án tiêu biểu: dự án Future First (trao cơ hội học tập cho 19.000 trẻ em); dự án JA More Than Money (tổ chức các khóa học tài chính cho hơn 1.000 học sinh tiểu học); xây thư viện lưu động cho 136 trường…
Từ năm 2012, ngân hàng cho phép nhân viên được nghỉ hai ngày mỗi năm để tham gia các hoạt động tình nguyện.
Tập đoàn Lộc Trời - Một trong những doanh nghiệp đi đầu trong thực hiện CSR
Là cơ quan có mối quan hệ chặt chẽ với nông dân, công ty cổ phần Bảo vệ thực vật An Giang (nay là tập đoàn Lộc Trời) sẵn sàng chia một phần lợi nhuận cho nông dân thông qua các chương trình xã hội, chuyển giao kỹ thuật và từ thiện.
Nổi bật là quỹ Chăm sóc sức khỏe nông dân (được thành lập từ năm 2004). Tính đến năm 2018, quỹ này đã khám, chữa bệnh cho hơn 500.000 nông dân nghèo, hơn 7.000 ca mổ mắt thay thủy tinh thể.
Ngoài ra, từ năm 2006, công ty còn triển khai chương trình Cùng nông dân ra đồng, tư vấn, hướng dẫn kỹ thuật canh tác, sử dụng phân bón an toàn, không gây hại môi trường ở 22 tỉnh, thành phố.
Honda Việt Nam - Một trong những doanh nghiệp đi đầu trong thực hiện CSR
Trên quan điểm mang lại giá trị cho xã hội thông qua phát triển, sản xuất và tiêu thụ sản phẩm an toàn, giảm thiểu tác động của sản phẩm lên môi trường toàn cầu, bên cạnh việc đưa ra các sản phẩm ngày một thân thiện với môi trường, đảm bảo quy trình sản xuất an toàn và giảm lượng khí thải, Honda Việt Nam còn chú trọng đến giáo dục, đặc biệt là phổ biến kiến thức lái xe an toàn.
Kể từ năm 2008, Honda Việt Nam đã phối hợp với các đại lý nhằm phổ cập kiến thức lái xe an toàn cho hơn một triệu khách hàng và người dân.
Ngoài ra, Honda Việt Nam còn triển khai chương trình giáo dục “An toàn giao thông cho nụ cười trẻ thơ”, “An toàn giao thông cho nụ cười ngày mai” từ năm 2008 cho 2.000 trường, với bốn triệu học sinh tham gia; chương trình “Tôi yêu Việt Nam” trên sóng truyền hình từ năm 2004 giúp phổ biến kiến thức về an toàn giao thông, hướng dẫn lái xe tới hàng triệu người trên cả nước.
Bên cạnh các hoạt động chú trọng tới an toàn giao thông, Honda Việt Nam còn tài trợ dự án trồng rừng phát triển theo cơ chế sạch (AR-CDM) đầu tiên được Liên Hiệp Quốc công nhận tại Hòa Bình. Cùng với đó, hỗ trợ 4,9 tỉ đồng cho dự án trồng rừng sản xuất trong 8 năm (2013 - 2020) tại Bắc Kạn.
Intel Products Việt Nam - Một trong những doanh nghiệp đi đầu trong thực hiện CSR
Intel Products Việt Nam cam kết hỗ trợ hơn 22 triệu đô la Mỹ cho các chương trình giáo dục và đã giải ngân 85% tổng số tiền kể từ năm 2008 đến nay.
Một trong các hoạt động chính do Intel khởi xướng là dự án Liên minh Hợp tác Giáo dục Kỹ thuật bậc cao (HEEAP), hỗ trợ 9,5 triệu đô la Mỹ (2010 - 2017), nâng cao chất lượng đào tạo tại 8 trường cao đẳng, đại học khối ngành kỹ thuật. Ngoài ra, Intel còn dành khoảng 10 triệu đô la Mỹ để trao học bổng cho sinh viên ngành kỹ thuật học đại học và cao học, nữ sinh viên đại học, nhiều học bổng hệ trung cấp và cao đẳng nghề.
Hàng năm, Intel cũng kết hợp với bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức cho học sinh từ lớp 9 đến lớp 12 tham gia Intel ISEF - hội thi toàn cầu, khuyến khích học sinh phổ thông nghiên cứu và ứng dụng khoa học vào thực tiễn.
Chưa hết, từ năm 2013 đến 2015, Intel còn hỗ trợ 116 ngàn đô la Mỹ cho một phần dự án “Trường học di động” tại đồng bằng sông Cửu Long, bổ sung 6 trường học di động và trường học nổi, đáp ứng nhu cầu học và phổ cập tin học tại những vùng còn gặp nhiều khó khăn tại đây.
Các doanh nghiệp cần thực hiện trách nhiệm xã hội vì mục tiêu phát triển bền vững
GreenFeed Việt Nam - Một trong những doanh nghiệp đi đầu trong thực hiện CSR
GreenFeed là công ty tư nhân nắm giữ thị phần thứ ba về thức ăn chăn nuôi tại Việt Nam sau CP Việt Nam và Masan Nutri-Science. “Tiếp sức nhà nông cho con đến trường” là dự án chia sẻ giá trị với cộng đồng (Creating Shared Value) của doanh nghiệp này, nhằm giúp những người nông dân vươn lên thoát nghèo.
Doanh nghiệp này đã cung cấp tài chính như cho vay 20 triệu đồng tiền mặt không lãi suất trong hai năm, tặng phiếu thức ăn chăn nuôi mua hàng công ty trị giá 3 triệu đồng cho mỗi hộ nông dân. Ngoài ra, đội ngũ tư vấn kỹ thuật chăn nuôi cũng được đưa tới để hướng dẫn, gắn kết trực tiếp với các hộ nông dân trong hai năm đó. Sau thời gian này, nếu nông dân làm ăn hiệu quả và có con em học tập tốt, GreenFeed sẽ trích 1/5 số vốn vay để thưởng cho hộ vay. Dự án này cũng không bắt buộc người nông dân về sau phải mua hàng của công ty.
FPT - Một trong những doanh nghiệp đi đầu trong thực hiện CSR
Ngân sách trung bình mỗi năm cho các hoạt động CSR của FPT 30 tỷ đồng. Ngoài các hoạt động cứu trợ thiên tai, trợ giúp những người gặp hoàn cảnh khó khăn, FPT còn dành một khoản lớn vào các hoạt động CSR về giáo dục, đặc biệt là trong mảng công nghệ.
Trong đó không thể không kể tới ViOlympic - cuộc thi giải toán qua mạng Internet do tập đoàn FPT và đại học FPT tổ chức từ năm 2008 dưới sự chỉ đạo bộ Giáo dục và Đào tạo. Đến nay ViOlympic đã thu hút gần 21 triệu thành viên, lan tỏa đến hơn 700 huyện thuộc 63 tỉnh thành trên toàn quốc.
Từ năm 2010 đến nay, đã có 680 suất học bổng Nguyễn Văn Đạo được trao tới các thí sinh tham gia thi tuyển vào đại học FPT nhằm mục đích tìm kiếm, thu hút, bồi dưỡng những sinh viên nghèo và các tài năng trẻ khác, với các mức 50%, 70% đến 100% học phí (tương đương 140 triệu đồng, 196 triệu đồng và 280 triệu đồng mỗi suất).
Từ năm 2010, ngày 13/3 hàng năm đã được FPT chọn là “Ngày FPT Vì cộng đồng”, khuyến khích cán bộ nhân viên tham gia đóng góp các hoạt động thiện nguyện cho xã hội.
Vinamilk - Một trong những doanh nghiệp đi đầu trong thực hiện CSR
Một số chương trình CSR tiêu biểu của Vinamilk có thể kể đến: Quỹ sữa “Vươn cao Việt Nam” thành lập từ năm 2008, trao gần 2 triệu ly sữa cho hơn 21.000 trẻ em có hoàn cảnh khó khăn tại 727 cơ sở khắp toàn quốc; chương trình “Một triệu cây xanh” khởi xướng từ năm 2012, trồng hơn 250.000 cây xanh các loại tại 20 tỉnh thành.
Ngoài hai chương trình lớn kể trên, Vinamilk cũng tham gia nhiều hoạt động xã hội, từ thiện khác với tổng kinh phí thực hiện trong năm 2015 khoảng 25 tỷ đồng.
Ngoài duy trì khuyến nông, tư vấn và dịch vụ kỹ thuật miễn phí cho hộ chăn nuôi bò sữa cho công nhân, trong năm 2015 Vinamilk còn tổ chức 31 lớp tập huấn kỹ thuật. Giữa năm 2016, Vinamilk cho biết họ đang phát triển sản phẩm sữa organic không sử dụng thực phẩm biến đổi gene, không hormone tăng trưởng.
Vinamilk Việt Nam - một cái tên không thể bỏ qua khi nhắc tới doanh nghiệp chú trọng thực hiện trách nhiệm xã hội
Cargill Việt Nam - Một trong những doanh nghiệp đi đầu trong thực hiện CSR
Cargill Việt Nam được bộ Ngoại giao Mỹ trao giải doanh nghiệp xuất sắc thông qua các hoạt động về quyền của người lao động và cộng đồng nông dân vào tháng 3 năm 2016.
Công ty và các nhân viên tại đây đã tích cực hoạt động xây dựng cộng đồng như huấn luyện, chuyển giao kỹ thuật chăn nuôi cho nông dân kể từ năm 1997. Đáng chú ý, tất cả nhân viên Cargill đều tham gia quá trình xây trường, từ khâu khảo sát, chọn địa điểm, gây quỹ cho đến khi nghiệm thu, bàn giao.
Samsung Vina - Một trong những doanh nghiệp đi đầu trong thực hiện CSR
Tại thị trường Việt Nam, Samsung xác định y tế và giáo dục là hai hoạt động CSR trọng tâm, trong đó giáo dục là mục tiêu chính.
Ngân sách thực hiện CSR hàng năm của Samsung tại thị trường Việt Nam trung bình là khoảng 15 tỷ đồng. Trong đó có thể kể đến những hoạt động như tìm kiếm dự án phổ cập tin học trong chương trình DigitalHope triển khai từ năm 2006, với ngân sách khoảng 300.000 đô la Mỹ; cải tạo thư viện của 50 trường học trên cả nước trong dự án “Thư viện thông minh 1.0” triển khai từ năm 2011, với ngân sách 1.200 đô la Mỹ mỗi trường.
Ngoài ra, Samsung còn kết hợp với Thư viện Khoa học Tổng hợp TP.HCM và Thư viện Quốc gia Hà Nội, triển khai dự án “S.hub – Không gian chia sẻ” thuộc dự án Thư viện thông minh 2.0 với ngân sách 400.000 đô la Mỹ cho mỗi dự án.
Holcim Việt Nam - Một trong những doanh nghiệp đi đầu trong thực hiện CSR
Tại Holcim, trách nhiệm xã hội được xác định cụ thể bao gồm: tuân thủ môi trường pháp lý, môi trường làm việc, quyền của người lao động, môi trường và cộng đồng mà doanh nghiệp có liên quan.
Cụ thể, trong khoảng thời gian từ năm 2010 - 2015, công ty đã giảm thiểu 25% lượng khí thải CO2. Từ 2009 - 2015, tổng năng lượng tiêu tốn để chế tạo một tấn xi măng giảm 4%.
Thêm vào đó, Holcim còn hợp tác với tổ chức Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế, UBND tỉnh Kiên Giang để bảo tồn các vùng đất ngập nước tự nhiên và các môi trường sống khác xung quanh khu vực khai thác mỏ.
Có 4 sản phẩm tại Holcim được hội đồng công trình Xanh Việt Nam (VGBC) công nhận là sản phẩm xanh.
Hy vọng bài viết trên cung cấp cho bạn thêm thông tin về Một số doanh nghiệp đi đầu trong thực hiện trách nhiệm xã hội (CSR). Truy cập website https://knacert.com.vn/ để đọc thêm những bài viết khác.
Liên hệ hotline 093.2211.786 hoặc email salesmanager@knacert.com để được hỗ trợ đăng ký khóa học về Tiêu chuẩn Trách nhiệm xã hội.
Tin Mới Nhất
Thư Mời tham gia Hội thảo “Chứng nhận UN Marking: Chìa khóa cho Bao bì An toàn và Tuân thủ Quốc tế”
Hàng hóa Việt Nam thuộc các ngành khác nhau hiện đã được xuất khẩu sang nhiều quốc gia trên thế giới. T
Chứng nhận BIS theo chương trình ISI & CRS & Scheme-X của Ấn Độ mới nhất
Giấy chứng nhận của Cục Tiêu chuẩn Ấn Độ (BIS) là bắt buộc đối với các doanh nghiệp xuất khẩu, nhà sản xuất cả trong và ngoài nước để hàng hóa được tiêu thụ tại thị trường Ấn Độ. Hãy...
Cục Tiêu chuẩn Ấn Độ (BIS) là gì? Các Chương trình chứng nhận BIS phổ biến
Chứng nhận BIS đề cập đến quá trình lấy chứng chỉ tiêu chuẩn chất lượng từ Cục Tiêu chuẩn Ấn Độ (BIS) để sản xuất và bán nhiều sản phẩm khác nhau tại Ấn Độ. Các chương trình chứng nhận...
ISO 59000: Chuỗi tiêu chuẩn mới về Kinh tế tuần hoàn
Vào ngày 22/05/2024, Tổ chức Tiêu chuẩn hóa Quốc tế (ISO) đã công bố một nhóm tiêu chuẩn mới để hướng dẫn quá trình chuyển đổi sang nền kinh tế tuần hoàn, đó là nhóm tiêu chuẩn ISO 59000. Các...
Bảng hỏi kiểm định HACCP là gì? Chi tiết các câu hỏi
Bảng hỏi kiểm định HACCP là một công cụ quan trọng để đánh giá mức độ tuân thủ và hiệu quả của hệ thống HACCP trong một doanh nghiệp sản xuất thực phẩm. Vậy bảng hỏi kiểm định HACCP là...
Bảng mô tả sản phẩm HACCP - Những thông tin chính
Trong lĩnh vực an toàn thực phẩm, bảng mô tả sản phẩm HACCP là một tài liệu không thể thiếu. Đây là công cụ hỗ trợ các doanh nghiệp trong việc kiểm soát an toàn thực phẩm và đảm bảo...