Cùng doanh nghiệp vươn tầm quốc tế
nâng vị thế thương hiệu
quốc gia

MENU
KNA Cert - Quality Innovation

Phát triển kinh tế tuần hoàn phải là kế hoạch dài hơi

Việc bổ sung nhiều quy định nhằm cải cách, cắt giảm thủ tục hành chính và phân cấp giải quyết thủ tục, dự thảo sửa đổi Nghị định 08/2022/NĐ-CP quy định chi tiết Luật Bảo vệ môi trường sẽ tạo thuận lợi cho doanh nghiệp. Bên cạnh đó, các quy định thúc đẩy kinh tế tuần hoàn cần theo lộ trình dài hơi, cụ thể, sau khi tham vấn các bộ chuyên ngành, doanh nghiệp.

Bộ Tài nguyên và Môi trường đang xây dựng dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 08/2022/NĐ quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường (sau đây gọi là dự thảo) theo trình tự, thủ tục rút gọn nhằm thực hiện Nghị quyết 131/NQ-CP năm 2022 của Chính phủ về đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính và tăng cường phân cấp cho địa phương.

Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cho rằng, dự thảo đã bổ sung nhiều quy định nhằm cải cách, cắt giảm thủ tục và làm rõ phạm vi đối tượng phải thực hiện, đồng thời phân cấp giải quyết thủ tục.

Đại diện VCCI nhận xét: “Các quy định này dự kiến sẽ giúp thuận lợi hóa, cải thiện nhiều thời gian và chi phí tuân thủ trong lĩnh vực môi trường cho doanh nghiệp”. Bên cạnh đó, VCCI đề xuất ban soạn thảo xem xét một số quy định có thể tăng nặng trách nhiệm cho doanh nghiệp liên quan đến nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất.

Khó khăn trong việc thiết lập chuỗi thu gom phế liệu

Cụ thể, khoản 16, Điều 1 (sửa đổi Điều 45 Nghị định 08/2022/NĐ) quy định các cơ sở sử dụng, nhập khẩu phế liệu chỉ được nhập tối đa 80% nhu cầu sử dụng, còn lại phải sử dụng phế liệu thu gom trong nước từ ngày 01/01/2025. VCCI cho rằng quy định này chưa phù hợp với Luật Bảo vệ môi trường. Tại Khoản 1, Điều 71 của Luật Bảo vệ môi trường 2020 quy định về các yêu cầu (về bảo vệ môi trường) với doanh nghiệp nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất và giao Chính phủ quy định chi tiết; không giao Chính phủ quy định về lộ trình hạn chế nhập khẩu nguyên liệu.

“Có thể cơ quan soạn thảo muốn thúc đẩy doanh nghiệp thực hiện tái chế với các phế liệu trong nước nhưng việc này đòi hỏi doanh nghiệp phải hình thành được chuỗi thu gom phế liệu trong nước. Hiện nay, chuỗi thu gom chính thức chưa được hình thành ở Việt Nam (4/5 mặt hàng phế liệu cũng chưa thuộc danh mục thực hiện trách nhiệm mở rộng của nhà sản xuất, nhập khẩu, gọi là EPR, để tạo nguồn phế liệu trong nước). Đồng thời, cũng chưa có quy định ràng buộc trách nhiệm của các chủ thể phát sinh chất thải”. Đó là lý do VCCI lo ngại các doanh nghiệp sản xuất sẽ gặp khó khăn trong việc thiết lập chuỗi thu gom phế liệu trong nước, và có thể mất nhiều năm để chuỗi này hoạt động hiệu quả, trong khi lại bị siết nguồn nguyên liệu sản xuất.

Quy định này có thể ảnh hưởng đến hoạt động của nhiều doanh nghiệp. Nếu được sử dụng đúng cách, nguồn phế liệu nhập khẩu sẽ được tái chế thành nguyên liệu để sản xuất các loại sản phẩm công nghiệp phục vụ cho nền kinh tế, đồng thời tiết kiệm chi phí và giảm khai thác nguyên vật liệu thô. Trong nhiều trường hợp, việc nhập khẩu phế liệu còn giúp doanh nghiệp giảm khó khăn trong việc tìm kiếm nguyên vật liệu đầu vào do các căng thẳng từ nguồn cung khoáng sản thô.

Xem xét sự phát triển của ngành công nghiệp nhựa

VCCI đã đề nghị cơ quan soạn thảo xem xét Điều 1.16 (sửa đổi Điều 45 Nghị định 08/2022/NĐ-CP) quy định doanh nghiệp không được nhập khẩu phế liệu nhựa để làm nguyên liệu sản xuất ra hạt nhựa tái chế kể từ ngày 31/12/2024 bởi hai lý do sau:

Thứ nhất, quy định này chưa phù hợp với Luật Bảo vệ môi trường năm 2020. Khoản 2, Điều 71 của Luật quy định về các yêu cầu (về bảo vệ môi trường) với doanh nghiệp nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất và giao Chính phủ quy định chi tiết. Luật không giao Chính phủ quy định về lộ trình hạn chế nhập khẩu nguyên liệu hay điều kiện về sản phẩm đầu ra của doanh nghiệp.

Thứ hai, quy định này chưa phù hợp với thực tiễn hoạt động của ngành công nghiệp nhựa. Hạt nhựa tái chế và thành phẩm nhựa là một chuỗi giá trị thượng nguồn và hạ nguồn phụ thuộc, bổ trợ nhau, nhưng lại là hai lĩnh vực khác nhau, với quy trình sản xuất và công nghệ khác biệt. Doanh nghiệp tái chế không có kinh nghiệm sản xuất thành phẩm nhựa, và ngược lại, doanh nghiệp sản xuất thành phẩm cũng không có kinh nghiệm sản xuất hạt nhựa tái chế. Hai nhóm doanh nghiệp này sẽ không thể đảm nhiệm thay vị trí của nhau trong chuỗi cung ứng.

Trong bối cảnh, nguồn nguyên liệu của ngành nhựa hiện nay chủ yếu phải dựa vào nguồn nguyên liệu nhập khẩu. quy định này sẽ có ảnh hưởng tức thời đến chuỗi giá trị của ngành nhựa, khiến doanh nghiệp sản xuất nhựa thành phẩm phải gia tăng phụ thuộc nguồn hạt nhựa nhập khẩu. Từ đó, giảm sức cạnh tranh và khó tận dụng ưu đãi thuế quan trong các Hiệp định thương mại tự do; hoặc có thể mất nhiều đơn hàng xuất khẩu vì không đáp ứng đủ tỷ lệ nhựa tái chế theo yêu cầu của nhà nhập khẩu ở các nước phát triển. Khi mà doanh nghiệp đang liên tục chịu tác động bất lợi trong một vài năm gần đây thì việc này sẽ càng gây khó khăn hơn cho doanh nghiệp.

VCCI tái khẳng định thúc đẩy kinh tế tuần hoàn trong nước là cần thiết; tuy nhiên, các quy định cần theo lộ trình dài hơi cụ thể, sau khi được tham vấn với các bộ chuyên ngành (về kế hoạch kinh tế tuần hoàn của ngành) và các doanh nghiệp để phù hợp với hoạt động sản xuất kinh doanh và năng lực của doanh nghiệp. Đồng thời, việc hạn chế nhập khẩu phế liệu nhựa (nếu có) cần cân nhắc đến sự phát triển của ngành với quá trình tham vấn đầy đủ và lộ trình chuyển đổi dài hạn đi cùng với sự phát triển của hệ thống thu gom, tái chế EPR trong nước, và do đó không nên được ban hành theo quy trình rút gọn.

Tư vấn từ chuyên gia

Là một trong những tổ chức Đào tạo – Chứng nhận uy tín hàng đầu tại Việt Nam hiện nay, KNA CERT đã hợp tác với Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) trong nhiều chương trình, dự án.

→ Xem thêm Thông báo về việc hợp tác của KNA CERT trong dự án SFV-Export

Nếu doanh nghiệp có nhu cầu tham gia vào các chương trình hợp tác của KNA CERT và VCCI, vui lòng liên hệ với Chúng Tôi theo số Hotline: 0968.038.122 hoặc Email: salesmanager@knacert.com để được hỗ trợ.

Tin Mới Nhất

Các cấp trong HACCP là gì? Vai trò của cấp bậc trong doanh nghiệp thực phẩm

17-12-2024

Các cấp trong HACCP là gì? Vai trò của cấp bậc trong doanh nghiệp thực phẩm

HACCP là tiêu chuẩn được sử dụng phổ biến về Hệ thống phân tích mối nguy và điểm kiểm soát tới hạn. Để áp dụng thành công hệ thống HACCP thì doanh nghiệp cần phân chia rõ ràng các cấp...

Hướng dẫn trình tự xây dựng HACCP - Lấy ví dụ cho HACCP

16-12-2024

Hướng dẫn trình tự xây dựng HACCP - Lấy ví dụ cho HACCP

Tiêu chuẩn HACCP là tiêu chuẩn được sử dụng rộng rãi về Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm. Tuy nhiên, việc xây dựng và áp dụng thành công HACCP không phải là dễ dàng đối với nhiều doanh...

Hướng dẫn các bước rửa tay đúng HACCP

16-12-2024

Hướng dẫn các bước rửa tay đúng HACCP

Nhân sự tham gia vào quá trình sản xuất thực phẩm không rửa tay đúng cách là một trong những nguyên nhân chính khiến sản phẩm bị ô nhiễm, gây thiệt hại lớn cho doanh nghiệp cả về chi phí...

Doanh nghiệp có HACCP thì có cần HALAL không?

16-12-2024

Doanh nghiệp có HACCP thì có cần HALAL không?

Tiêu chuẩn HALAL là một tiêu chuẩn thực phẩm phổ biến, đặc biệt là với những thị trường có nhiều người Hồi Giáo sinh sống. Ngoài tiêu chuẩn này thì HACCP cũng là một tiêu chuẩn về an toàn thực...

Tiêu chuẩn HACCP có phải là ORGANIC không?

16-12-2024

Tiêu chuẩn HACCP có phải là ORGANIC không?

Cả hai tiêu chuẩn HACCP và ORGANIC đều là những tiêu chuẩn liên quan đến chất lượng và an toàn thực phẩm. Hiện nay, nhiều doanh nghiệp thắc mắc liệu rằng “HACCP có phải là ORGANIC không?’’ và chúng khác...

Làm ISO 22000 có cần làm HACCP không? Tích hợp ISO 22000 và HACCP

16-12-2024

Làm ISO 22000 có cần làm HACCP không? Tích hợp ISO 22000 và HACCP

Cả hai tiêu chuẩn ISO 22000 và HACCP đều là những tiêu chuẩn quốc tế phổ biến về hệ thống quản lý an toàn thực phẩm. Tiêu chuẩn ISO 22000 ra đời sau tiêu chuẩn HACCP và lấy các nguyên...

KNA đồng hành cùng bạn trên chặng đường vươn xa phía trước
Cùng phát triển bền vững & thịnh vượng

back to top
mesenger zalo
phone
0968.038.122
TẢI BẢNG GIÁ