Quy trình thẩm định/thẩm tra hệ thống HACCP gồm mấy bước?
Việc thẩm tra và thẩm định là hai bước quan trọng không thể thiếu cho những doanh nghiệp muốn áp dụng hệ thống HACCP hiệu quả. Vậy quy trình thẩm định, thẩm tra hệ thống HACCP là gì và tại sao nó lại quan trong. Hãy cùng KNA CERT tìm kiếm câu trả lời trong bài viết dưới đây.
Quy trình thẩm định thẩm tra hệ thống HACCP là gì?
Quy trình thẩm định là quá trình đánh giá nhằm xác định tính phù hợp của hệ thống HACCP trước khi được triển khai. Quy trình này giúp doanh nghiệp đánh giá toàn diện tính hiệu quả của hệ thống HACCP. Cũng như xác nhận rằng hệ thống này đáp ứng được các yêu cầu về an toàn thực phẩm. Đây là bước quan trọng nhằm đảm bảo hệ thống HACCP có thể vận hành một cách hiệu quả và an toàn ngay từ đầu.
Quy trình thẩm tra HACCP là quá trình đánh giá, kiểm tra liên tục sau khi hệ thống HACCP đã được áp dụng. Quy trình thẩm tra bao gồm việc thu thập, đánh giá các bằng chứng từ các hoạt động thực tế trong sản xuất, chế biến để đảm bảo hệ thống HACCP hoạt động đúng cách và duy trì hiệu quả kiểm soát nguy cơ. Quy trình này giúp doanh nghiệp đảm bảo rằng hệ thống HACCP đang được vận hành đúng theo kế hoạch đã thiết lập.
Các bước trong quy trình thẩm định hệ thống HACCP
Bước 1: Xác định phạm vi thẩm định trong HACCP
Bước đầu tiên là doanh nghiệp cần xác định toàn bộ quy trình sản xuất và chuỗi cung ứng từ nguyên liệu đầu vào đến sản phẩm cuối cùng. Điều này bao gồm việc lập danh sách tất cả các giai đoạn và hoạt động trong quy trình. Sau đó tiến hành phân tích các giai đoạn trong chuỗi cung ứng mà có thể ảnh hưởng đến an toàn thực phẩm, chẳng hạn như thu mua, chế biến, đóng gói, và phân phối. Nhằm xem xét các yếu tố có thể gây ra rủi ro như vi sinh vật, hóa chất độc hại, và vật lý. Từ đó, lập danh sách các mối nguy tiềm ẩn cần được kiểm soát.
Bước 2: Xem xét tài liệu và thiết kế hệ thống HACCP
Doanh nghiệp cần kiểm tra các tài liệu liên quan đến hệ thống HACCP, bao gồm:
- Tài liệu liên quan đến phân tích mối nguy và đánh giá rủi ro.
- Tài liệu về các điểm kiểm soát tới hạn (CCP) và giới hạn tới hạn tương ứng.
- Tài liệu về các biện pháp giám sát, hành động khắc phục.
Đồng thời, đánh giá xem hệ thống có đáp ứng đầy đủ yêu cầu và tiêu chuẩn an toàn thực phẩm không, cũng như đảm bảo rằng tài liệu luôn được cập nhật theo thực tiễn và quy định mới.
Bước 3: Kiểm tra thiết bị và quá trình sản xuất
Doanh nghiệp cần kiểm tra các thiết bị nhằm đảm bảo rằng tất cả các thiết bị giám sát tại các CCP (ví dụ: máy đo nhiệt độ, độ ẩm) đều hoạt động chính xác và được hiệu chỉnh định kỳ.
Bên cạnh đó, doanh nghiệp cũng cần theo dõi quy trình thực tế để đảm bảo rằng các biện pháp kiểm soát được thực hiện đúng cách. Ghi nhận bất kỳ sự sai lệch nào so với quy trình đã thiết lập.
Bước 4: Lấy mẫu và thử nghiệm
Tiến hành lấy mẫu sản phẩm, nguyên liệu và môi trường theo kế hoạch đã định, đảm bảo phương pháp lấy mẫu tuân thủ quy chuẩn.
Sau đó, kiểm tra các mẫu đã lấy để đánh giá tính hiệu quả của các biện pháp kiểm soát. Các thử nghiệm có thể bao gồm kiểm tra vi sinh vật, hóa chất và vật lý. Cuối cùng, so sánh kết quả thử nghiệm với các giới hạn tới hạn đã thiết lập để xác định xem các biện pháp kiểm soát có được thực hiện đúng hay không.
Bước 5: Đánh giá lại kế hoạch HACCP
Doanh nghiệp cần xem xét kế hoạch HACCP để đảm bảo kế hoạch HACCP phản ánh đúng tình hình thực tế của cơ sở sản xuất và các quy định an toàn thực phẩm hiện hành. Đồng thời, đánh giá xem hệ thống có khả năng nhận diện và kiểm soát các mối nguy đã xác định hay không. Nếu cần, điều chỉnh kế hoạch HACCP cho phù hợp.
Bước 6: Ghi chép kết quả thẩm định
Ghi lại toàn bộ quá trình thẩm định và các kết quả đạt được, bao gồm các thí nghiệm, thử nghiệm và quan sát thực địa. Báo cáo thẩm định cần chi tiết và rõ ràng để phục vụ cho việc kiểm soát chất lượng và cải tiến sau này.
Các bước trong quy trình thẩm tra hệ thống HACCP
Bước 1: Xem xét tài liệu kế hoạch HACCP
Doanh nghiệp cần thu thập, xem xét những tài liệu liên quan bao gồm: Kế hoạch HACCP, hồ sơ giám sát các CCP, các báo cáo kiểm tra trước đó, và quy trình sản xuất. Việc này giúp tạo cơ sở cho thẩm tra và đảm bảo rằng tất cả các thông tin cần thiết đều sẵn sàng.
Tiếp đến, xây dựng danh sách kiểm tra chi tiết dựa trên các tiêu chí trong kế hoạch HACCP. Danh sách này sẽ giúp đảm bảo rằng không có yếu tố nào bị bỏ sót trong quá trình thẩm tra.
Bước 2: Kiểm tra các quy trình tại điểm kiểm soát tới hạn (CCP)
Tiến hành thực hiện kiểm tra các quy trình tại CCP trong hệ thống sản xuất, bao gồm quy trình giám sát, quy trình kiểm soát mối nguy, quy trình khắc phục tại cơ sở sản xuất. Để đảm bảo rằng các biện pháp kiểm soát đang được thực hiện theo kế hoạch đã đề ra và không phát hiện ra thêm bất kỳ sai sót nào trong quá trình giám sát không.
Bước 3: Đánh giá hành động khắc phục
Khi có sai lệch xảy ra tại các CCP, hành động khắc phục phải được thực hiện nhanh chóng để đảm bảo rằng các hành động khắc phục được thực hiện kịp thời và hiệu quả. Trong bước này, cần kiểm tra các hồ sơ liên quan đến hành động khắc phục và xem xét, bao gồm:
- Kiểm tra hồ sơ hành động khắc phục: Xem xét các ghi chép liên quan đến các sai lệch đã xảy ra.
- Đánh giá tính kịp thời: Xác minh rằng các hành động khắc phục được thực hiện ngay lập tức và không có trì hoãn. Thời gian từ khi phát hiện sai lệch đến khi thực hiện hành động khắc phục cần phải được ghi chép rõ ràng.
- Đánh giá tính hiệu quả: Xem xét kết quả của các biện pháp khắc phục để đảm bảo rằng vấn đề đã được giải quyết triệt để và không tái diễn. Điều này bao gồm việc theo dõi các chỉ số liên quan sau khi thực hiện biện pháp khắc phục để đánh giá hiệu quả.
Bước 4: Kiểm tra tính phù hợp của kế hoạch HACCP với điều kiện thực tế
Việc kiểm tra này giúp doanh nghiệp đảm bảo rằng kế hoạch HACCP phản ánh đúng điều kiện thực tế tại cơ sở sản xuất và đáp ứng yêu cầu an toàn thực phẩm. Doanh nghiệp cần tiến hành kiểm tra thông qua:
- Quan sát quy trình sản xuất: Theo dõi quy trình thực tế để đảm bảo rằng các biện pháp kiểm soát đang được thực hiện đúng cách và nhất quán. Quan sát này cần được thực hiện một cách hệ thống để đánh giá toàn diện.
- Phỏng vấn nhân viên: Đặt câu hỏi để đánh giá mức độ nhận thức của nhân viên về quy trình HACCP và khả năng tuân thủ các yêu cầu. Cần phỏng vấn một số nhân viên ở các cấp độ khác nhau, từ quản lý đến công nhân sản xuất.
- Kiểm tra điều kiện môi trường: Đánh giá các yếu tố môi trường như nhiệt độ, độ ẩm, và vệ sinh. Điều này bao gồm việc kiểm tra các khu vực chế biến và lưu trữ để đảm bảo rằng chúng phù hợp với các yêu cầu an toàn thực phẩm. Việc ghi chép các kết quả kiểm tra này rất quan trọng để cung cấp bằng chứng cho việc tuân thủ.
Bước 5: Lập báo cáo thẩm tra
Sau khi hoàn tất quá trình thẩm tra, doanh nghiệp cần lập báo cáo chi tiết liên quan đến quá trình thẩm tra. Việc này tạo ra tài liệu tổng hợp các phát hiện từ quá trình thẩm tra để hỗ trợ quản lý ra quyết định.
Trong báo cáo cần ghi lại tất cả các phát hiện từ quá trình thẩm tra, bao gồm: Kết quả đánh giá từ việc kiểm tra tài liệu, quy trình giám sát, hành động khắc phục, và điều kiện thực tế. Cũng như các sai sót, điểm không phù hợp hoặc những vấn đề cần cải thiện. Cần phân loại các vấn đề theo mức độ nghiêm trọng để quản lý có thể ưu tiên xử lý.
Ngoài ra, trong báo cáo có thể đề xuất các hành động cần thực hiện để cải thiện hiệu quả của hệ thống HACCP, chẳng hạn như: Đào tạo bổ sung cho nhân viên về quy trình HACCP; Cập nhật quy trình hoặc tài liệu để phản ánh các thực tiễn tốt nhất,...
Cuối cùng là trình bày báo cáo cho ban lãnh đạo để họ có cái nhìn toàn diện về tình trạng hệ thống HACCP và có thể đưa ra quyết định kịp thời. Doanh nghiệp cần đảm bảo rằng báo cáo được trình bày một cách rõ ràng và dễ hiểu để mọi người có thể dễ dàng tiếp cận thông tin.
Tầm quan trọng của quy trình thẩm tra, thẩm định hệ thống HACCP
- Đảm bảo an toàn thực phẩm: Quy trình thẩm tra và thẩm định hệ thống HACCP nhằm đảm bảo tất cả các mối nguy tiềm ẩn trong quy trình sản xuất thực phẩm đều được kiểm soát hiệu quả. Điều này đảm bảo rằng sản phẩm cuối cùng an toàn cho người tiêu dùng.
- Tuân thủ quy định của pháp luật: Nhiều quốc gia và tổ chức yêu cầu doanh nghiệp thực phẩm phải tuân thủ hệ thống HACCP. Việc thẩm tra và thẩm định giúp doanh nghiệp đáp ứng các yêu cầu pháp lý và tiêu chuẩn an toàn thực phẩm.
- Phát hiện và khắc phục sớm sự không phù hợp: Thẩm tra và thẩm định hệ thống HACCP giúp doanh nghiệp phát hiện các điểm yếu hoặc sai sót trong quy trình sản xuất. Nhờ đó, doanh nghiệp có thể thực hiện các biện pháp khắc phục kịp thời, ngăn chặn sự phát triển của mối nguy và giảm thiểu rủi ro cho sức khỏe người tiêu dùng.
- Cải tiến liên tục: Quy trình này không chỉ giúp duy trì mức độ an toàn hiện tại mà còn khuyến khích cải tiến liên tục. Qua các lần thẩm định, doanh nghiệp có thể phát hiện các cơ hội cải tiến trong quy trình sản xuất, từ đó nâng cao chất lượng sản phẩm và hiệu quả hoạt động.
- Nâng cao uy tín của doanh nghiệp: Khi doanh nghiệp chứng minh được rằng họ thực hiện tốt quy trình thẩm tra và thẩm định HACCP, điều này giúp nâng cao uy tín và độ tin cậy trong mắt người tiêu dùng và các bên liên quan. Điều này có thể dẫn đến sự trung thành của khách hàng và tăng trưởng doanh thu.
- Giảm thiểu thiệt hại kinh tế: Bằng cách phát hiện sớm các vấn đề an toàn thực phẩm, doanh nghiệp có thể tránh được các chi phí phát sinh từ việc thu hồi sản phẩm, bồi thường cho khách hàng hoặc đối mặt với các biện pháp xử lý của cơ quan chức năng.
Hy vọng rằng bài viết này của KNA CERT đã giúp mọi người hiểu rõ về quy trình thẩm định, thẩm tra hệ thống HACCP cũng như tầm quan trọng của quy trình. Nếu doanh nghiệp đang có thắc mắc về quy trình trên, hãy liên hệ ngay với KNA CERT để được giải đáp.
- Trụ sở chính: Tầng 11, Tòa nhà Ladeco Building, 266 Đội Cấn, Ba Đình, Hà Nội
- Chi nhánh: Tầng 7, Tòa nhà Thủy Lợi 4, 205A Nguyễn Xí, Phường 26, Quận Bình Thạnh, TPHCM
- Facebook: https://www.facebook.com/KNACertification
- Hotline: 0968.038.122
- Email: salesmanager@knacert.com
Tin Mới Nhất
Tại sao phải áp dụng HACCP? Có thể bạn chưa biết
Trong bối cảnh toàn cầu hóa và sự gia tăng của các mối đe dọa về an toàn thực phẩm, việc áp dụng HACCP trở thành một yêu cầu cấp thiết đối với các doanh nghiệp sản xuất và chế...
Những khó khăn khi áp dụng HACCP là gì? Giải pháp khắc phục
HACCP là tiêu chuẩn về Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm được sử dụng phổ biến. Việc áp dụng tiêu chuẩn HACCP không chỉ giúp doanh nghiệp đảm bảo an toàn thực phẩm mà còn nâng cao lợi...
Các doanh nghiệp áp dụng HACCP & Thành công nhờ áp dụng HACCP
Tiêu chuẩn HACCP là tiêu chuẩn quốc tế về Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm được sử dụng phổ biến. Hiện nay, rất nhiều doanh nghiệp đã áp dụng tiêu chuẩn nhằm giảm thiểu rủi ro về an...
Phạm vi áp dụng HACCP & Đối tưởng áp dụng HACCP
Vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm ngày càng được nhiều người quan tâm. Nhất là các tổ chức, doanh nghiệp sản xuất thực phẩm nhận biết được tầm quan trọng của vệ sinh an toàn thực phẩm đối...
Sổ tay HACCP bao gồm những gì? Ví dụ mẫu Sổ tay chất lượng theo HACCP
Sổ tay chất lượng theo HACCP là tài liệu quan trọng đối với các doanh nghiệp đang áp dụng hệ thống HACCP. Sổ tay này được sử dụng nhằm định hướng cho mọi hoạt động duy trì và cải thiện...
Cây quyết định HACCP là gì? Những sơ đồ cây quyết định HACCP phổ biến
Điểm kiểm soát tới hạn (CCP) là bước quan trọng mà tại đó doanh nghiệp có thể áp dụng biện pháp kiểm soát. Biện pháp kiểm soát được dùng phổ biến là sử dụng cây quyết định HACCP. Cây quyết...