Cùng doanh nghiệp vươn tầm quốc tế
nâng vị thế thương hiệu
quốc gia

MENU
KNA Cert - Quality Innovation

RBA là gì? Thông tin Bộ Quy tắc Ứng xử RBA về Trách nhiệm xã hội

RBA là gì? RBA là viết tắt của “Responsible Business Alliance” – Liên minh Doanh nghiệp Có trách nhiệm, đồng thời cũng là tên của một Bộ Quy tắc Ứng xử về Trách nhiệm xã hội trong ngành Điện tử. Hãy cùng KNA CERT tìm hiểu chi tiết hơn về Tiêu chuẩn RBA và những nguyên tắc trong Quy tắc Ứng xử RBA.

Đăng ký ngay

RBA LÀ GÌ?

1. RBA là tên viết tắt của Hiệp hội nào?

RBA là viết tắt của Liên minh Doanh nghiệp Có trách nhiệm (Responsible Business Alliance). Đây là liên minh ngành Điện tử lớn nhất thế giới chuyên thực hiện hoạt động kinh doanh có trách nhiệm trong chuỗi cung ứng toàn cầu.

2. Lịch sử phát triển của RBA

Tiền thân của Hiệp hội RBA là Liên minh Công dân Công nghiệp Điện tử (EICC - Electronic Industry Citizenship Coalition) được thành lập vào năm 2004. EICC là một tổ chức phi lợi nhuận bao gồm các công ty điện tử, ô tô và đồ chơi cam kết hỗ trợ các quyền và phúc lợi xã hội của người lao động và cộng đồng trên toàn Thế giới, những người bị ảnh hưởng bởi chuỗi cung ứng toàn cầu.

Ngày nay, RBA và các Sáng kiến về khoáng sản, lao động và nhà máy có trách nhiệm có hơn 500 thành viên với tổng doanh thu hàng năm lớn hơn 7,7 nghìn tỷ USD, sử dụng trực tiếp hơn 21,5 triệu người, với các sản phẩm được sản xuất tại hơn 120 quốc gia. Ngoài các thành viên RBA, hàng nghìn công ty là nhà cung cấp Cấp 1 cho các thành viên đó được yêu cầu thực hiện Quy tắc ứng xử của RBA. Hơn 3,5 triệu người từ hơn 120 quốc gia góp phần sản xuất các sản phẩm của Thành viên RBA. 

3. Thành viên của Liên minh Doanh nghiệp có Trách nhiệm RBA

Tư cách Thành viên RBA dành cho các công ty sản xuất hoặc ký hợp đồng sản xuất một sản phẩm trong đó thiết bị điện tử là một chức năng của sản phẩm hoặc cung cấp nguyên liệu được sử dụng trong những hàng hóa đó. Trong những năm gần đây, RBA đã chứng kiến số thành viên của mình mở rộng ra ngoài các công ty điện tử truyền thống – chẳng hạn như sang ngành ô tô và đồ chơi – do sự phổ biến của điện tử trong rất nhiều sản phẩm.

Các Thành viên RBA cam kết và chịu trách nhiệm tuân thủ Bộ quy tắc ứng xử chung do RBA ban hành, đồng thời sử dụng nhiều công cụ đánh giá và đào tạo của RBA để hỗ trợ cải tiến liên tục trách nhiệm xã hội, môi trường và đạo đức trong chuỗi cung ứng của họ.
Có bốn loại Thành viên RBA, mỗi loại thành viên có những yêu cầu tương ứng như sau:

Loại thành viên Yêu cầu
Thành viên hỗ trợ Hỗ trợ sứ mệnh/tầm nhìn chung của RBA như một phần của đơn đăng ký thành viên
Thành viên liên kết
  • Giám đốc điều hành cấp cao đã ký cam kết với Bộ Quy tắc Ứng xử RBA
  • Cam kết công khai về Quy tắc ứng xử RBA trên trang web của công ty
  • Nộp Bảng câu hỏi tự đánh giá của doanh nghiệp (SAQ)
  • Thực hiện yêu cầu của "Thành viên hỗ trợ"
Thành viên thường xuyên
  • Hoàn thiện hồ sơ rủi ro và kế hoạch đánh giá
  • Đáp ứng yêu cầu chia sẻ kết quả
  • Chấp nhận Đánh giá VAP từ các thành viên khác
  • Đóng tất cả các phát hiện ưu tiên không phù hợp
  • Thực hiện yêu cầu của "Thành viên liên kết"
Thành viên toàn diện
  • Xác minh tất cả các yêu cầu
  • Công bố dữ liệu trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp
  • Thực hiện yêu cầu của "Thành viên thường xuyên"

TIÊU CHUẨN RBA LÀ GÌ?

Tiêu chuẩn RBA là tiêu chuẩn Quốc tế do Liên minh Doanh nghiệp Có trách nhiệm xây dựng và ban hành. Trong đó cốt lõi là các Quy tắc Ứng xử RBA đặt ra yêu cầu về xã hội, môi trường và đạo đưc. 

Tiêu chuẩn RBA tham khảo các chuẩn mực và tiêu chuẩn quốc tế bao gồm:

  • Tuyên bố chung về Nhân quyền
  • Tiêu chuẩn Lao động Quốc tế của ILO
  • Hướng dẫn của OECD dành cho Doanh nghiệp Đa quốc gia
  • Tiêu chuẩn ISO
  •  …

ĐỐI TƯỢNG CỦA TIÊU CHUẨN RBA

Mặc dù tiêu chuẩn RBA có nguồn gốc từ ngành công nghiệp điện tử nhưng Bộ quy tắc ứng xử RBA có thể áp dụng và sử dụng trong nhiều ngành công nghiệp ngoài điện tử như ngành sản xuất ô tô, đồ chơi,… và những ngành nghề có liên quan đến điện tử. Tiêu chuẩn RBA không phân biệt quy mô tổ chức hay vị trí địa lý, các tổ chức, doanh nghiệp thuộc phạm vi trên đều có thể áp dụng tiêu chuẩn RBA để thực hành Trách nhiệm xã hội.

BỘ QUY TẮC ỨNG XỬ RBA 

1. Các phiên bản của Bộ Quy tắc Ứng xử RBA

  • Electronic Industry Cizitenship Coalition 1.0 – EICC 1.0 (Tháng 10/2004)
  • Electronic Industry Cizitenship Coalition 1.1 – EICC 1.1 (Tháng 5/2005)
  • Electronic Industry Cizitenship Coalition 2.0 – EICC 2.0 (Tháng 10/2005)
  • Electronic Industry Cizitenship Coalition 3.0 – EICC 3.0 (Tháng 6/2009)
  • Electronic Industry Cizitenship Coalition 4.0 – EICC 4.0 (Tháng 4/2012)
  • Electronic Industry Cizitenship Coalition 5.0 – EICC 1.1 (Tháng 11/2014)
  • Electronic Industry Cizitenship Coalition 5.1 – EICC 5.1 (Tháng 1/2016)
  • Responsible Business Alliance 6.0 – RBA 6.0 (Tháng 1/2018)
  • Responsible Business Alliance 7.0 – RBA 7.0 (Ngày 1/1/2021)

→ Quy tắc ứng xử RBA 7.0 là phiên bản mới nhất hiện nay.

2. Nội dung của Quy tắc Ứng xử RBA 7.0

A. Lao động

  • Việc làm được tự do lựa chọn
  • Lao động trẻ
  • Tiền lương và phúc lợi
  • Đối xử nhân đạo
  • Không phân biệt đối xử/Không quấy rối
  • Tự do hiệp hội

B. Sức khỏe và an toàn

  • An toàn lao động
  • Chuẩn bị khẩn cấp
  • Chấn thương và bệnh nghề nghiệp
  • Vệ sinh công nghiệp
  • Công việc đòi hỏi thể chất
  • Bảo vệ máy móc
  • Vệ sinh, thực phẩm và nhà ở
  • Truyền thông về sức khỏe và an toàn

C. Môi trường

  • Giấy phép và Báo cáo Môi trường
  • Ngăn ngừa ô nhiễm và giảm thiểu tài nguyên
  • Các chất độc hại
  • Chất thải rắn
  • Khí thải
  • Hạn chế về vật liệu
  • Quản lý nước
  • Tiêu thụ năng lượng và phát thải khí nhà kính

D. Đạo đức

  • Tính chính trực trong kinh doanh
  • Không có lợi thế không phù hợp
  • Tiết lộ thông tin
  • Sở hữu trí tuệ
  • Kinh doanh công bằng, quảng cáo và cạnh tranh
  • Bảo vệ danh tính và không trả thù
  • Tìm nguồn cung ứng khoáng sản có trách nhiệm
  • Quyền riêng tư

E. Hệ thống quản lý

  • Cam kết của Công ty
  • Trách nhiệm và trách nhiệm quản lý
  • Yêu cầu pháp lý và khách hàng
  • Đánh giá rủi ro và quản lý rủi ro
  • Mục tiêu cải tiến
  • Đào tạo
  • Truyền thông
  • Phản hồi, sự tham gia và khiếu nại của người lao động
  • Kiểm toán và đánh giá
  • Quy trình hành động khắc phục
  • Tài liệu và hồ sơ
  • Trách nhiệm của nhà cung cấp

Tư vấn từ chuyên gia

LỢI ÍCH KHI TUÂN THỦ QUY TẮC ỨNG XỬ RBA

1. Tăng uy tín và danh tiếng của doanh nghiệp

Các doanh nghiệp tuân thủ Quy tắc ứng xử RBA sẽ được nhìn nhận với tư cách là một doanh nghiệp có trách nhiệm, tăng cường uy tín và hình ảnh tích cực trong mắt khách hàng, đối tác và người tiêu dùng.

2. Mở rộng cơ hội kinh doanh

Nhiều tổ chức và doanh nghiệp lớn yêu cầu đối tác, nhà cung cấp của họ tuân thủ quy tắc RBA. Bởi vậy, nếu doanh nghiệp của bạn có chứng nhận RBA, sẽ mở ra nhiều cơ hội hợp tác, phát triển và mở rộng thị trường.

3. Cải thiện môi trường làm việc

Tuân thủ tiêu chuẩn RBA đồng nghĩa với việc tạo ra một môi trường làm việc an toàn, công bằng và lành mạnh cho nhân viên, giúp tăng hiệu suất làm việc và giảm tỷ lệ nghỉ việc và dễ dàng thu hút nhân tài.

4. Tuân thủ quy định pháp luật

Quy tắc ứng xử RBA được xây dựng dựa trên các quy định Quốc tế được công nhận toàn cầu về Lao động, Môi trường, Xã hội. Doanh nghiệp tuân thủ RBA thường ít gặp phải các vấn đề pháp lý và rủi ro tiềm ẩn liên quan đến vi phạm các quy định trong nước và trên Thế giới.

5. Tăng cường quan hệ đối tác

Các doanh nghiệp áp dụng và tuân thủ tiêu chuẩn RBA sẽ thu hút sự quan tâm từ những đối tác có cùng mục tiêu và theo đuổi các giá trị bền vững. Điều này giúp tạo ra một mạng lưới hợp tác vững chắc, dẫn đến sự ổn định và phát triển bền vững cho ngành điện tử nói riêng và cho nền kinh tế Toàn cầu nói chung.

6. Tiết kiệm chi phí

Khi tuân thủ các quy tắc về môi trường và tiêu thụ năng lượng hiệu quả, doanh nghiệp có thể tiết kiệm được nhiều chi phí từ việc giảm lãng phí và tối ưu hóa tài nguyên.

7. Góp phần bảo vệ môi trường

Doanh nghiệp tuân thủ RBA thường có những chính sách và hành động thân thiện với môi trường, góp phần vào việc giảm thiểu tác động tiêu cực đối với môi trường và bảo vệ hành tinh.

→ Như vậy, việc tuân thủ quy tắc ứng xử RBA không chỉ giúp doanh nghiệp tăng cường uy tín và mở rộng thị trường, mà còn góp phần vào việc xây dựng một xã hội công bằng, bền vững và phát triển.

QUY TRÌNH ÁP DỤNG TIÊU CHUẨN RBA

Bước 1: Tìm hiểu Tiêu chuẩn RBA

Đầu tiên, doanh nghiệp cần hiểu rõ về tiêu chuẩn RBA, những yêu cầu mà RBA đặt ra trong Bộ quy tắc ứng xử. Để làm được điều này, doanh nghiệp cần tìm hiểu tài liệu, tham gia các buổi hội thảo hoặc đào tạo liên quan đến RBA.

Bước 2: Xác định các đối tượng liên quan

Xác định các bên liên quan trong doanh nghiệp mà tiêu chuẩn RBA sẽ ảnh hưởng, từ cấp quản lý cao nhất đến nhân viên cơ sở.

Bước 3: Triển khai đánh giá ban đầu

Thực hiện một đánh giá nội bộ để xác định những khu vực mà doanh nghiệp cần cải thiện để tuân thủ Tiêu chuẩn RBA.

Bước 4: Xây dựng kế hoạch hành động

Dựa vào kết quả đánh giá, doanh nghiệp xây dựng một kế hoạch hành động chi tiết, xác định các bước cụ thể, nguồn lực cần thiết và thời gian thực hiện.

Bước 5: Triển khai và giám sát

Doanh nghiệp thực hiện các bước trong kế hoạch hành động, đồng thời thiết lập một hệ thống giám sát để đảm bảo rằng doanh nghiệp đang thực hiện đúng hướng và đạt được kết quả mong muốn.

Bước 6: Đánh giá và cải tiến liên tục

Khi áp dụng tiêu chuẩn RBA, doanh nghiệp cần thực hiện đánh giá định kỳ để xác định mức độ hiệu quả của các biện pháp đã triển khai và tìm kiếm cơ hội để cải tiến thêm.

Bước 7: Đánh giá xác minh

Khi đã cảm thấy tự tin về những gì đã làm, doanh nghiệp có thể đăng ký chứng nhận RBA với Tổ chức chứng nhận có thẩm quyền (CBs) để xác minh việc tuân thủ. Trong quá trình này, đánh giá viên sẽ xem xét các hồ sơ, quy trình cũng như rà soát thực địa và phỏng vấn những đối tượng liên quan để xác minh thông tin. Doanh nghiệp sẽ được cấp chứng chỉ RBA (Bạch kim, Vàng hoặc Bạc) nếu chứng minh được sự phù hợp với yêu cầu của tiêu chuẩn.

Bước 8: Cải tiến liên tục

Dựa trên kết quả đánh giá và phản hồi từ các bên liên quan, doanh nghiệp có thể xem xét lại quy trình áp dụng để đảm bảo rằng các hoạt động của mình vẫn phù hợp và hiệu quả trong môi trường kinh doanh đang thay đổi.

→ Quy trình áp dụng tiêu chuẩn RBA đòi hỏi sự cam kết, nhận thức và hành động liên tục từ phía doanh nghiệp. Chỉ khi thực sự hiểu và tuân thủ Quy tắc ứng xử một cách đầy đủ, doanh nghiệp mới có thể hưởng lợi trọn vẹn từ việc tham gia vào mạng lưới RBA.

Nhận ngay khóa học tiêu chuẩnMIỄN PHÍ

→ Tham khảo dịch vụ Tư vấn đạt Chứng nhận RBA của KNA CERT 
----------------------------------------------------------------------------------------------------
Hy vọng sau khi đọc xong bài viết này, các cá nhân và tổ chức đã phần nào hiểu được RBA là gì? Để biết thêm thông tin về Tiêu chuẩn RBA hoặc có nhu cầu chứng nhận RBA, Quý Khách Hàng vui lòng liên hệ với KNA CERT theo số Hotline: 0968.038.122 hoặc Email: salesmanager@knacert.com để được hỗ trợ sớm nhất!

Tin Mới Nhất

KNA CERT đào tạo 3D5S cho Công ty TNHH Sekonix Vina

29-10-2024

KNA CERT đào tạo 3D5S cho Công ty TNHH Sekonix Vina

Công ty TNHH Sekonix Vina lựa chọn KNA CERT là tổ chức đào tạo 3D5S cho cán bộ nhân viên.

Workshop

17-10-2024

Workshop "Hành trình Chuẩn hóa Dữ liệu carbon tạo năng lực cạnh tranh trên đường đua giảm phát thải khí nhà kính"

"Hành trình Chuẩn hóa Dữ liệu carbon tạo năng lực cạnh tranh trên đường đua giảm phát thải khí nhà kính".

Chứng chỉ CBAM là gì? Đặc điểm & Giá của một Chứng chỉ CBAM

16-10-2024

Chứng chỉ CBAM là gì? Đặc điểm & Giá của một Chứng chỉ CBAM

Từ ngày 01/10/2023, giai đoạn chuyển tiếp của Cơ chế điều chỉnh biên giới Carbon (CBAM) đã bắt đầu. Mua Chứng chỉ CBAM là cách trả thuế phát thải đối với hàng hóa nhập khẩu có nguy cơ rò rỉ...

Cơ chế CBAM: Cơ hội & Thách thức với doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam

15-10-2024

Cơ chế CBAM: Cơ hội & Thách thức với doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam

Việc triển khai Cơ chế điều chỉnh biên giới carbon (CBAM) của EU sẽ ảnh hưởng đến nhiều doanh nghiệp sản xuất tại Việt Nam. Các tác động này có thể diễn ra một cách trực tiếp hoặc gián tiếp,...

CBAM là gì? Quy định về Cơ chế điều chỉnh biên giới Carbon của EU

10-10-2024

CBAM là gì? Quy định về Cơ chế điều chỉnh biên giới Carbon của EU

Quy định của Liên minh Châu Âu (EU) về Cơ chế điều chỉnh biên giới Carbon (CBAM) đã được thông qua vào ngày 17/05/2023 và giai đoạn chuyển tiếp của CBAM bắt đầu từ ngày 01/10/2023. Việc đưa CBAM vào...

Chương trình tiên quyết HACCP là gì? (PRP - Prerequisite Program)

09-10-2024

Chương trình tiên quyết HACCP là gì? (PRP - Prerequisite Program)

Việc triển khai tiêu chuẩn HACCP hiệu quả và các chương trình tiên quyết giúp đảm bảo doanh nghiệp có khả năng sản xuất sản phẩm an toàn. Thực hiện các chương trình tiên quyết trong HACCP là một trong...

KNA đồng hành cùng bạn trên chặng đường vươn xa phía trước
Cùng phát triển bền vững & thịnh vượng

back to top
mesenger zalo
phone
0968.038.122
TẢI BẢNG GIÁ