Cùng doanh nghiệp vươn tầm quốc tế
nâng vị thế thương hiệu
quốc gia

MENU
KNA Cert - Quality Innovation

Sinh viên đi làm thêm - nên hay không?

Câu hỏi “Sinh viên có nên đi làm thêm không?” từ lâu vẫn là một vấn đề gây tranh luận. Một luồng ý kiến cho rằng sinh viên nên tập trung cho việc học hành, tốt nghiệp rồi đi làm cũng chưa muộn. Tuy nhiên một luồng ý kiến khác lại cho rằng đi làm sớm thì sinh viên sẽ được va vấp xã hội sớm, lúc ra trường vừa có kinh nghiệm vừa tự tin vào đời. Vậy sinh viên được gì và phải đánh đổi gì nếu đi làm thêm từ sớm? 

Sinh viên có nên đi làm thêm không?

Thực tế, không có câu trả lời chính xác cho câu hỏi: Sinh viên có nên đi làm thêm hay không? Mỗi người sẽ có mỗi hoàn cảnh, mong muốn, nhu cầu khác nhau. 

Tuy nhiên, trước khi đưa ra quyết định nên hay không nên đi làm thêm khi còn là sinh viên, các bạn cần cân nhắc thật kỹ lưỡng, phân tích cái được và cái mất để đưa ra quyết định phù hợp.

Nếu đi làm thêm, bạn sẽ được:

Thu nhập: Đây là có lẽ là một trong những lý do hàng đầu khiến các bạn sinh viên quyết định đi làm thêm. Có thu nhập cá nhân, bạn có thể chi trả cho cuộc sống và các sở thích của mình mà không phải phụ thuộc vào gia đình;

Mở rộng các mối quan hệ xã hội: Ngoài tiếp xúc với bạn bè, thầy cô trong môi trường đại học, nếu đi làm, bạn sẽ được tiếp xúc với nhiều đối tượng mới như khách hàng, các anh chị đi trước, đồng nghiệp và sếp. Nếu giữ mối quan hệ tốt với những đối tượng này, chắc chắn trong tương lai họ sẽ một lúc nào đó giúp đỡ bạn;

Rèn luyện và phát triển kỹ năng quản lý thời gian: Để có thể cân bằng giữa việc học và việc làm, chắc chắn bạn sẽ phải hy sinh khá nhiều thời gian dành cho việc cá nhân, từ đó bạn sẽ biết quý trọng thời gian hơn và tìm ra cách quản lý thời gian thích hợp cho bản thân;

Học cách trân trọng giá trị đồng tiền: Một khi đã đi làm, bạn sẽ hiểu được rằng kiếm tiền không phải điều dễ dàng. Ví dụ bình thường bố mẹ cho bạn 500.000 để đi chơi, bạn sẽ mua một cốc trà sữa 50k mà chẳng cần đắn đo suy nghĩ. Vậy nhưng sau khi đi làm với mức lương 15-25k/h (với công việc phục vụ hoặc thực tập), chỉ riêng việc mua một ly trà sữa thôi sẽ khiến bạn phải suy đi tính lại bởi giá trị của nó đã gần bằng một ngày lương của mình rồi. Điều đó cho thấy bạn đã học được cách trân trọng giá trị đồng tiền;

Tích lũy thêm kỹ năng và kinh nghiệm làm việc: Trong quá trình trải nghiệm các công việc làm thêm, bạn sẽ được va vấp với xã hội và làm quen dần với môi trường làm việc thực tế. Ngoài ra, từ mỗi công việc từng làm, bạn còn biết cách nâng cấp giá trị bản thân trong CV, từ đó thể hiện phong thái tự tin khi tham gia phỏng vấn và deal lương. Đây chắc chắn là những kinh nghiệm quý báu mà nhà trường không phải nơi dạy cho bạn.

Vậy nếu đi làm thêm, bạn sẽ phải đánh đổi những gì?

Mất tập trung: Khi đi làm thêm, chắc chắn thời gian dành cho việc học và nghỉ ngơi của bạn sẽ giảm xuống, dẫn đến thường xuyên ngủ gật khi học trên trường, thậm chí trốn tiết.

Do vậy, nếu bạn không thể cân đối thời gian hợp lý, rất có thể thành tích học tập của bạn sẽ tụt dốc không phanh trong thời gian tới;

Sức khoẻ giảm sút: Như đã đề cập bên trên, bạn sẽ phải đánh đổi một phần thời gian nghỉ ngơi cho công việc làm thêm, dẫn đến sức khỏe bị ảnh hưởng, đặc biệt là những ca làm đêm;

Đánh đổi thời gian cá nhân: Vừa phải đi học vừa phải đi làm, bạn sẽ có ít thời gian hơn cho bản thân trong việc giải trí hàng ngày.

Tin Mới Nhất

So sánh Tiêu chuẩn CARB ATCM và Tiêu chuẩn TSCA Title VI

30-11-2023

So sánh Tiêu chuẩn CARB ATCM và Tiêu chuẩn TSCA Title VI

Tiêu chuẩn CARB ATCM và Tiêu chuẩn TSCA Title VI về phát thải formaldehyde trong sản phẩm gỗ có những điểm giống và khác nhau. Hãy cùng KNA đọc và tìm hiểu. 

Tiêu chuẩn CARB P2 là gì? Kiểm soát Formaldehyde trong gỗ composite

30-11-2023

Tiêu chuẩn CARB P2 là gì? Kiểm soát Formaldehyde trong gỗ composite

Tiêu chuẩn CARB P2 là tiêu chuẩn quan trọng nhất hiện nay để kiểm soát phát thải khí Formaldehyde trong các sản phẩm gỗ composite, gỗ tổng hợp. Khi xuất khẩu những hàng hóa này sang thị trường Quốc tế,...

Kế hoạch thực hiện ISO 9001:2015 chi tiết

28-11-2023

Kế hoạch thực hiện ISO 9001:2015 chi tiết

Một kế hoạch thực hiện ISO 9001:2015 phù hợp và rõ ràng sẽ giúp doanh nghiệp tiết kiệm thời gian, công sức, chi phí mà vẫn đạt được các mục tiêu chất lượng như mong đợi.

Hướng dẫn Tự đánh giá và Đánh giá về Khả năng Tái chế RecyClass

24-11-2023

Hướng dẫn Tự đánh giá và Đánh giá về Khả năng Tái chế RecyClass

RecyClass cung cấp Công cụ trực tuyến giúp doanh nghiệp tự đánh giá khả năng tái chế của bao bì nhựa và cho biết mức độ phù hợp để tái chế, xếp hạng nó theo hệ thống phân loại từ...

Tiêu chuẩn RecyClass về Tái chế Nhựa và Bao bì

23-11-2023

Tiêu chuẩn RecyClass về Tái chế Nhựa và Bao bì

RecyClass là một sáng kiến ​​phi lợi nhuận, liên ngành tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình chuyển đổi hướng tới tương lai nhựa tuần hoàn với hệ thống: Chứng nhận khả năng tái chế, Chứng nhận quy trình...

Thông báo về việc hợp tác của KNA CERT trong dự án SFV-Export

22-11-2023

Thông báo về việc hợp tác của KNA CERT trong dự án SFV-Export

Dự án “Tăng cường năng lực xuất khẩu cho DNNVV trong ngành hàng gia vị, rau quả Việt Nam” (SFV-Export) do EU tài trợ, được phối hợp thực hiện bởi tổ chức Oxfam tại Việt Nam cùng VCCI. 

KNA đồng hành cùng bạn trên chặng đường vươn xa phía trước
Cùng phát triển bền vững & thịnh vượng

back to top
mesenger zalo
phone
0968.038.122
TẢI BẢNG GIÁ