Cùng doanh nghiệp vươn tầm quốc tế
nâng vị thế thương hiệu
quốc gia

MENU
KNA Cert - Quality Innovation

Theo đuổi lối sống tối giản và tiết kiệm

Bạn đang muốn có một lối sống tối giản, giúp bạn tiết kiệm hơn, thoải mái hơn, vui vẻ hơn và bớt lo toan hơn trong cuộc sống mà chưa biết làm sao để hình thành được. Bài viết dưới đây là dành cho bạn. 

Lối sống tối giản là như thế nào? 

Hiện nay có khá nhiều định nghĩa khác nhau về lối sống tối giản. 

Theo The Minimalist Home: A Room-by-Room Guide to a Decluttered, Refocused Life và blog Becoming Minimalist, chủ nghĩa tối giản là “sự đề cao những thứ mà chúng ta trân trọng nhất trong cuộc sống bằng cách loại bỏ đi bất cứ thứ gì ngăn cản chúng ta chú ý vào những thứ quan trọng ấy”.

Còn theo Joshua Becker: “Lối sống tối giản được hiểu là lối sống có mục đích rõ ràng và từ đồ vật trong nhà đều mang trong mình một ý nghĩa nhất định của nó”. 

Tuy nhiên, hiểu một cách đơn giản, lối sống tối giản là triết lý sống ý nghĩa hướng đến sự đơn giản và ít vật chất. 

Hiện nay, chủ nghĩa tối giản không chỉ được áp dụng vào cách bài trí nhà cửa mà còn được áp dụng trong mọi mặt của đời sống như các mối quan hệ, công việc…. Tuy nhiên, trọng tâm chính mà phong cách sống đơn giản hướng đến chủ yếu vẫn là việc thay đổi không gian sống. 

Thông thường, người ta sẽ nghĩ về một ngôi nhà tối giản là một ngôi nhà có gam màu trắng, tường trơn với không gian mở. Tuy nhiên, thực tế, tùy vào từng cá nhân mà lối sống tối giản sẽ có sự khác nhau. 

Lợi ích của lối sống tối giản 

Vậy tại sao nhiều người lại lựa chọn lối sống tối giản? Lối sống này đem lại những lợi ích gì? 

Tiết kiệm tối đa chi phí: Lợi ích đầu tiên khi sống tối giản đó là tiết kiệm. Khi bạn không có nhu cầu sở hữu quá nhiều đồ vật, bạn sẽ tiêu xài ít tiền hơn. Điều này không chỉ giúp bạn tối ưu khoản chi phí hàng tháng mà còn giúp bạn có nhận thức về việc giữ gìn và bảo trì những món đồ mình đang sở hữu. 

Tiết kiệm thời gian: Việc sở hữu ít đồ vật còn giúp bạn không mất quá nhiều thời gian trong việc mua sắm, chăm sóc, sắp xếp và lau dọn mọi thứ. Cắt giảm những gì không thực sự cần thiết cho bạn thêm thời gian đầu tư vào những gì đáng lưu tâm nhất. 

Cải thiện sức khỏe: Nghe có vẻ không liên quan, nhưng điều này đã được chứng minh. Tác giả Becker khuyên rằng: “Sở hữu ít đồ vật là cách giúp bạn ít căng thẳng hơn”, bởi khi đó bạn sẽ không mất quá nhiều tâm tư để “chăm lo” cho những đồ vật đó, từ đó cải thiện được sức khỏe của mình. 

Bảo vệ môi trường: Việc mua sắm và sử dụng ít vật dụng là bạn đang góp phần vào việc bảo tồn tài nguyên tự nhiên. Vấn đề môi trường từ lâu đã là vấn đề được quan tâm toàn cầu mà mỗi chúng ta ai cũng nên để ý và lưu tâm.

Biết ơn nhiều hơn: Sống tối giản sẽ giúp bạn trân trọng mọi thứ xung quanh bởi nó hướng bạn vào hiện tại và khiến bạn có sự cân nhắc thận trọng hơn với những điều bạn thực sự lưu tâm.

 Bí kíp bắt đầu lối sống tối giản dành cho bất cứ ai

1. Tập trung vào một căn phòng

Khi bắt đầu, hẳn câu hỏi khó nhất mà bạn gặp phải sẽ là: “Tôi nên bắt đầu từ đâu?”. Lời khuyên cho bạn đó là hãy chọn một căn phòng dễ bài trí nhất và tập trung tối giản nó. Sự thích nghi dần dần này sẽ khiến bạn không bị mông lung. Sau đó, bạn có thể dùng căn phòng đó để làm mẫu tham khảo cho những căn phòng còn lại trong nhà. 

2. Bắt đầu từ khu vực dễ nhìn thấy nhất

Sau khi đã chọn được một căn phòng để thực hành làm mẫu, bạn nên bắt đầu từ những khu vực dễ thấy nhất như kệ sách, bàn ghế hay khu vực sàn nhà. Lý do là bởi nếu ngay lập tức tiếp cận tất cả cùng một lúc, bạn sẽ có khả năng nản chí hoặc bị choáng ngợp sau một hồi bày mọi thứ ra. Tối giản các khu vực dễ nhìn thấy sẽ là minh chứng cho bước đầu thành công trong tiến trình tối giản hóa của bạn, từ đó tạo động lực để bạn tiếp tục.

3. Chỉ giữ lại những gì thực sự cần thiết

Trong lúc dọn dẹp và bài trí lại ngôi nhà, bạn nên xem qua và cân nhắc kỹ lưỡng từng món đồ để biết liệu mình có thực sự cần món đồ đó hay không? Món đồ đó có đang giúp ích gì cho căn nhà không? Hay bạn chỉ đang giữ nó lại vì tiếc của và nó chỉ đang cản trở bạn trong việc sắp xếp nhà cửa?

Nếu bạn cảm thấy bối rối không biết nên làm gì với những món đồ trong nhà, có thể thử tham khảo bộ câu hỏi của tác giả Becker:

  • Món đồ này có quan trọng với bạn không?
  • Món đồ này còn sử dụng được hay không?
  • Nếu bỏ món đồ này đi bạn sẽ có cái gì để thay thế?
  • Tại sao bạn phải có món đồ này?

4. Trang trí bằng những món đồ có ý nghĩa

Chắc hẳn việc trang trí nhà cửa bằng những món đồ xinh xắn mua được từ một đợt giảm giá, mua qua các sàn thương mại điện tử hoặc từ các sạp hàng hóa địa phương đã không còn là điều gì lạ lẫm. Tuy nhiên, khi đã theo đuổi lối sống tối giản, bạn phải gạt bỏ thói quen ấy và thay vào đó là trang trí bằng các vật có ý nghĩa như ảnh gia đình, vật gia truyền… Khi ta lược bỏ những vật không quan trọng và giữ lại những vật có giá trị cũng là khi ta cho chúng không gian để tỏa sáng và nổi bật nhất.

5. Dọn dẹp thường xuyên

Dọn dẹp cũng là phương pháp hữu hiệu trong việc duy trì không gian sống của bạn luôn ở trong trạng thái tối giản. Sau một thời gian sinh hoạt, nhà cửa bừa bộn là tình trạng không thể tránh khỏi. Bởi vậy, chúng ta nên dọn dẹp thường xuyên để mọi thứ được ngăn nắp và sạch sẽ. 

Để tối ưu hóa việc dọn dẹp, ta có thể phân chia nhà thành 3 khu vực: khu vực chăm lo theo mùa, khu vực chăm lo hàng tuần và khu vực chăm lo hàng ngày. 

6. Vượt qua sức hấp dẫn của việc mua sắm

Thời đại hiện nay, quảng cáo đang ngày càng tràn lan với nhiều nội dung sáng tạo, khiến chúng ta khó có thể cưỡng lại “cám dỗ” của việc mua sắm. Nếu bạn chưa tự tin mình đã bỏ được thói quen này, hãy cắt giảm tần suất xem quảng cáo bằng cách hạn chế xem tivi, chặn quảng cáo trên các mạng xã hội… Bên cạnh đó, việc xác định rõ phong cách của bản thân cũng là phương thức hữu hiệu giúp bạn hạn chế tần suất mua sắm, bởi khi đó bạn biết đâu là món đồ mình thực sự thích và phù hợp với lối sống hiện tại.

7. Xác định mục đích của lối sống tối giản

Đây là bước cuối cùng và cũng là bước trọng yếu nhất trong các bước thực hành lối sống này. Trước khi bắt đầu, hãy dành thời gian suy nghĩ thật kĩ về mục đích bạn lựa chọn lối sống này. Bạn muốn sống tối giản để tiết kiệm tiền? Bạn muốn sống tối giản để tiết kiệm thời gian? Hay bạn muốn sống tối giản để có nhiều không gian sinh hoạt hơn? Hãy xem xét và cân nhắc kỹ lưỡng, vì mục tiêu cuối cùng của chủ nghĩa tối giản là để sống một cuộc sống tròn đầy, ý nghĩa chứ không đơn thuần là sống với ít vật chất đi. 
 

Tin Mới Nhất

KNA CERT thông báo nghỉ Lễ Quốc Khánh 2-9-2024

28-08-2024

KNA CERT thông báo nghỉ Lễ Quốc Khánh 2-9-2024

Chào mừng kỷ niệm 79 năm Ngày Quốc khánh nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam (2/9/1945 - 2/9/2024). KNA CERT xin thông báo lịch nghỉ lễ của Công Ty

Duy trì ISO 9001:2015 như thế nào? Phương pháp duy trì ISO 9001 hiệu quả

20-08-2024

Duy trì ISO 9001:2015 như thế nào? Phương pháp duy trì ISO 9001 hiệu quả

Duy trì Hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001:2015 hiệu quả là một quá trình liên tục, đòi hỏi sự cam kết từ toàn bộ doanh nghiệp. Nếu như để được chứng nhận ISO 9001 là một quá trình...

Thời hạn hết hiệu lực của ISO 9001:2015 là lúc nào? Khi nào ISO sẽ ban hành phiên bản mới?

20-08-2024

Thời hạn hết hiệu lực của ISO 9001:2015 là lúc nào? Khi nào ISO sẽ ban hành phiên bản mới?

Trước câu hỏi “Thời hạn hết hiệu lực của ISO 9001:2015 là khi nào?” nhiều người sẽ nhầm lẫn với thời gian hết hiệu lực của chứng nhận ISO 9001:2015. Tuy nhiên hai khái niệm về thời hạn hiệu lực...

Workshop

19-08-2024

Workshop "Thực hành kiểm kê khí nhà kính theo tiêu chuẩn ISO 14064-1 cho ngành thực phẩm"

THƯ MỜI THAM DỰ HỘI THẢO "Thực hành kiểm kê khí nhà kính theo tiêu chuẩn ISO 14064-1 cho ngành thực phẩm" Khí nhà kính hiện đang là nguyên nhân làm gia tăng sự 

Chứng chỉ ISO 9001 là gì? Mẫu giấy chứng nhận chuẩn & Lợi ích khi sở hữu

14-08-2024

Chứng chỉ ISO 9001 là gì? Mẫu giấy chứng nhận chuẩn & Lợi ích khi sở hữu

Chứng chỉ ISO 9001 là bằng chứng chứng mình hệ thống quản lý chất lượng của một tổ chức phù hợp theo tiêu chuẩn Quốc tế. Vậy chứng chỉ ISO 9001 là gì và công ty nào cung cấp chứng...

Điều khoản 9.2 ISO 14001: Đánh giá nội bộ EMS (Các yêu cầu chính)

13-08-2024

Điều khoản 9.2 ISO 14001: Đánh giá nội bộ EMS (Các yêu cầu chính)

Điều khoản 9.2 trong ISO 14001:2015 yêu cầu tổ chức phải tiến hành đánh giá nội bộ để kiểm tra hiệu quả của Hệ thống quản lý môi trường (EMS). Hãy tìm hiểu các yêu cầu chính mà Điều khoản...

KNA đồng hành cùng bạn trên chặng đường vươn xa phía trước
Cùng phát triển bền vững & thịnh vượng

back to top
mesenger zalo
phone
0968.038.122
TẢI BẢNG GIÁ