Thị trường tín chỉ carbon: Lĩnh vực kinh doanh tỷ đô
Hiện trên Thế giới có 46 quốc gia, 35 vùng lãnh thổ đã áp dụng định giá carbon với sự tham gia của hàng chục ngàn doanh nghiệp, nước tính nguồn thu từ tín chỉ carbo năm 2022 khoảng 95 tỷ USD.
Thị trường carbon giúp giảm phát thải khí nhà kính
Trước hết, tín chỉ carbon là một giấy phép cho phép chủ sở hữu thải ra một lượng carbon dioxide nhất định hoặc các khí nhà kính khác. Việc mua bán carbon hay chính xác hơn là mua bán sự phát thải khí CO2, được thực hiện thông qua tín chỉ.
Phát triển thị trường tín chỉ carbon Việt Nam là một trong những công cụ kinh tế đã được đưa vào Luật Bảo vệ môi trường từ năm 2020. Tuy nhiên, cho đến nay, việc công nhận và phát hành tín chỉ carbon vẫn phụ thuộc vào bên thứ 3 là các tổ chức hoặc các cơ chế tín chỉ Quốc tế.
Theo Bộ Tài nguyên và Môi trường, đến nay đã có 46 quốc gia và 35 vùng lãnh thổ đã áp dụng định giá carbon với sự tham gia của hàng chục ngàn tập đoàn, doanh nghiệp lớn, nguồn thu năm 2022 khoảng 95 tỉ USD.
Ông Tăng Thế Cường- Cục trưởng Cục Biến đổi khí hậu (Bộ Tài nguyên và Môi trường), cho biết: “Mục tiêu lớn nhất của định giá carbon và thiết lập thị trường carbon là giảm nhẹ phát thải khí nhà kính, góp phần ứng phó với biến đổi khí hậu và đạt được các mục tiêu phát triển bền vững khác. Tín chỉ carbon là một loại mặt hàng mới được tạo ra khi thực hiện các hoạt động cắt giảm phát thải hoặc hấp thụ khí nhà kính trong quá trình thực hiện, được theo dõi và giao dịch giống như các loại hàng hóa khác, do đó trao đổi tín chỉ carbon còn được gọi là thị trường carbon. Thông qua thị trường carbon có thể tăng cường giảm phát thải khí nhà kính với chi phí của doanh nghiệp và xã hội thấp, thúc đẩy phát triển công nghệ phát thải thấp, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp”.
Trong thời gian qua, các doanh nghiệp Việt Nam đã tận dụng tốt cơ hội và thu được nhiều lợi ích trong thực hiện các cơ chế khi nhận được hơn 15.000 tỉ đồng thông qua bán tín chỉ carbon từ các dự án cơ chế phát triển sạch (CDM) và gần 35 triệu USD hỗ trợ cho các dự án cơ chế tín chỉ chung (JCM) để áp dụng các công nghệ, sản phẩm, hệ thống, dịch vụ carbon thấp tiên tiến của Nhật Bản.
Việt Nam hoàn thiện cơ chế vận hành thị trường carbon
Ngay từ năm 2012, Việt Nam đã tích cực chuẩn bị cho quá trình hình thành và phát triển thị trường carbon trong nước, tiến tới hội nhập với khu vực và Thế giới. Ngày 07/01/2022, Chính phủ đã ban hành Nghị định 06/2022/NĐ-CP quy định giảm nhẹ phát thải khí nhà kính và bảo vệ tầng ozon. Theo đó, lộ trình phát triển, thời điểm triển khai thị trường carbon trong nước đã được vạch rõ.
Giai đoạn đến hết năm 2027 sẽ: Xây dựng quy định quản lý tín chỉ carbon, hoạt động trao đổi hạn ngạch phát thải khí nhà kính và tín chỉ carbon; xây dựng quy chế vận hành sàn giao dịch tín chỉ carbon; triển khai thí điểm cơ chế trao đổi, bù trừ tín chỉ carbon trong các lĩnh vực tiềm năng và hướng dẫn thực hiện cơ chế trao đổi, bù trừ tín chỉ carbon trong nước và quốc tế phù hợp với quy định của pháp luật và điều ước quốc tế mà nước ta là thành viên; thành lập và tổ chức vận hành thí điểm sàn giao dịch tín chỉ carbon kể từ năm 2025; Triển khai các hoạt động tăng cường năng lực, nâng cao nhận thức về phát triển thị trường carbon.
Theo ông Phan Chiến Thắng - Giám đốc Truyền thông, cộng đồng và quan hệ đối ngoại, Công ty Masan High-Tech Materials: “Theo lộ trình Chính phủ Việt Nam thì thị trường carbon sẽ vận hành chính thức vào năm 2028. Đến nay, chúng tôi luôn thực hiện hình thức tiết kiệm năng lượng, trồng cây xanh, tái chế chất thải và có thể nói đến thời điểm này chúng tôi đã sẵn sàng về kỹ thuật và tài chính để sẵn sàng tham gia việc mua bán, trao đổi tín chỉ carbon, ngay khi thị trường chính thức đi vào vận hành”.
Trong khi đó, ông Dương Đức Quang, Phó Tổng Giám đốc Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV) cho biết: “Sở đang nghiên cứu và sẽ sớm triển khai giao dịch các sản phẩm tín chỉ carbon liên thông với các Sở Giao dịch lớn trên thế giới ngay trong quý IV năm 2023. Đây sẽ là bước lấy đà rất quan trọng, trong quá trình phát triển thị trường giao dịch tín chỉ carbon tại Việt Nam trong tương lai”.
Doanh nghiệp cần sẵn sàng ngay từ bây giờ
Biến đổi khí hậu đang là vấn đề cấp bách toàn cầu, đòi hỏi mỗi quốc gia và doanh nghiệp chung tay hành động để giảm thiểu lượng phát thải khí nhà kính. Thị trường carbon - nơi mua bán giấy phép phát thải khí nhà kính được kỳ vọng sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy giảm phát thải và hướng đến nền kinh tế carbon thấp.
Nhận thức được tiềm năng to lớn của thị trường carbon, nhiều quốc gia đã và đang xây dựng khung pháp lý cho hoạt động giao dịch khí thải. Tại Việt Nam, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 06/2022/NĐ-CP về giảm nhẹ phát thải khí nhà kính và bảo vệ tầng ozon, quy định về nghĩa vụ kiểm kê khí nhà kính đối với các doanh nghiệp có lượng phát thải từ 3.000 tấn CO2 tương đương trở lên.
Việc thực hiện kiểm kê khí nhà kính ngay từ bây giờ mang lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp:
- Sẵn sàng gia nhập thị trường carbon: Khi thị trường carbon chính thức hình thành, doanh nghiệp đã có dữ liệu kiểm kê khí nhà kính chính xác, sẵn sàng tham gia giao dịch mua bán tín chỉ carbon, từ đó tối ưu hóa chi phí và gia tăng lợi nhuận.
- Nâng cao năng lực quản lý môi trường: Quá trình kiểm kê khí nhà kính giúp doanh nghiệp đánh giá lượng phát thải của từng nguồn, từ đó xây dựng chiến lược giảm phát thải hiệu quả, tiết kiệm chi phí và nâng cao hình ảnh thương hiệu.
- Tuân thủ quy định pháp luật: Việc thực hiện kiểm kê khí nhà kính đúng hạn và theo quy định là nghĩa vụ bắt buộc của doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp tránh các vi phạm và chế tài xử phạt.
- Nâng cao vị thế cạnh tranh: Doanh nghiệp thực hiện kiểm kê khí nhà kính và thể hiện cam kết giảm phát thải sẽ thu hút khách hàng, đối tác, nhà đầu tư, đặc biệt là những tổ chức đề cao trách nhiệm xã hội và phát triển bền vững.
Tham gia thị trường carbon là xu hướng tất yếu trong tương lai và doanh nghiệp cần chủ động thích nghi bằng cách thực hiện kiểm kê khí nhà kính ngay từ bây giờ. Việc kiểm kê khí nhà kính không chỉ giúp doanh nghiệp tuân thủ pháp luật, nâng cao vị thế cạnh tranh mà còn góp phần bảo vệ môi trường và hướng đến phát triển bền vững. Hãy hành động ngay hôm nay để sẵn sàng cho thị trường carbon trong tương lai!
KNA CERT cung cấp dịch vụ hướng dẫn kiểm kê và báo cáo phát thải khí nhà kính theo quy định của pháp luật cho tất cả các doanh nghiệp trong mọi ngành nghề, lĩnh vực. Quý Doanh Nghiệp vui lòng liên hệ với KNA CERT theo số Hotline: 0968.038.122 hoặc Email: salesmanager@knacert.com để được hỗ trợ!
Tin Mới Nhất
Hướng dẫn xây dựng chương trình ISO 22000 cho sản phẩm sữa
ISO 22000 là tiêu chuẩn quốc tế về hệ thống quản lý an toàn thực phẩm được sử dụng nhằm đảm bảo rằng các sản phẩm thực phẩm trong đó có sản phẩm sữa. Việc xây dựng chương trình ISO...
Mục tiêu của ISO 22000 về đảm bảo ATTP và nâng cao hiệu quả kinh doanh
Với các mục tiêu rõ ràng như đảm bảo chất lượng, giảm thiểu rủi ro và cải tiến liên tục, ISO 22000 đã trở thành chuẩn mực không thể thiếu trong hành trình hướng đến sự bền vững và phát...
FQA: Giải đáp các câu hỏi về ISO 22000 thường gặp
ISO 22000 là một tiêu chuẩn quốc tế quan trọng trong ngành thực phẩm, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm từ khâu sản xuất đến tiêu thụ. Trong bài viết này, hãy cùng KNA CERT trả lời các...
Các bước tiến hành xây dựng ISO 22000 hiệu quả nhất
ISO 22000 là một tiêu chuẩn quốc tế về hệ thống quản lý an toàn thực phẩm. Để đạt được chứng nhận ISO 22000, doanh nghiệp cần tiến hành một loạt các bước xây dựng cụ thể và chi tiết....
Tìm hiểu các loại chi phí đánh giá ISO 22000 cho doanh nghiệp
ISO 22000 được thiết lập để giúp các tổ chức trong chuỗi cung ứng thực phẩm đảm bảo sản phẩm an toàn cho người tiêu dùng. Để đạt được chứng nhận ISO 22000, doanh nghiệp cần trải qua một quá...
ISO 22000 có liên quan về nhân sự không? Tuyển dụng nhân viên ISO 22000
ISO 22000 là tiêu chuẩn quốc tế về hệ thống quản lý an toàn thực phẩm được áp dụng cho mọi doanh nghiệp trong chuỗi cung ứng thực phẩm. Trong quá trình xây dựng hệ thống này, nhân sự đóng...