Cùng doanh nghiệp vươn tầm quốc tế
nâng vị thế thương hiệu
quốc gia

MENU
KNA Cert - Quality Innovation

Thỏa thuận Xanh Châu Âu (EDG) là gì?

Là thị trường lớn, EU luôn nằm trong top đầu về kim ngạch xuất khẩu của hàng hóa Việt Nam. Do đó, việc theo dõi và thích ứng với các chính sách trong khuôn khổ Thoả thuận Xanh Châu Âu là yêu cầu cấp bách đối với doanh sản xuất, xuất khẩu của Việt Nam để duy trì và phát triển bền vững ở thị trường EU nói riêng và những thị trường cũng đang có những hành động chuyển đổi xanh theo hướng tương tự.

Thỏa thuận Xanh châu Âu là gì?

"Thỏa thuận Xanh châu Âu" tiếng Anh là "The European Green Deal", viết tắt là "EGD". Đây là Chương trình tổng thể và dài hạn của Liên minh châu Âu (EU) nhằm ứng phó với những vấn đề khẩn cấp về khí hậu toàn cầu đến năm 2050. EGD được thông qua vào ngày 15/01/2020, định hình chiến lược của EU để đạt mục tiêu phát thải ròng khí nhà kính bằng 0 (trung hòa về phát thải) và trở thành khu vực kinh tế sử dụng ít nhất các nguồn lực tự nhiên vào năm 2050.

Nhận ngay khóa học tiêu chuẩnMIỄN PHÍ

Cơ chế triển khai Thỏa thuận Xanh của châu Âu

Triển khai thực hiện Thỏa thuận Xanh, EU đang và sẽ xây dựng các Chiến lược, Chương trình, Kế hoạch hành động, văn bản chính sách, pháp luật cụ thể (sau đây gọi là các chính sách xanh) trong hầu khắp các lĩnh vực kinh tế. Các chính sách xanh này đặt ra nhiều tiêu chuẩn, điều kiện, yêu cầu xanh mới và/hoặc nâng cấp từ các quy định hiện hành, có tác động trực tiếp và/hoặc gián tiếp tới nhiều nhóm chủ thể trong các hoạt động liên quan.

Trong lĩnh vực nông nghiệp, Chiến lược “Từ trang trại đến bàn ăn” (Farm to Fork - F2F) nêu các mục tiêu chuyển đổi xanh trong nhiều khía cạnh khác nhau của hoạt động sản xuất, tiêu thụ nông sản thực phẩm.

Đối với lĩnh vực sản xuất chế biến, Kế hoạch hành động kinh tế tuần hoàn mới (new Circular economy action plan – CEAP) liệt kê 35 chính sách nhằm xây dựng nền kinh tế xanh, sạch, tuần hoàn trong 07 chuỗi sản phẩm mục tiêu (điện tử - công nghệ thông tin, pin và phương tiện vận tải, bao bì đóng gói, nhựa, dệt may, xây dựng, thực phẩm và các sản phẩm dinh dưỡng).

Ngoài ra, còn có một số chính sách khác có phạm vi hẹp hơn nhưng cũng rất đáng chú ý như Chiến lược đa dạng sinh học, Cơ chế điều chỉnh carbon tại biên giới (CBAM), Chiến lược hóa chất vì sự bền vững, các chính sách về rác thải tiêu dùng…

Danh sách các chính sách xanh liên quan tới hàng nhập khẩu từ bên ngoài vào EU sẽ còn tiếp tục được bổ sung cùng với tiến trình triển khai các mục tiêu trong Thỏa thuận Xanh EU đến năm 2050, mà đặc biệt là trong giai đoạn từ nay tới 2030.

Đối tượng của Thỏa thuận Xanh của EU

1. Lĩnh vực áp dụng Thỏa thuận Xanh EU

Xét tổng thể, các chính sách xanh của EU được triển khai trên 09 lĩnh vực chính, trong đó có những lĩnh vực có chính sách xanh bao trùm các chủ thể trong và ngoài EU (như Khí hậu, Môi trường và Đại dương, Nông nghiệp), và các lĩnh vực mà chính sách xanh tập trung vào những vấn đề nội bộ của EU là chủ yếu (như Công nghiệp, Năng lượng, Giao thông, Nghiên cứu và Phát triển, Tài chính, và Xây dựng).

2. Phạm vi áp dụng Thỏa thuận EGD

Là gói chính sách nội bộ của EU, về lý thuyết Thỏa thuận Xanh chỉ áp dụng cho các chủ thể EU và các đối tượng (hàng hóa, dịch vụ, hoạt động kinh tế) trên thị trường/lãnh thổ thuộc khối này. Tuy nhiên, trong một số trường hợp cụ thể, các chính sách của Thỏa thuận Xanh EU cũng sẽ áp dụng cho các đối tượng ngoài EU, phổ biến là các trường hợp có phạm vi áp dụng là hàng hóa lưu hành, mua bán thương mại, sử dụng, tiêu thụ và/hoặc tạo phát thải tại EU, không phân biệt hàng hóa sản xuất tại EU hay hàng nước ngoài nhập khẩu vào EU; hoặc được thiết kế để áp dụng riêng cho hàng nhập khẩu vào EU từ bên ngoài nhằm bảo đảm cân bằng với các quy định EU áp dụng cho hàng hóa nội khối EU.

Giải pháp và khuyến nghị triển khai Thỏa thuận Xanh

Chỉ trong chưa đầy 4 năm triển khai Thỏa thuận Xanh (từ tháng 01/2020 đến tháng 10/2023), EU đã có 58 hành động chính sách xanh đang/dự kiến có ảnh hưởng trực tiếp tới hàng hóa nước ngoài nhập khẩu vào khu vực này. Là thị trường xuất khẩu trọng điểm của Việt Nam, EU thực hiện Thỏa thuận Xanh cũng sẽ ảnh hưởng tới một bộ phận đáng kể xuất khẩu của Việt Nam.

Trong bối cảnh này, các doanh nghiệp của Việt Nam, đặc biệt là những doanh nghiệp xuất khẩu hàng hóa sang thị trường EU nên chủ động tìm hiểu các quy định của Thỏa thuận Xanh châu Âu.

Khảo sát nhanh do Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) thực hiện tháng 8/2023 cho thấy, có tới 88% - 93% số người được hỏi chưa từng biết đến hoặc chỉ nghe nói sơ qua tới Thỏa thuận Xanh hoặc các chính sách xanh nổi bật của EU liên quan tới xuất khẩu Việt Nam. Đặc biệt, tỷ lệ các doanh nhân, cán bộ nhân viên, người lao động trong doanh nghiệp biết rõ về Thỏa thuận Xanh EU chỉ ở mức 4%, thấp hơn nhiều so với các nhóm tham gia Khảo sát khác (8-12%).

Do đó, việc đầu tiên cần làm để ứng phó với các tác động của Thỏa thuận Xanh EU tới xuất khẩu Việt Nam là chủ động tìm hiểu về Thỏa thuận Xanh để nhận biết, nắm bắt chính xác và thường xuyên cập nhật về các chính sách xanh cụ thể của EU có liên quan tới từng loại sản phẩm xuất khẩu.

Các doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu Việt Nam trong những ngành bị ảnh hưởng cần theo dõi sát diễn tiến các chính sách xanh ở EU; nhận diện kịp thời, chính xác các tiêu chuẩn xanh cụ thể có liên quan tới sản phẩm của mình; và có sự chuẩn bị, đầu tư và hành động từ sớm, từ xa để dần thích ứng, và bảo đảm khả năng tuân thủ các yêu cầu bắt buộc khi EU chính thức áp dụng.

Bên cạnh đó, các cơ quan Nhà nước, hiệp hội, tổ chức khác có thể hỗ trợ hiệu quả cho quá trình thích ứng với các tiêu chuẩn xanh EU này của doanh nghiệp thông qua việc cung cấp thông tin kịp thời, chuẩn xác và chi tiết về các tiêu chuẩn xanh EU theo nhóm sản phẩm cụ thể; tư vấn, hướng dẫn doanh nghiệp thực hiện; và phối hợp với phía EU trao đổi về cách thức thực thi phù hợp, về các hỗ trợ kỹ thuật cho doanh nghiệp Việt Nam, nếu có.

Tư vấn từ chuyên gia

Để kiểm tra xem sản phẩm, hàng hóa của mình có thuộc phạm vi quy định của Thỏa thuận xanh EU hay không, Quý Doanh Nghiệp vui lòng liên hệ với KNA CERT theo số Hotline: 0968.038.122 hoặc Email: salesmanager@knacert.com để được cung cấp thêm thông tin cụ thể.

Tin Mới Nhất

Các cấp trong HACCP là gì? Vai trò của cấp bậc trong doanh nghiệp thực phẩm

17-12-2024

Các cấp trong HACCP là gì? Vai trò của cấp bậc trong doanh nghiệp thực phẩm

HACCP là tiêu chuẩn được sử dụng phổ biến về Hệ thống phân tích mối nguy và điểm kiểm soát tới hạn. Để áp dụng thành công hệ thống HACCP thì doanh nghiệp cần phân chia rõ ràng các cấp...

Hướng dẫn trình tự xây dựng HACCP - Lấy ví dụ cho HACCP

16-12-2024

Hướng dẫn trình tự xây dựng HACCP - Lấy ví dụ cho HACCP

Tiêu chuẩn HACCP là tiêu chuẩn được sử dụng rộng rãi về Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm. Tuy nhiên, việc xây dựng và áp dụng thành công HACCP không phải là dễ dàng đối với nhiều doanh...

Hướng dẫn các bước rửa tay đúng HACCP

16-12-2024

Hướng dẫn các bước rửa tay đúng HACCP

Nhân sự tham gia vào quá trình sản xuất thực phẩm không rửa tay đúng cách là một trong những nguyên nhân chính khiến sản phẩm bị ô nhiễm, gây thiệt hại lớn cho doanh nghiệp cả về chi phí...

Doanh nghiệp có HACCP thì có cần HALAL không?

16-12-2024

Doanh nghiệp có HACCP thì có cần HALAL không?

Tiêu chuẩn HALAL là một tiêu chuẩn thực phẩm phổ biến, đặc biệt là với những thị trường có nhiều người Hồi Giáo sinh sống. Ngoài tiêu chuẩn này thì HACCP cũng là một tiêu chuẩn về an toàn thực...

Tiêu chuẩn HACCP có phải là ORGANIC không?

16-12-2024

Tiêu chuẩn HACCP có phải là ORGANIC không?

Cả hai tiêu chuẩn HACCP và ORGANIC đều là những tiêu chuẩn liên quan đến chất lượng và an toàn thực phẩm. Hiện nay, nhiều doanh nghiệp thắc mắc liệu rằng “HACCP có phải là ORGANIC không?’’ và chúng khác...

Làm ISO 22000 có cần làm HACCP không? Tích hợp ISO 22000 và HACCP

16-12-2024

Làm ISO 22000 có cần làm HACCP không? Tích hợp ISO 22000 và HACCP

Cả hai tiêu chuẩn ISO 22000 và HACCP đều là những tiêu chuẩn quốc tế phổ biến về hệ thống quản lý an toàn thực phẩm. Tiêu chuẩn ISO 22000 ra đời sau tiêu chuẩn HACCP và lấy các nguyên...

KNA đồng hành cùng bạn trên chặng đường vươn xa phía trước
Cùng phát triển bền vững & thịnh vượng

back to top
mesenger zalo
phone
0968.038.122
TẢI BẢNG GIÁ