Thời hạn hết hiệu lực của ISO 9001:2015 là lúc nào? Khi nào ISO sẽ ban hành phiên bản mới?
Trước câu hỏi “Thời hạn hết hiệu lực của ISO 9001:2015 là khi nào?” nhiều người sẽ nhầm lẫn với thời gian hết hiệu lực của chứng nhận ISO 9001:2015. Tuy nhiên hai khái niệm về thời hạn hiệu lực trên hoàn toàn khác nhau. Trong bài viết này, KNA CERT sẽ làm rõ thời gian các tổ chức vẫn có thể áp dụng ISO 9001:2015, đồng thời cung cấp những thông tin mang tính cập nhật cho các doanh nghiệp đã, đang và sẽ tiến hành áp dụng Hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001.
Thời hạn hết hiệu lực của ISO 9001:2015
Phiên bản ISO 9001:2015 được ban hành bởi Tổ chức Tiêu chuẩn hóa Quốc tế (ISO - International Organization Standardization), vào tháng 9 năm 2015 có tên đầy đủ là ISO 9001:2015 – Hệ thống quản lý chất lượng – Các yêu cầu. Phiên bản ISO 9001:2015, đang là phiên bản mới nhất tính tới thời điểm hiện tại của tiêu chuẩn Quốc tế về Hệ thống quản lý chất lượng. Đây được xem là bộ tiêu chuẩn hiệu quả nhất và giống như một bước tiến hóa hơn là một cuộc cách mạng. Tiêu chuẩn ISO 9001 phiên bản 2015 phù hợp hơn với bối cảnh kinh tế thương mại toàn cầu và sự đa dạng hóa trong kinh doanh .
Trước đó, tiêu chuẩn ISO 9001 đã từng cho ra mắt nhiều phiên bản. Lý do là bởi vì Tổ chức ISO luôn xem xét và sửa đổi định kỳ các tiêu chuẩn của mình để đảm bảo các tiêu chuẩn luôn phù hợp với tình hình thực tế. Chu kỳ cập nhật thường là 6 đến 8 năm một lần nhưng không cố định..
Tuy nhiên, vào giữa năm 2021, ISO đã thông báo bỏ qua đợt sửa đổi theo lịch trình. Sau quyết định giữ nguyên phiên bản ISO 9001:2015, các nhà quan sát đã kỳ vọng rằng quyết định sửa đổi sẽ không được xem xét lại trước năm 2026 và tập trung cho việc sửa đổi lại vào năm 2030.
Thông báo bất ngờ của ISO ngày 29 tháng 7 năm 2023 về việc bắt đầu ngay quá trình sửa đổi ISO 9001:2015. Lý do ISO đưa ra thông tin bắt đầu quá trình sửa đổi là từ sau báo cáo của nhóm nghiên cứu vào mùa xuân năm 2023. Tiểu ban kỹ thuật TC 176/SC 2 của ISO đã tổ chức một cuộc bỏ phiếu khác của 81 cơ quan tiêu chuẩn quốc gia, với 78 phiếu bầu ủng hộ việc sửa đổi tiêu chuẩn ISO 9001.
Quyết định sửa đổi ISO 9001:2015, thời gian cho quá trình rà soát, hoàn thiện và phê duyệt tiêu chuẩn dự kiến sẽ kéo dài khoảng ba năm. Điều này có nghĩa là phiên bản tiếp theo của ISO 9001 có khả năng sẽ được công bố vào năm 2026.
Thời gian áp dụng ISO 9001:2015
Theo hướng dẫn của Diễn đàn các Tổ chức công nhận Quốc tế (IAF), những doanh nghiệp được chứng nhận theo tiêu chuẩn ISO 9001:2008 có 3 năm kể từ ngày tiêu chuẩn mới được ban hành để chuyển đổi sang tiêu chuẩn ISO 9001:2015. Điều này có nghĩa là mọi giấy chứng nhận ISO 9001:2008 sẽ hết hiệu lực sau ngày 14/09/2018 và các doanh nghiệp có thể xây dựng, chứng nhận theo ISO 9001:2015 kể từ ngày 15/09/2015.
Tại thời điểm năm 2015, các tổ chức đang sở hữu giấy chứng nhận ISO 9001:2008 vẫn còn giá trị cho đến ngày hết hiệu lực của giấy chứng nhận, tuy nhiên tổ chức cần lên kế hoạch để xây dựng, chuyển đổi phiên bản trước khi chứng chỉ hết hạn và thời gian cuối cùng để chuyển đổi đổi chứng nhận sang phiên bản 2015 là ngày 14/09/2018.
Còn bây giờ, trước khi Tổ chức ISO ban hành phiên bản mới hơn, các doanh nghiệp vẫn có thể áp dụng ISO 9001:2015 vì đây là phiên bản có hiệu lực duy nhất trong thời điểm hiện tại của tiêu chuẩn về Hệ thống quản lý chất lượng.
Hiệu lực của Giấy chứng nhận ISO 9001:2015
Chứng nhận ISO 9001 là việc tổ chức chứng nhận (bên thứ ba) đánh giá hệ thống quản lý chất lượng của một doanh nghiệp hoặc một tổ chức căn cứ vào các điều khoản của tiêu chuẩn ISO 9001 phiên bản mới nhất. Chứng nhận ISO 9001 được tiến hành sau khi doanh nghiệp đã xây dựng và áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo ISO 9001.
Sau khi doanh nghiệp hoàn tất việc khắc phục những điểm không phù hợp được đánh giá viên phát hiện ra trong quá trình đánh giá (nếu có), Tổ chức chứng nhận sẽ cấp Giấy chứng nhận ISO 9001 cho doanh nghiệp để xác minh sự tuân thủ.
Chứng chỉ ISO 9001 có hiệu lực trong 3 năm. 3 năm này cũng là thời gian để doanh nghiệp duy trì chứng nhận . Tổ chức chứng nhận sẽ tiến hành đánh giá giám sát định kỳ hàng năm để xem xét sự tuân thủ của doanh nghiệp theo các yêu cầu của ISO 9001. Trong quá trình giám sát, nếu doanh nghiệp không duy trì sự tuân thủ với các yêu cầu của tiêu chuẩn thì sẽ bị đình chỉ hoặc thu hồi chứng chỉ.
Chu kỳ giám sát có thể diễn ra từ 6 đến 9 tháng hoặc 12 tháng, căn cứ vào quy định của từng Tổ chức chứng nhận. Sau khi hết 3 năm, nếu vẫn muốn sở hữu chứng nhận ISO 9001 thì doanh nghiệp phải đăng ký đánh giá chứng nhận lại. Cuộc đánh giá lại được tiền hành tương tự cuộc đánh giá chứng nhận lần đầu tiên. Chứng chỉ cấp lại vẫn duy trì hiệu lực trong 3 năm nếu doanh nghiệp hoàn tất các cuộc đánh giá giám sát định kỳ.
Trên đây là những thông tin về thời hạn hết hiệu lực của ISO 9001:2015 và thời gian áp dụng ISO 9001:2015 cũng như thời hạn hiệu lực của chứng chỉ ISO 9001. Hy vọng bài viết trên hữu ích với doanh nghiệp Liên hệ ngay với KNA CERT theo số Hotline: 0968.038.122 hoặc Email: salesmanager@knacert.com nếu cần được hỗ trợ thêm.
Tin Mới Nhất

Chương trình Đào Tạo 0 đồng trong tháng 3 năm 2025 tại KNACERT
Chào mừng quý học viên và doanh nghiệp đến với KNA CERT! Là tổ chức Đào tạo – Chứng nhận uy tín hàng đầu tại Việt Nam, KNA luôn mong muốn có thể chia sẻ nhiều kiến thức bổ ích...

Biện pháp giảm hiệu ứng nhà kính từ Doanh nghiệp & Chính phủ
Hiệu ứng nhà kính là hiện tượng tự nhiên giữ cho Trái Đất ấm áp và duy trì sự sống. Tuy nhiên, các hoạt động của con người đã làm gia tăng lượng khí nhà kính trong khí quyển, dẫn...

Nguyên nhân gây ra hiệu ứng nhà kính - Những tác nhân chủ yếu
Khí nhà kính là một hiện tượng tự nhiên quan trọng giúp duy trì nhiệt độ ổn định cho Trái Đất, tạo điều kiện cho sự sống phát triển. Tuy nhiên, khi các khí này gia tăng do các hoạt...

Hiệu ứng nhà kính là gì? Hậu quả của hiệu ứng nhà kính & Nguyên nhân
Hiệu ứng nhà kính là thuật ngữ quen thuộc trong cuộc sống hiện nay. Đây cũng là vấn đề nghiêm trọng mang tính toàn cầu mà con người phải đối mặt ngày nay. Nếu không có các biện pháp khắc...

CFC là khí gì? Tác động của khí CFC đối với hiệu ứng nhà kính
Trước đây, khí CFC từng là lựa chọn phổ biến trong các thiết bị làm lạnh và điều hòa không khí. Tuy nhiên, với những tác động tiêu cực đến môi trường, loại khí này đã dần được thay thế...

Tại sao khí CO2 gây hiệu ứng nhà kính? Những giải pháp làm giảm phát thải khí CO2
Hiệu ứng nhà kính là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến biến đổi khí hậu và sự nóng lên toàn cầu. Trong đó, carbon dioxide (CO₂) đóng vai trò quan trọng nhất do khả năng giữ nhiệt mạnh...