Cùng doanh nghiệp vươn tầm quốc tế
nâng vị thế thương hiệu
quốc gia

MENU
KNA Cert - Quality Innovation

Thực trạng hiệu ứng nhà kính hiện nay & Tình hình phát thải khí nhà kính ở Việt Nam

Với tốc độ công nghiệp hóa và đô thị hóa nhanh, nhân loại đang phải đối mặt với những thách thức lớn về biến đổi khí hậu, trong đó hiện tượng hiệu ứng nhà kính là một vấn đề đáng quan ngại. Vậy thực trạng hiệu ứng nhà kính hiện nay đang diễn ra như thế nào và tình hình phát thải khí nhà kính ở Việt Nam ra sao? Hãy cùng KNA CERT tìm kiếm câu trả lời trong bài viết dưới đây.

Sơ lược về Hiệu ứng nhà kính 

Hiệu ứng nhà kính là sự nóng lên của bề mặt Trái Đất và tầng khí quyển thấp hơn do các chất như carbon dioxide và hơi nước gây ra, cho phép năng lượng mặt trời truyền xuống mặt đất nhưng lại cản trở năng lượng từ Trái Đất truyền trở lại không gian.

Năng lượng phát ra từ mặt trời ("bức xạ mặt trời") tập trung ở vùng có bước sóng ngắn bao gồm ánh sáng khả kiến. Phần lớn bức xạ mặt trời sóng ngắn đi xuống qua bầu khí quyển của Trái đất đến bề mặt hầu như không bị cản trở. Một số bức xạ mặt trời được phản xạ thẳng trở lại không gian bởi các đám mây và bề mặt Trái đất. Phần lớn bức xạ mặt trời được hấp thụ ở bề mặt Trái đất, khiến bề mặt và các phần dưới của bầu khí quyển ấm lên.

Trái Đất ấm lên phát ra bức xạ hướng lên trên, giống như bếp lò nóng hoặc lò sưởi thanh phát ra năng lượng. Trong trường hợp không có bầu khí quyển, bức xạ hướng lên trên từ Trái Đất sẽ cân bằng năng lượng hấp thụ từ Mặt Trời, với nhiệt độ bề mặt trung bình khoảng -18°C. Tuy nhiên, sự hiện diện của khí nhà kính trong khí quyển làm thay đổi sự cân bằng bức xạ. Bức xạ nhiệt (hồng ngoại) do Trái đất phát ra tập trung ở các bước sóng dài và bị hấp thụ mạnh bởi các khí nhà kính trong khí quyển, chẳng hạn như hơi nước, carbon dioxide và methane. Kết quả là, nhiệt độ bề mặt của toàn cầu trung bình khoảng 15°C, ấm hơn 33 °C so với nhiệt độ nếu không có khí quyển. Đây được gọi là hiệu ứng nhà kính tự nhiên.

Thực trạng hiệu ứng nhà kính hiện nay

Chúng ta đang sống ở thế kỷ 21 nơi mà tất cả con người và các loài sinh vật phải đối mặt với những hậu quả nghiêm trọng của hiệu ứng nhà kính. Trong một vài năm trở lại đây, con người đã và đang chứng kiến các đợt nắng nóng khủng khiếp lên đến gần 50 độ C ở Australia, Ấn Độ. Hay nhiệt độ lên đến 41 độ C ở những xứ lạnh như ở Canada châu Âu và Mỹ… hiện tượng thời tiết mà trước nay chưa từng có.

1. Nồng độ khí nhà kính tăng kỷ lục

Tổ chức khí tượng thế giới gọi tắt là WMO đã nói rằng lượng khí nhà kính và nồng độ khí CO₂ đang khiến trái đất nóng lên nhanh chóng. Theo Bản cập nhật về tình hình khí hậu của WMO, năm 2024 được coi là năm nóng nhất trong lịch sử, tạm thời đạt mức 1,5°C cao hơn so với thời kỳ tiền công nghiệp. Nồng độ khí nhà kính vào năm 2023 - năm cuối cùng có dữ liệu - cũng đạt mức kỷ lục, theo Bản tin khí nhà kính toàn cầu của WMO.

Trong đó nồng độ carbon dioxide (CO₂) trong khí quyển đã tăng từ khoảng 278 ppm (ppm là viết tắt của part per million – đơn vị để đo mật độ đối với thể tích, khối lượng cực kỳ thấp) vào năm 1750 lên 420 ppm vào năm 2023, tăng 51%. Bên cạnh đó, nồng độ các chất ô nhiễm mạnh nhưng tồn tại trong thời gian ngắn cũng tăng vọt. Nồng độ mêtan đạt 1.934 phần tỷ (ppb), tăng 165% so với mức trước thời kỳ công nghiệp, và nitơ oxit đạt 336,9 phần tỷ (ppb), tăng 25%, báo cáo cho biết. Ngoài ra, mực nước biển dâng đang tăng tốc do sự giãn nở nhiệt của các vùng nước ấm hơn và các sông băng và tảng băng tan chảy. Từ năm 2014 đến năm 2023, mực nước biển trung bình toàn cầu tăng với tốc độ 4,77mm mỗi năm, gấp đôi tốc độ từ năm 1993 đến năm 2002. Hiệu ứng El Niño khiến mực nước biển tăng nhanh hơn nữa vào năm 2023. Dữ liệu sơ bộ năm 2024 cho thấy, với sự suy giảm của El Niño, mực nước biển đã giảm trở lại mức phù hợp với xu hướng tăng từ năm 2014 đến năm 2022.

2. Thảm họa thiên nhiên phức tạp

Cũng theo WMO, nhiệt độ của trái đất đã tăng ít nhất là 1 độ C chỉ trong 3 năm qua, cùng với đó là mực nước biển dâng cao, các thiên tai như cháy rừng nghiêm trọng diễn ra tại nhiều quốc gia hay các kiểu thời tiết cực đoan gây thiệt hại về người và của ngày càng nhiều. Bên cạnh đó các đợt nắng nóng kéo dài cùng với các cơn bão có sức tàn phá khủng khiếp xuất hiện tần suất ngày một dày hơn và diễn ra phức tạp hơn. Năm 2024, bão Yagi là cơn bão lịch sử đổ bộ Việt Nam và phá vỡ nhiều kỷ lục. Bão Yagi là cơn bão có sức gió mạnh nhất thế giới ghi nhận đến thời điểm hiện tại năm 2024, là cơn bão mạnh nhất đổ bộ vào Biển Đông trong vòng 30 năm qua. Cấp độ tăng cấp của bão Yagi cũng là nhanh nhất trong lịch sử các cơn bão đi vào Việt Nam, trong vòng 8 tiếng đã tăng lên 4 cấp (cấp 12 - cấp 16). Đây cũng là cơn bão có thời gian hoành hành trên đất liền của Việt Nam dài nhất từ trước đến nay. Theo báo thanh niên, ảnh hưởng trực tiếp của bão và hoàn lưu bão Yagi đã làm 344 người chết, mất tích (318 người chết, 26 người mất tích), 1.976 người bị thương; 281.966 nhà hư hỏng, tốc mái; 112.034 nhà bị ngập; 284.472 ha lúa bị ngập úng, thiệt hại; 61.114 ha hoa màu ngập úng; 39.188 ha cây ăn quả bị hư hại; 189.982 ha rừng bị thiệt hại...

Điều này đã cảnh báo một hồi chuông cho toàn nhân loại về tình trạng biến đổi khí hậu và thời tiết khắc nghiệt đang diễn ra hàng năm. Con người nếu không có các biện pháp kịp thời nhằm khắc phục hiệu ứng nhà kính thì có thể trong nhiều năm tới sẽ đứng trước nguy cơ tồn vong của nhân loại.

Tư vấn từ chuyên gia

Tình hình phát thải khí nhà kính ở Việt Nam

Trong giai đoạn 2000-2014, lượng phát thải khí nhà kính ở Việt Nam tăng từ 150,90 triệu tấn CO₂ tương đương lên 283,97 triệu tấn CO₂ tương đương, tăng 1,88 lần. Năm 2014 được chọn làm mốc vì đây là năm Việt Nam thực hiện kiểm kê khí nhà kính ở quy mô quốc gia và có số liệu thực tế. Xét theo lĩnh vực, nông nghiệp và năng lượng là hai lĩnh vực phát thải lớn nhất, chiếm lần lượt 60,4% và 31,6% tổng lượng phát thải quốc gia. Trên bình diện toàn cầu, tỷ lệ phát thải của Việt Nam so với tổng phát thải thế giới tăng từ 0,4% (năm 2000) lên 0,7% (năm 2014). Trong nông nghiệp, canh tác lúa và đất nông nghiệp là hai nguồn phát thải chính, lần lượt chiếm 50% và gần 27% tổng lượng phát thải trong lĩnh vực này, chủ yếu do lượng khí metan (CH₄) và nitơ oxit (N₂O) phát sinh từ trồng lúa. Ngành công nghiệp phát thải 38,61 triệu tấn CO₂ tương đương, trong khi lĩnh vực sử dụng đất, thay đổi sử dụng đất và lâm nghiệp không chỉ không phát thải mà còn hấp thụ được 37,54 triệu tấn CO₂ tương đương.

Dự báo giai đoạn 2014-2030, lượng phát thải khí nhà kính ở Việt Nam sẽ tăng mạnh, từ 283,97 triệu tấn CO₂ tương đương lên 927,9 triệu tấn CO₂ tương đương, tương đương mức tăng 3,2 lần. Trong đó, phát thải từ lĩnh vực năng lượng chiếm tỷ lệ lớn nhất (73,1%), tiếp theo là lĩnh vực quy trình công nghiệp (IP) với 15,1%, nông nghiệp 12,1%, và chất thải 5,0%. Theo cam kết trong khuôn khổ Công ước khung của Liên Hợp Quốc về Biến đổi khí hậu, Việt Nam sẽ cắt giảm 8% lượng phát thải so với năm 2010 bằng nguồn lực trong nước vào năm 2030. Mức cắt giảm này có thể tăng lên 25% nếu nhận được hỗ trợ quốc tế hiệu quả. Các chuyên gia môi trường chỉ ra rằng, trong những năm qua, hoạt động giao thông và năng lượng cố định đã đóng góp hơn 90% tổng lượng khí thải của Việt Nam.

Nhằm thực hiện các cam kết quốc tế, Việt Nam đã xây dựng Kế hoạch thực hiện Thỏa thuận Paris về biến đổi khí hậu giai đoạn 2021-2030, được phê duyệt tại Quyết định số 2053/QĐ-TTg ngày 28/10/2016. Trong đó, các nhiệm vụ giảm nhẹ phát thải khí nhà kính được phân loại thành các nhóm bắt buộc, ưu tiên và khuyến khích. Điển hình là nhiệm vụ “giảm phát thải khí nhà kính trong ngành giao thông vận tải,” do Bộ Giao thông vận tải chủ trì. Giai đoạn 2016-2020, nhiệm vụ này được khuyến khích thực hiện, và từ năm 2021-2030, trở thành nhiệm vụ bắt buộc.

Biện pháp giảm nhẹ phát thải khí nhà kính tại Việt Nam

Theo khoản 2 Điều 91 Luật Bảo vệ môi trường 2020 nêu rõ: Nội dung giảm nhẹ phát thải khí nhà kính bao gồm:

  • Tổ chức thực hiện các hoạt động giúp giảm nhẹ phát thải khí nhà kính và xây dựng lộ trình, phương án giúp giảm nhẹ phát thải khí nhà kính phù hợp với điều kiện quốc gia theo cam kết quốc tế;
  • Kiểm kê khí nhà kính và thực hiện đo đạc, báo cáo, thẩm định giảm nhẹ phát thải khí nhà kính theo tiêu chuẩn cấp cơ sở, cấp ngành, lĩnh vực và cấp quốc gia;
  • Kiểm tra tuân thủ các quy định về kiểm kê khí nhà kính, giảm nhẹ phát thải, thực hiện theo cơ chế, phương thức hợp tác về việc giảm nhẹ phát thải khí nhà kính;
  • Triển khai, xây dựng các cơ chế, phương thức hợp tác giữa các quốc gia về việc giảm nhẹ phát thải khí nhà kính phù hợp theo quy định của pháp luật và điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên;
  • Phát triển thị trường Carbon trong nước.

Theo Điều 5 Nghị định 06/2022/NĐ-CP quy định giảm nhẹ phát thải khí nhà kính và bảo vệ tầng ôzôn chỉ rõ các đối tượng phải thực hiện giảm nhẹ phát thải khí nhà kính bao gồm:

  • Các cơ sở thuộc danh mục lĩnh vực, cơ sở phát thải khí nhà kính cần phải kiểm kê khí nhà kính do Thủ tướng Chính phủ ban hành.
  • Các bộ quản lý lĩnh vực nông nghiệp, sử dụng đất và lâm nghiệp, năng lượng, quản lý chất thải, các quá trình công nghiệp là các bộ: Công Thương, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Xây dựng, Giao thông vận tải, Tài nguyên và Môi trường.
  • Các cá nhân, tổ chức không thuộc nhóm đối tượng quy định tại khoản 1 điều này được khuyến khích thực hiện giảm nhẹ phát thải khí nhà kính phù hợp với các hoạt động, điều kiện của mình.
Bạn sẽ được gọi lại miễn phí sau 5 phútĐăng ký ngay

Trên đây là những chia sẻ của KNA CERT về những vấn đề liên quan đến thực trạng hiệu ứng nhà kính hiện nay. Hy vọng qua bài viết này Quý Độc Giả có thể hiểu rõ hơn về vấn đề môi trường này và có những giải pháp khắc phục hiệu quả, bảo vệ ngôi nhà chung của con người là Trái Đất. Nếu Quý Độc Giả muốn tìm hiểu thêm về các loại khí nhà kính, vui lòng liên hệ với KNA CERT qua Hotline: 0932.211.786 hoặc Email: salesmanager@knacert.com để biết thêm thông tin chi tiết.

Tin Mới Nhất

Workshop

02-04-2025

Workshop "Lương và chính sách chế độ cho người lao động theo tiêu chuẩn trách nhiệm xã hội”

Thứ Sáu – Ngày 25/04/2025 (⏰ Từ 9:00–11:30 sáng), KNA CERT tổ chức Hội thảo trực tuyến Miễn phí với chủ đề “Lương và chính sách chế độ cho người lao động theo tiêu chuẩn trách nhiệm xã hội”

EU siết chặt quy định với nông sản tươi nhập khẩu

20-03-2025

EU siết chặt quy định với nông sản tươi nhập khẩu

Liên minh Châu Âu (EU) đang áp dụng các quy định nghiêm ngặt hơn đối với nông sản nhập khẩu nhằm đảm bảo an toàn thực phẩm, kiểm soát dư lượng hóa chất bảo vệ thực vật và bảo vệ...

Vai trò của phát triển xanh trong kỷ nguyên mới

19-03-2025

Vai trò của phát triển xanh trong kỷ nguyên mới

Trong kỷ nguyên mới, phát triển xanh không chỉ đơn thuần là một giải pháp bảo vệ môi trường mà còn là động lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và nâng cao chất lượng cuộc sống. Đây là mô...

Ngành gỗ và bài toán thay đổi để thích ứng thị trường

18-03-2025

Ngành gỗ và bài toán thay đổi để thích ứng thị trường

Dù phải đối mặt với nhiều rào cản thương mại từ các thị trường đối tác, ngành gỗ Việt Nam vẫn đứng trước cơ hội phát triển mạnh mẽ khi nhu cầu đồ nội thất gỗ trên thế giới tiếp...

ESG: Chìa khóa phát triển bền vững hay hiệu ứng phong trào?

18-03-2025

ESG: Chìa khóa phát triển bền vững hay hiệu ứng phong trào?

Trong suốt thập kỷ qua, ESG (Environmental - Môi trường, Social - Xã hội, Governance - Quản trị) đã trở thành một chủ đề nóng trên toàn cầu. Nhiều người xem đây là chìa khóa giúp doanh nghiệp phát triển...

Ngành Nhựa: Tiềm năng phát triển & Bài toán xanh hóa

17-03-2025

Ngành Nhựa: Tiềm năng phát triển & Bài toán xanh hóa

Ngành Nhựa Việt Nam đang cho thấy những bước tiến mạnh mẽ khi nhu cầu thị trường liên tục mở rộng, đặc biệt ở các lĩnh vực như xây dựng, sản xuất công nghiệp và bao bì. Dù đối mặt...

KNA đồng hành cùng bạn trên chặng đường vươn xa phía trước
Cùng phát triển bền vững & thịnh vượng

back to top
mesenger zalo
phone
0968.038.122
TẢI BẢNG GIÁ