Tiêu chuẩn Quốc gia Việt Nam TCVN ISO 9001:2015
Tiêu chuẩn Việt Nam ISO 9001 hay TCVN ISO 9001 là tiêu chuẩn quốc gia tương ứng với Tiêu chuẩn Quốc tế của ISO về Hệ thống quản lý chất lượng.
TIÊU CHUẨN TCVN ISO 9001 LÀ GÌ?
1. TCVN là viết tắt của từ gì?
TCVN là viết tắt của “Tiêu chuẩn Việt Nam” (theo quy định của Pháp lệnh chất lượng hàng hóa ban hành năm 1999), nhưng đến khi Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật ra đời vào năm 2006 thì Tiêu chuẩn Việt nam được chuyển thành Tiêu chuẩn Quốc gia và lấy ký hiệu là TCVN. Kể từ đó, TCVN cũng được sử dụng làm tiền tố cho các bộ tiêu chuẩn kỹ thuật quốc gia của Việt Nam.
2. TCVN ISO 9001 là gì?
TCVN ISO 9001 là tiêu chuẩn quốc gia của Việt Nam về Hệ thống quản lý chất lượng. Tiêu chuẩn này đưa ra các khái niệm, nguyên tắc và từ vựng cơ bản cho hệ thống quản lý chất lượng và đưa ra cơ sở cho các tiêu chuẩn khác về hệ thống quản lý chất lượng.
Tiêu chuẩn TCVN ISO 9001 giúp người sử dụng hiểu các khái niệm, nguyên tắc và từ vựng cơ bản trong quản lý chất lượng để có thể áp dụng một cách hiệu lực và hiệu quả hệ thống quản lý chất lượng và thu được giá trị từ các tiêu chuẩn khác về hệ thống quản lý chất lượng.
3. Tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 9001:2015
- TCVN ISO 9000:2015 (ISO 9000:2015) thay thế cho TCVN ISO 9000:2007 (ISO 9000:2005);
- TCVN ISO 9000:2015 hoàn toàn tương đương với ISO 9000:2015;
- TCVN ISO 9000:2015 do Ban kỹ thuật Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN/TC 176 Quản lý chất lượng và đảm bảo chất lượng biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.
NỘI DUNG TIÊU CHUẨN VIỆT NAM ISO 9001
Tiêu chuẩn TCVN ISO 9001:2015 đề xuất một hệ thống quản lý chất lượng được xác định rõ, trên khuôn khổ tích hợp các khái niệm, nguyên tắc, quá trình cơ bản và các nguồn lực liên quan đến chất lượng, nhằm giúp tổ chức thực hiện các mục tiêu của mình.
KNA Cert cấp chứng nhận ISO 9001:2015 cho Ban quản lý dự án - Chi nhánh Tổng công ty Điện lực Miền Bắc
Tiêu chuẩn Việt Nam ISO 9001 bao gồm bảy nguyên tắc quản lý chất lượng hỗ trợ cho các khái niệm cơ bản. Với từng nguyên tắc quản lý chất lượng có phần “nội dung” mô tả từng nguyên tắc, phần “lý giải” diễn giải vì sao tổ chức cần giải quyết nguyên tắc đó, phần “lợi ích chính” gắn với nguyên tắc đó và phần “hành động có thể thực hiện” là hành động tổ chức có thể thực hiện khi áp dụng nguyên tắc.
Tiêu chuẩn này bao gồm các thuật ngữ và định nghĩa áp dụng cho tất cả các tiêu chuẩn về quản lý chất lượng và hệ thống quản lý chất lượng do ban kỹ thuật tiêu chuẩn TCVN/TC 176 xây dựng, cũng như các tiêu chuẩn khác về hệ thống quản lý chất lượng cho lĩnh vực cụ thể dựa trên những tiêu chuẩn này. Các thuật ngữ và định nghĩa được sắp xếp theo trật tự khái niệm và đưa ra một phụ lục theo bảng chữ cái ở cuối tiêu chuẩn. Phụ lục A bao gồm tập hợp các sơ đồ về hệ thống khái niệm hình thành nên thứ bậc khái niệm.
AI CÓ THỂ ÁP DỤNG TIÊU CHUẨN QUỐC GIA TCVN ISO 9001?
Tiêu chuẩn này có thể áp dụng cho tất cả các tổ chức, không phân biệt quy mô, mức độ phức tạp hay mô hình hoạt động. Mục đích của tiêu chuẩn là làm tăng nhận thức của tổ chức về các nghĩa vụ và cam kết của mình trong việc đáp ứng nhu cầu và mong đợi của khách hàng và các bên quan tâm của tổ chức và trong việc đạt được sự thỏa mãn với sản phẩm và dịch vụ của tổ chức.
MỐI QUAN HỆ GIỮA TCVN ISO 9001 VÀ TIÊU CHUẨN QUỐC TẾ ISO 9001
Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN ISO 9001 là phiên bản chuyển ngữ và áp dụng của tiêu chuẩn Quốc tế ISO 9001 tại Việt Nam. Tiêu chuẩn Quốc tế ISO 9001 được phát triển bởi Tổ chức Tiêu chuẩn Hóa Quốc tế (ISO - International Organization for Standardization) và đại diện cho một hệ thống quản lý chất lượng được công nhận toàn cầu.
TCVN ISO 9001 là phiên bản của tiêu chuẩn Quốc tế ISO 9001 đã được áp dụng phù hợp với các yêu cầu cụ thể của Việt Nam. Việc chuyển ngữ và áp dụng này giúp cho các tổ chức và doanh nghiệp tại Việt Nam dễ dàng hiểu và thực hiện các tiêu chuẩn quản lý chất lượng này một cách hiệu quả.
Mặc dù có một số sự điều chỉnh để phù hợp với ngôn ngữ, văn hóa tại Việt Nam, TCVN ISO 9001 vẫn giữ nguyên các nguyên tắc cơ bản và yêu cầu chung của tiêu chuẩn ISO 9001. Điều này đảm bảo rằng các tổ chức tại Việt Nam có thể tuân thủ các tiêu chuẩn Quốc tế về quản lý chất lượng mà vẫn đáp ứng được các yêu cầu địa phương.
Nếu Quý Doanh Nghiệp muốn tìm hiểu kỹ hơn về nội dung của tiêu chuẩn TCVN ISO 9001, vui lòng liên hệ với KNA CERT theo số Hotline: 0968.038.122 hoặc Email: salesmanager@knacert.com để được hỗ trợ.
Tin Mới Nhất
Tiêu chuẩn HACCP đặt ra những yêu cầu gì?
HACCP (Hazard Analysis and Critical Control Points) là hệ thống Phân tích mối nguy và Điểm kiểm soát tới hạn. Đây là một phương pháp hiệu quả giúp đảm bảo rằng các sản phẩm thực phẩm không gây hại cho...
12 bước xây dựng hệ thống HACCP cho sản phẩm sữa
Việc đảm bảo an toàn thực phẩm là yếu tố quan trọng trong ngành sản xuất sữa, đặc biệt là khi nhu cầu tiêu dùng ngày càng tăng cao. Để đáp ứng yêu cầu về chất lượng và an toàn...
Hướng dẫn áp dụng HACCP bếp ăn tập thể
Bếp ăn tập thể có công suất hoạt động rất lớn và lượng thức ăn cung cấp ra tất nhiều. Do vậy, vấn đề đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm rất được quan tâm. Việc áp dụng HACCP...
CCP & CP & PRP là gì trong HACCP? Mối liên hệ và Cách phân biệt
Trong quá trình xây dựng hệ thống phân tích mối nguy và điểm kiểm soát tới hạn (HACCP), doanh nghiệp sẽ bắt gặp các thuật ngữ CCP, CP, PRP. Vậy CCP CP PRP là gì trong HACCP? Mối quan hệ...
Mối tương quan HACCP & GMP & SSOP là gì? Phân biệt 3 tiêu chuẩn
Ba tiêu chuẩn HACCP, GMP và SSOP là những công cụ quan trọng, giúp kiểm soát chất lượng và đảm bảo sản phẩm an toàn cho người tiêu dùng. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ mối tương quan...
Quy trình HACCP với 7 bước thực hiện hiệu quả
HACCP (Hazard Analysis and Critical Control Points) là hệ thống quản lý an toàn thực phẩm được áp dụng rộng rãi trong ngành thực phẩm từ sản xuất, chế biến, phân phối thực phẩm và đồ uống. Để đảm bảo...