Cùng doanh nghiệp vươn tầm quốc tế
nâng vị thế thương hiệu
quốc gia

MENU
KNA Cert - Quality Innovation

Tiêu chuẩn WRAP là gì? Đối tượng áp dụng và Yêu cầu về TNXH

Tiêu chuẩn WRAP là gì? Tiêu chuẩn WRAP (Worldwide Responsible Accredited Production) là tiêu chuẩn Quốc tế về Trách nhiệm xã hội dành riêng cho doanh nghiệp trong ngành dệt may. Bài viết dưới đây của KNA CERT sẽ cung cấp các thông tin rõ hơn về đối tượng, yêu cầu cũng như lợi ích mà doanh nghiệp có thể nhận được khi tuân thủ Bộ tiêu chuẩn WRAP.

Nhận ngay khóa học tiêu chuẩnMIỄN PHÍ

WRAP LÀ GÌ ?

1. Tổ chức WRAP là gì?

Tổ chức WRAP (Worldwide Responsible Accredited Production) là một tổ chức phi lợi nhuận hoạt động trong lĩnh vực chứng nhận và giám sát việc tuân thủ quy định về trách nhiệm xã hội trong ngành công nghiệp dệt may và da giày. WRAP được thành lập vào năm 2000 và có trụ sở chính tại thành phố Arlington, tiểu bang Virginia, Hoa Kỳ. Mục tiêu của WRAP là khuyến khích và tạo điều kiện cho các doanh nghiệp trong ngành dệt may và da giày tuân thủ các tiêu chuẩn về lao động, an toàn, và môi trường.

2. Tiêu chuẩn WRAP là gì?

Để hiện thực hóa mục tiêu đã đề ra, Tổ chức WRAP đã xây dựng và ban hành Tiêu chuẩn WRAP. WRAP là chương trình chứng nhận nhà máy độc lập lớn nhất thế giới, tập trung vào các lĩnh vực may mặc, giày dép và các sản phẩm dệt. Chương trình WRAP đánh giá việc tuân thủ 12 nguyên tắc của WRAP nhằm đảm bảo các quy trình sản xuất an toàn, hợp pháp và có đạo đức.

WRAP là “tiêu chuẩn thường được trích dẫn nhất” để chứng nhận tuân thủ xã hội trong lĩnh vực dệt may,

 

MỤC TIÊU CỦA BỘ TIÊU CHUẨN WRAP

Bộ tiêu chuẩn WRAP đặt ra những mục tiêu chính sau đây:

1. Bảo vệ quyền lợi của người lao động

Tiêu chuẩn WRAP đảm bảo các tiêu chuẩn công bằng, giờ làm việc hợp lý, mức lương tối thiểu, an toàn và sức khỏe cũng như quyền lao động cơ bản cho người lao động trong ngành công nghiệp dệt may. Điều này bao gồm cả việc đảm bảo không có lao động trẻ em hoặc lao động bắt buộc.

2. Tạo ra môi trường làm việc an toàn

Tiêu chuẩn WRAP yêu cầu doanh nghiệp áp dụng các biện pháp để đảm bảo môi trường làm việc an toàn cho nhân viên. Điều này bao gồm việc đảm bảo quy trình an toàn, trang thiết bị bảo hộ và đào tạo nhân viên về an toàn lao động, đồng thời xây dựng các biện pháp phòng ngừa tai nạn và bảo vệ sức khỏe cho người lao động.

3. Tuân thủ quy định pháp luật và chuẩn mực xã hội

Tiêu chuẩn WRAP đảm bảo rằng các doanh nghiệp tuân thủ những quy định pháp luật địa phương và Quốc tế, cũng như các chuẩn mực xã hội. Điều này bao gồm việc đảm bảo tính minh bạch và trung thực trong quá trình quản lý và kinh doanh của doanh nghiệp.

4.  Khuyến khích thực hành trách nhiệm xã hội trong ngành may mặc

Tiêu chuẩn WRAP đánh giá trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp dệt may và da giày. Điều này khuyến khích sự liên kết và tương tác tích cực giữa doanh nghiệp và các bên liên quan cũng như với người lao động. Những hoạt động này đảm bảo cho sự phát triển bền vững và tạo ra giá trị lâu dài cho xã hội.

LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN CỦA WRAP

Tổ chức WRAP được thành lập vào năm 2000 khi Hiệp hội May mặc và Giày dép Hoa Kỳ (AAFA - American Apparel & Footwear Association - trước đây là Hiệp hội các nhà sản xuất Trang phục Hoa Kỳ), chuyển sang giải quyết một vấn đề của ngành về tình trạng bóc lột sức lao động đang trở nên phổ biến trong các nhà máy.

Là một tập đoàn thương mại công nghiệp đại diện cho hơn 1.000 thương hiệu nổi tiếng thế giới, AAFA lo ngại rằng “kịch bản như vậy có thể gây nguy hiểm cho toàn bộ ngành may mặc”. Họ phản ứng bằng cách thành lập một “đội đặc nhiệm”, đội này nhận được ý kiến đóng góp từ nhiều bên liên quan bao gồm các thương hiệu, nhà cung cấp, tổ chức phi chính phủ, học viện và quan chức chính phủ.

Nhóm đề xuất thành lập một tổ chức có thể cải thiện điều kiện của công nhân may mặc và giảm bớt sự hiện diện của các nhà máy bóc lột sức lao động trên khắp thế giới. WRAP được thành lập như một giải pháp thay thế cho Hiệp hội Lao động Công bằng và nhanh chóng trở thành chương trình được các nhà sản xuất hàng may mặc lớn lựa chọn.

Đăng ký ngay

ĐỐI TƯỢNG ÁP DỤNG BSCI

Tiêu chuẩn WRAP có thể áp dụng cho mọi tổ chức, doanh nghiệp trong chuỗi cung ứng may mặc, không phân biệt quy mô hay vị trí địa lý, tất cả các đơn vị có nhu cầu thực hành trách nhiệm xã hội theo quy định Quốc tế đều có thể áp dụng tiêu chuẩn WRAP.

12 NGUYÊN TẮC WRAP

Doanh nghiệp cần tuân thủ những nguyên tắc sau của Tiêu chuẩn WRAP:

Nguyên tắc 1: Luật pháp và quy định tại nơi làm việc

Doanh nghiệp phải tuân thủ các yêu cầu của pháp luật và quy định trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh theo quy định của luật địa phương và luật pháp quốc gia sở tại.

Nguyên tắc 2: Cấm lao động cưỡng bức

Doanh nghiệp phải duy trì việc làm trên cơ sở tự nguyện. Nghiêm cấm sử dụng bất kỳ lao động bị ép buộc, tù tội, gán nợ hay là nạn nhân của việc buôn bán lao động. Đảm bảo tuyển dụng theo hợp đồng lao động tuân thủ các quy định pháp luật và không áp đặt bất kỳ hình thức ép buộc nào với người lao động.

Nguyên tắc 3: Cấm lao động trẻ em

Doanh nghiệp phải đảm bảo không sử dụng lao động trẻ em, độ tuổi lao động tại các quốc gia cho phép là từ 18 tuổi trở lên. Doanh nghiệp cũng phải tuân thủ với các quy định về loại hình công việc và khối lượng công việc của các lao động trẻ tuổi.

Nguyên tắc 4: Cấm quấy rối và ngược đãi

Doanh nghiệp phải đảm bảo môi trường làm việc không có hành vi quấy rối, lạm dụng từ các cấp quản lý hay đồng nghiệp hoặc sử dụng bất cứ hình phạt lạm dụng nào gây tổn hại tới người lao động dưới bất kỳ hình thức nào, kể cả lời nói hay hành động.

Nguyên tắc 5: Trả công và phúc lợi

Doanh nghiệp phải đảm bảo chi trả lương đúng theo thỏa thuận với người lao động và đảm bảo phúc lợi theo quy định của luật địa phương và luật quốc gia sở tại. Chi trả cho giờ làm việc tăng ca hay làm việc vào ngày lễ, cũng như các khoản phúc lợi, bao gồm bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế.

Nguyên tắc 6: Tuân thủ giờ làm việc

Thời gian làm việc mỗi ngày và số ngày làm việc mỗi tuần không được vượt quá số giờ luật pháp nước sở tại quy định. Doanh nghiệp phải cung cấp ít nhất là 1 ngày nghỉ trong chu kỳ 7 ngày làm việc liên tục, ngoại trừ các trường hợp đặc biệt trong tình huống kinh doanh khẩn cấp và phải được sự đồng ý của người lao động cũng như đảm bảo các quyền lợi đi kèm.

Nguyên tắc 7: Cấm phân biệt đối xử

Doanh nghiệp phải tuân thủ việc tuyển dụng, trả lương, thăng chức hoặc chấm dứt hợp đồng lao động với công nhân dựa trên năng lực làm việc, không được dựa trên các nguyên nhân về đặc điểm địa lý vùng miền, cá nhân, tôn giáo, tín ngưỡng hoặc bất kể lý do nào.

Nguyên tắc 8: Đảm bảo sức khoẻ và an toàn lao động

Doanh nghiệp phải đảm bảo sức khỏe cho người lao động, cung cấp môi trường làm việc an toàn, đảm bảo sức khỏe trước trong và sau quá trình lao động. Trường hợp cung cấp nơi ở, doanh nghiệp cần đảm bảo các nhu cầu về chất lượng cuộc sống cho người lao động

Nguyên tắc 9: Tự do thỏa ước và thương lượng tập thể

Doanh nghiệp phải thừa nhận và tôn trọng các quyền hợp pháp của công nhân có liên quan đến tự do lao động và thoả ước lao động tập thể.

Nguyên tắc 10: Đáp ứng các điều luật, quy tắc và tiêu chuẩn về đảm bảo môi trường

Doanh nghiệp phải tuân thủ các điều luật /quy định về môi trường và các tiêu chuẩn áp dụng tại tất cả các địa điểm diễn ra hoạt động kinh doanh, sản xuất của mình.

Nguyên tắc 11: Thực hiện đúng thủ tục thuế quan

Doanh nghiệp thực hiện nghiêm túc nghĩa vụ thuế quan và thực hiện đúng thủ tục hải quan, thông quan liên quan đến vận chuyển. Không vận chuyển bất hợp pháp các sản phẩm hoàn thiện khi chưa áp dụng thực hiện kê khai thuế theo quy định.

Nguyên tắc 12: An ninh

Doanh nghiệp đảm bảo kiểm soát và duy trì các quy định về an toàn để ngăn chặn bất kỳ sự cố hay vận chuyển hàng lậu, hàng không được kê khai rõ ràng hoặc hàng cấm vi phạm pháp luật như thuốc gây nghiện, các chất sinh học, hóa học có nguy cơ cháy nổ hoặc các mặt hàng bị cấm khác.

Tư vấn từ chuyên gia

LỢI ÍCH KHI ÁP DỤNG TIÊU CHUẨN WRAP

1. Tiết kiệm chi phí hoạt động

Khi áp dụng tiêu chuẩn WRAP, doanh nghiệp phải tuân thủ các quy định và tiêu chuẩn an toàn lao động. Điều này giúp giảm thiểu nguy cơ xảy ra tai nạn lao động hay bệnh nghề nghiệp, nhờ vậy giảm phát sinh các chi phí tiền bồi thường và chi phí liên quan đến xử lý sự cố.

2. Thu hút và giữ chân được nhiều nhân tài

Nhân viên nào cũng mong muốn được làm việc trong một môi trường lành mạnh, an toàn và được đảm bảo quyền lợi. Những doanh nghiệp áp dụng tiêu chuẩn WRAP thường thực hành trách nhiệm xã hội hiệu quả, nhờ vậy dễ dàng thu hút và giữ chân những nhân tài tốt nhất.

3. Tăng cường năng suất và hiệu quả hoạt động

Một môi trường làm việc an toàn và tập trung vào trách nhiệm xã hội sẽ tạo ra động lực làm việc lớn. Khi nhân viên hài lòng thì việc tăng năng suất lao động và hiệu suất hoạt động là điều dễ dàng đến.

4. Nâng cao uy tín và danh tiếng thương hiệu

Người tiêu dùng ngày càng quan tâm đến việc mua sắm có trách nhiệm. Họ thường ưa chuộng những thương hiệu tuân thủ các tiêu chuẩn trách nhiệm xã hội. Vì vậy, việc tuân thủ tiêu chuẩn WRAP giúp doanh nghiệp nâng cao uy tín và danh tiếng trên thị trường, từ đó thu hút khách hàng và bán được nhiều sản phẩm hơn.

5. Tuân thủ pháp luật và quy định trong ngành

Tiêu chuẩn WRAP không chỉ giúp doanh nghiệp đáp ứng yêu cầu của thị trường mà còn giúp họ tuân thủ các quy định pháp luật hiện hành, tránh rủi ro bị phạt và đối mặt với các vấn đề pháp lý khác.

→ Có thể nói việc áp dụng tiêu chuẩn WRAP không chỉ mang lại lợi ích cho doanh nghiệp về mặt kinh tế mà còn giúp họ xây dựng một hình ảnh tích cực và bền vững trên thị trường.

DỊCH VỤ HỖ TRỢ ĐÁNH GIÁ WRAP CỦA KNA CERT

Là một trong những tổ chức uy tín hàng đầu tại Việt Nam, KNA CERT cung cấp dịch vụ hỗ trợ Đánh giá WRAP cho tất cả các tổ chức, doanh nghiệp trong chuỗi cung ứng may mặc.

KNA CERT cam kết về chất lượng dịch vụ:

  • Quy trình làm việc Khoa học – Chuyên nghiệp
  • Thủ tục tinh giản – Đảm bảo tiến độ
  • Báo phí trọn gói từ A đến Z – Không phát sinh chi phí
  • Hỗ trợ 24/7 – Tận tâm – Trách Nhiệm
  • Chính sách hậu mãi siêu tốt – Kèm nhiều ưu đãi hấp dẫn

→ Tìm hiểu thêm về Dịch vụ Chứng nhận WRAP của KNA CERT:

Hy vọng bài viết này đã phần nào giúp người đọc hiểu WRAP là gì và nắm được một số thông tin về các yêu cầu thực hành trách nhiệm xã hội theo Tiêu chuẩn WRAP.

Nếu Quý Doanh Nghiệp muốn được hướng dẫn chi tiết hơn về quy trình áp dụng Tiêu chuẩn WRAP hoặc quan tâm tới dịch vụ Chứng nhận WRAP, vui lòng liên hệ với KNA CERT theo số Hotline: 0968.038.122 hoặc Email: salesmanager@knacert.com để được hỗ trợ sớm nhất.

Tin Mới Nhất

KNA CERT thông báo nghỉ Lễ Quốc Khánh 2-9-2024

28-08-2024

KNA CERT thông báo nghỉ Lễ Quốc Khánh 2-9-2024

Chào mừng kỷ niệm 79 năm Ngày Quốc khánh nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam (2/9/1945 - 2/9/2024). KNA CERT xin thông báo lịch nghỉ lễ của Công Ty

Duy trì ISO 9001:2015 như thế nào? Phương pháp duy trì ISO 9001 hiệu quả

20-08-2024

Duy trì ISO 9001:2015 như thế nào? Phương pháp duy trì ISO 9001 hiệu quả

Duy trì Hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001:2015 hiệu quả là một quá trình liên tục, đòi hỏi sự cam kết từ toàn bộ doanh nghiệp. Nếu như để được chứng nhận ISO 9001 là một quá trình...

Thời hạn hết hiệu lực của ISO 9001:2015 là lúc nào? Khi nào ISO sẽ ban hành phiên bản mới?

20-08-2024

Thời hạn hết hiệu lực của ISO 9001:2015 là lúc nào? Khi nào ISO sẽ ban hành phiên bản mới?

Trước câu hỏi “Thời hạn hết hiệu lực của ISO 9001:2015 là khi nào?” nhiều người sẽ nhầm lẫn với thời gian hết hiệu lực của chứng nhận ISO 9001:2015. Tuy nhiên hai khái niệm về thời hạn hiệu lực...

Workshop

19-08-2024

Workshop "Thực hành kiểm kê khí nhà kính theo tiêu chuẩn ISO 14064-1 cho ngành thực phẩm"

THƯ MỜI THAM DỰ HỘI THẢO "Thực hành kiểm kê khí nhà kính theo tiêu chuẩn ISO 14064-1 cho ngành thực phẩm" Khí nhà kính hiện đang là nguyên nhân làm gia tăng sự 

Chứng chỉ ISO 9001 là gì? Mẫu giấy chứng nhận chuẩn & Lợi ích khi sở hữu

14-08-2024

Chứng chỉ ISO 9001 là gì? Mẫu giấy chứng nhận chuẩn & Lợi ích khi sở hữu

Chứng chỉ ISO 9001 là bằng chứng chứng mình hệ thống quản lý chất lượng của một tổ chức phù hợp theo tiêu chuẩn Quốc tế. Vậy chứng chỉ ISO 9001 là gì và công ty nào cung cấp chứng...

Điều khoản 9.2 ISO 14001: Đánh giá nội bộ EMS (Các yêu cầu chính)

13-08-2024

Điều khoản 9.2 ISO 14001: Đánh giá nội bộ EMS (Các yêu cầu chính)

Điều khoản 9.2 trong ISO 14001:2015 yêu cầu tổ chức phải tiến hành đánh giá nội bộ để kiểm tra hiệu quả của Hệ thống quản lý môi trường (EMS). Hãy tìm hiểu các yêu cầu chính mà Điều khoản...

KNA đồng hành cùng bạn trên chặng đường vươn xa phía trước
Cùng phát triển bền vững & thịnh vượng

back to top
mesenger zalo
phone
0968.038.122
TẢI BẢNG GIÁ