Cùng doanh nghiệp vươn tầm quốc tế
nâng vị thế thương hiệu
quốc gia

MENU
KNA Cert - Quality Innovation

XÂY DỰNG NHÀ XƯỞNG

Hướng dẫn xây dựng nhà xưởng cho doanh nghiệp

Hướng dẫn xây dựng nhà xưởng cho doanh nghiệp

Sau khi thành lập công ty thì bước tiếp theo doanh nghiệp cần xây dựng nhà xưởng. Vậy làm thế nào để có thể thiết kế nhà xưởng đạt chuẩn theo đúng quy định của pháp luật, hãy đọc bài viết sau để biết thêm về điều đó. 

→ Xem thêm Những điều cần biết khi thành lập doanh nghiệp 

NHỮNG LƯU Ý KHI XÂY DỰNG NHÀ XƯỞNG 

Quy định pháp luật về xây dựng nhà xưởng ở Việt Nam 

Hiện nay, ở Việt Nam có 02 Luật, 08 Nghị định, 30 Thông tư và 02 Quyết định về xây dựng để nhà thầu, doanh nghiệp áp dụng khi xây dựng nhà xưởng. Những thông tin này giúp quá trình thi công xây dựng đảm bảo đầy đủ những yêu cầu theo quy định của Nhà Nước. 

Một số lưu ý nhất định phải biết khi tiến hành xây dựng nhà xưởng

Một số lưu ý nhất định phải biết khi tiến hành xây dựng nhà xưởng

Các tiêu chuẩn xây dựng nhà xưởng 

Có rất nhiều tiêu chuẩn xây dựng nhà xưởng, dưới đây là một vài tiêu chuẩn như thế: 

  • TCXD 16-1986 – Chiếu sáng nhân tạo ở công trình dân dụng. 
  • TCVN- 4474-1987 – Tiêu chuẩn thiết kế – Thoát nước bên trong công trình. 
  • TCVN 4513-1988 – Tiêu chuẩn thiết kế – Cấp nước bên trong công trình. 
  • TCVN 4605-1988 – Tiêu chuẩn thiết kế – Kết cấu ngăn che, kỹ thuật nhiệt. 
  • TCXD 29-1991 – Chiếu sáng tự nhiên ở công trình dân dụng 
  • TCXD 25-1991 – Tiêu chuẩn thiết kế -Đặt đường dây dẫn điện tại công trình công cộng. 
  • TCXD 27-1991 – Tiêu chuẩn thiết kế – Lắp đặt thiết bị trong nhà và công trình công cộng. 
  • TCVN 5687-1992 – Tiêu chuẩn thiết kế-Lắp đặt thiết bị trong nhà và công trình công cộng. 
  • TCVN 5687-1992 – Tiêu chuẩn thiết kế – Thông gió điều hòa không khí. 
  • TCVN 5760-1993 – Yêu cầu lắp đặt hệ thống phòng cháy chữa cháy. 
  • TCVN 5738-2001 – Yêu cầu lắp đặt kỹ thuật – Hệ thống báo cháy nổ. 
  • TCVN- 6160-2005 – Tiêu chuẩn thiết kế – Phòng cháy chữa cháy. 
  • TCXD VN 356-2005 – Tiêu chuẩn thiết kế – Kết cấu BT và BTCT. 
  • TCXDVN: 338-2005 – Tiêu chuẩn thiết kế xây dựng và kết cấu thép VN. 
  • TCVN 2737-2006 – Tiêu chuẩn thiết kế – Tải trọng tác động. 
  • TCVN 46-2007 – Hướng dẫn kiểm tra và bảo trì hệ thống chống sét cho công trình xây dựng 
  • TCXDVN 394-2007 – Phần an toàn – Thiết kế và lắp đặt trang thiết bị điện 
  • TCVN 4319-2012 – Nguyên tắc thiết kế – Nhà và công trình công cộng. 
  • TCVN 4514: 2012 – TC thiết kế – Xí nghiệp công nghiệp. Tổng mặt bằng

Một số tiêu chuẩn cần quan tâm khi thực hiện xây dựng nhà xưởng

Một số tiêu chuẩn cần quan tâm khi thực hiện xây dựng nhà xưởng

Khảo sát về vị trí xây dựng, điều kiện tự nhiên 

Trước khi lên kế hoạch thiết kế, xây dựng nhà xưởng thì các công ty xây dựng công nghiệp cần khảo sát, nghiên cứu kỹ vị trí xây dựng nhằm đảm bảo mật độ xây dựng, đặc tính công trình theo từng khu vực cụ thể. Đồng thời cần khảo sát điều kiện tự nhiên, mức độ phức tạp địa chất… để có được những thiết kế phù hợp, hiệu quả nhất cho nhà xưởng. 

Giải pháp thiết kế và thi công nhà xưởng 

Sau khi khảo sát vị trí, nghiên cứu mục đích và yêu cầu xây dựng nhà xưởng thì cần lên bản vẽ thiết kế để doanh nghiệp dễ dàng bao quát và hình dung từng hạng mục công trình. Khi đã chốt được bản vẽ ưng ý sẽ tiến hành thi công nhà xưởng theo thiết kế. Trong quá trình thi công có thể điều chỉnh dự án đầu tư xây dựng cho phù hợp với thực tế. 

Cách thức quản lý, vận hành nhà xưởng 

Sau khi hoàn thiện, công trình nhà xưởng sẽ đi vào vận hành để đáp ứng nhu cầu sản xuất, kinh doanh. Và khi nhà xưởng đi vào hoạt động, doanh nghiệp cần xây dựng cách thức quản lý, vận hành phù hợp để đạt hiệu quả tối ưu. 

Đánh giá về chi phí đầu tư, khả năng sinh lời 

Thực hiện đánh giá về chi phí đầu tư, khả năng sinh lời sẽ giúp cho doanh nghiệp thấy được lợi nhuận, sự hiệu quả mà nhà xưởng mang lại cho sự phát triển lâu dài của đơn vị. 

CÁC YÊU CẦU KHI THIẾT KẾ NHÀ XƯỞNG 

Khi thiết kế nhà xưởng, đơn vị thiết kế cần đảm bảo các yếu tố: 

  • Thuận tiện cho quá trình lắp đặt máy móc, thiết bị để phục vụ cho quá trình sử dụng về sau. 
  • Đáp ứng các yêu cầu theo quy định về: diện tích, kích thước, chiều cao không gian, cấu tạo mặt bằng, diện tích khu sản xuất,... 
  • Đảm bảo các điều kiện như: thông thoáng, cao ráo, tận dụng được nhiều ánh sáng,... 

Đảm bảo được các yêu cầu trong quá trình xây dựng nhà xưởng

Đảm bảo được các yêu cầu trong quá trình xây dựng nhà xưởng

  • Khả năng cách âm, cách rung tốt, tránh âm thanh, tiếng ồn lọt từ ngoài vào gây ảnh hưởng đến quá trình sản xuất. 
  • Đảm bảo độ bền và chắc chắn để có thể chịu được tác động trong quá trình làm việc. 
  • Thiết kế cách nhiệt tốt để đảm bảo mát vào mùa hè và ấm vào mùa đông. 

HỒ SƠ XIN CẤP GIẤY PHÉP XÂY DỰNG NHÀ XƯỞNG 

  • 01 Đơn xin cấp giấy phép xây dựng theo mẫu 
  • 01 Bản sao có công chứng một trong những giấy tờ về quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai, đính kèm hồ sơ đo đạc hoặc trích lục hồ sơ kỹ thuật thửa đất của cơ quan chuyên ngành (đối với đất ở phường) 
  • 03 Bộ bản vẽ thiết kế 

Lưu ý: Thời gian giải quyết hồ sơ xin phép xây dựng nhà xưởng là 15 ngày làm việc kể từ ngày Phòng Quản lý đô thị địa phương nhận đủ hồ sơ hợp lệ, trừ ngày lễ và ngày nghỉ. 

QUY TRÌNH XÂY DỰNG NHÀ XƯỞNG 

Bước 1: Thiết kế bản vẽ tổng quan  

Bản vẽ tổng quan giúp doanh nghiệp hình dung rõ hơn về nhà xưởng. Những thứ cần chuẩn bị trước khi thiết kế: mô tả sơ bộ về toàn bộ nhà xưởng; các kế hoạch về máy móc, thiết bị, công nghệ; các phương án liên quan đến công trình khác. 

Bắt đầu tiến hành vẽ mặt chính của công trình, thiết kế kiến trúc, kết cấu chính và cơ sở hạ tầng, kỹ thuật. 

Đảm bảo thực hiện đúng quy trình xây dựng nhà xưởng một cách khoa học

Đảm bảo thực hiện đúng quy trình xây dựng nhà xưởng một cách khoa học

Bước 2: Thiết kế bản vẽ thi công 

Sau khi hoàn thành bản vẽ tổng quan thì cần tiến hành thiết kế bản vẽ để thi công. Cần xây dựng bản thuyết minh thiết kế; các bản vẽ thiết kế chi tiết; dự toán công trình; các tài liệu liên quan. 

Bước 3: Thi công nền móng 

  • Đầu tiên phải san lấp đất nền. Tùy theo tình trạng của đất nền, nhà thầu sẽ san lấp nền sao cho phù hợp với bản vẽ kỹ thuật. 
  • Định vị tim trục: Các vị trí móng cột sẽ dựa theo trục này để thi công.  
  • Đào móng hàng rào: Đa phần các nhà xưởng thường có hàng rào rất dài. Do đó, phần móng hàng rào cần được tính toán và thi công kiên cố. 
  • Thi công móng và đà kiềng: Tiến hành thi công móng dựa theo tim trục đã định vị. Phần móng này có thể là móng đơn hoặc móng cọc; vật liệu thi công là bê tông cốt thép. Tiến hành chôn các bu lông trong móng để sau này ghép với cột thép. 
  • Lu lèn đất nền: Nền đất sau khi được san lấp sẽ tiến hành lu lèn cho đúng độ chặt. 
  • Lu nền đá: Thông thường nền nhà xưởng đều là bê tông cốt thép đặt trên nền đá đã được lu lèn đủ độ chặt. Chiều dày lớp đá này sẽ được quy định trong bản thiết kế. 
  • Thi công nền xưởng: Tiến hàng dựng cốt thép và đổ bê tông cho nền.  

Bước 4: Thi công khung thép 

  • Lắp dựng khung thép: Các bộ phận của khu thép được kết nối với nhau bằng bu lông.  
  • Lắp xà gồ và cáp giằng: Hệ thống giằng sẽ cố định ngoài mặt phẳng khung. Hệ xà gồ có công dụng tăng cường tính ổn định của khung thép và nâng đỡ tấm lợp. 

Bước 5: Thi công vỏ bao che (tường gạch; mái tôn,...) 

  • Xây tường bao quanh 
  • Lợp mái tôn hoặc loại vật liệu khác theo yêu cầu của thiết kế. 
  • Thi công mái nhà xưởng  
  • Thi công phần mái che 

Bước 6: Thi công hạ tầng 

  • Các hạ tầng cơ bản cho nhà xưởng sẽ bao gồm: lối đi, ống cấp thoát nước;…  
  • Các công việc cần làm là: lắp đặt ống nước; lu nền đường; lu đá nền đường; bảo dưỡng bê tông nền đường và cắt ron chống nứt. 

Bước 7: Thi công hệ thống kỹ thuật 

Hệ thống kỹ thuật bao gồm các hệ thống như: phòng cháy chữa cháy; thông tin liên lạc; điện nước; hệ thống kỹ thuật phục vụ sản xuất;… 

Bước 8: Hoàn thiện 

  • Kẻ vạch: giúp phân làn giao thông, hàng hóa trong xưởng. 
  • Đóng trần thạch cho khu nhà văn phòng. 
  • Trang trí khu vực xung quanh nhà xưởng như trồng cây xanh, hoa cỏ. 
  • Tiến hành vệ sinh toàn bộ nha xưởng trước khi bàn giao. 

CHI PHÍ XÂY DỰNG NHÀ XƯỞNG  

Chi phí khi xây dựng nhà xưởng phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố. Ngoài diện tích và vị trí, địa hình khu đất xây dựng nhà xưởng thì chi phí làm nhà xưởng còn phụ thuộc vào các khoản chi phí đầu tư chính sau đây: 

  • Chi phí nhân công bao gồm cả phần xây thô và hoàn thiện 
  • Chi phí vật tư như cấu kiện thép, vật liệu xây dựng kết cấu công trình, vật liệu xây dựng hoàn thiện nhà xưởng. 
  • Chi phí thuê máy móc xây dựng 
  • Chi phí sản xuất chung 
  • Chi phí bồi thường hỗ trợ và tái định cư 
  • Chi phí xây dựng gồm chi phí phá dỡ công trình (nếu có), chi phí san lấp mặt bằng… 
  • Chi phí thiết bị bao gồm chi phí mua sắm thiết bị công trình, thiết bị công nghệ, chi phí đào tạo và chuyển giao công nghệ 
  • Chi phí tư vấn đầu tư xây dựng công trình 

Trên đây là Hướng dẫn xây dựng nhà xưởng cho doanh nghiệp, để biết thêm thông tin chi tiết, Quý Doanh Nghiệp vui lòng liên hệ với KNA CERT theo số hotline: 0968.038.122 hoặc Email: salesmanager@knacert.com 

Tin Mới Nhất

ISO 9001:2015-Điều khoản 8.5.1: Kiểm soát sản xuất và cung cấp dịch vụ

25-07-2024

ISO 9001:2015-Điều khoản 8.5.1: Kiểm soát sản xuất và cung cấp dịch vụ

ISO 9001 là tiêu chuẩn quan trọng trong việc thiết lập, điều chỉnh Hệ thống quản lý chất lượng (QMS). Điều khoản 8.5.1 ISO 9001 về "Kiểm soát sản xuất và cung cấp dịch vụ" được xây dựng nhằm đảm...

KNA đánh giá ISO 9001 & ISO 27001 (Pre-audit) cho Công ty CP Nghiên cứu và Phát triển FABBI

18-07-2024

KNA đánh giá ISO 9001 & ISO 27001 (Pre-audit) cho Công ty CP Nghiên cứu và Phát triển FABBI

Trong bối cảnh ngày càng, có nhiều doanh nghiệp đã nhận thức được tầm quan trọng của việc áp dụng các tiêu chuẩn quản lý Quốc tế. Mới đây, KNA CERT đã thực hiện đánh giá rà soát (Pre-audit) hệ...

Chương trình đánh giá nội bộ ISO 9001:2015 - Điều khoản 9.2

15-07-2024

Chương trình đánh giá nội bộ ISO 9001:2015 - Điều khoản 9.2

Trong quá trình xây dựng Hệ thống tiêu chuẩn ISO 9001:2015, doanh nghiệp nào cũng cần thực hiện quá trình đánh giá nội bộ. Đây là yêu cầu được nêu trong Điều khoản 9.2 Đánh giá nội bộ của bộ...

Top 11 các câu hỏi về ISO 9001:2015 thường gặp

05-07-2024

Top 11 các câu hỏi về ISO 9001:2015 thường gặp

ISO 9001:2015 là một hệ thống quản lý chất lượng được biết đến và sử dụng phổ biến ở nhiều tổ chức/doanh nghiệp hiện nay. Tuy nhiên vẫn còn nhiều doanh nghiệp, tổ chức chưa hiểu về tiêu chuẩn này.  Hãy...

Các phiên bản ISO 14001 – Thông tin chi tiết & So sánh

04-07-2024

Các phiên bản ISO 14001 – Thông tin chi tiết & So sánh

Là tiêu chuẩn được sử dụng phổ biến nhất hiện nay để xây dựng hệ thống quản lý môi trường, từ khi ra đời tới nay, tiêu chuẩn ISO 14001 đã được sửa đổi, bổ sung qua nhiều phiên bản....

[DOWNLOAD] Tiêu chuẩn ISO 14001:2015 PDF Tiếng Việt và Song ngữ

03-07-2024

[DOWNLOAD] Tiêu chuẩn ISO 14001:2015 PDF Tiếng Việt và Song ngữ

Bạn đang tìm kiếm tài liệu tiêu chuẩn ISO 14001:2015 để nâng cao hệ thống quản lý môi trường của doanh nghiệp? Bạn muốn sở hữu tài liệu chi tiết, dễ hiểu và hoàn toàn miễn phí? KNA CERT sẵn...

KNA đồng hành cùng bạn trên chặng đường vươn xa phía trước
Cùng phát triển bền vững & thịnh vượng

back to top
mesenger zalo
phone
0968.038.122
TẢI BẢNG GIÁ