Xuất khẩu và logistics trong nông nghiệp
Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NNPTNT), xuất khẩu gạo năm 2023 sẽ lập kỷ lục cả về khối lượng và kim ngạch với 8,3-8,4 triệu tấn, đạt 4,7- 4,8 tỷ USD.
Tình hình xuất khẩu nông - lâm - ngư nghiệp 11 tháng của năm 2023
Số liệu từ Bộ NNPTNT cho hay, trong 11 tháng của năm 2023, xuất khẩu của toàn ngành nông - lâm - ngư nghiệp đạt 47,84 tỷ USD, vẫn giảm 2,7% so với cùng kỳ năm 2022. Tuy nhiên, tháng 11/2023, kim ngạch xuất khẩu đạt 4,8 tỷ USD, tăng 13% so với tháng 11/2022. Thặng dư thương mại ngành đạt 10,55 tỷ USD, tăng 33,7% so với cùng kỳ năm ngoái.
Thứ trưởng Bộ NNPTNT Phùng Đức Tiến cho biết, năm 2023 rất khó khăn trong xuất khẩu, nhưng ngành nông nghiệp vẫn bám đuổi mục tiêu 54 tỷ USD. Trong tháng 12, nhu cầu tiêu dùng nông sản thế giới tăng lên để đáp ứng các đợt lễ Giáng sinh và năm mới, do đó xuất khẩu nông sản sẽ tăng. Với những lợi thế của rau quả, lúa gạo, hạt điều… cùng sự ổn định trở lại trong xuất khẩu lâm sản, thủy sản, dự tính xuất khẩu nông, lâm, thủy sản tháng 12 sẽ đem về hơn 5 tỷ USD. Như vậy cả năm sẽ đạt trên 53 tỷ USD, tiệm cận với con số 53,2 tỷ USD của năm 2022.
Tới nay, ngành nông nghiệp đã có 6 mặt hàng có giá trị xuất khẩu đạt trên 3 tỷ USD, gồm: cà phê, gạo, rau quả, hạt điều, tôm, gỗ và sản phẩm gỗ. Trong năm 2023, điểm sáng là xuất khẩu gạo và rau quả liên tục tăng vọt. Nói như nhiều chuyên gia thì gạo và rau quả đang là hai con “át chủ bài” của ngành nông nghiệp Việt Nam.
Riêng đối với lúa gạo, trong 11 tháng, Việt Nam đã xuất khẩu 7,75 triệu tấn gạo; giá trị 4,41 tỷ USD, tăng 36,3% so với năm ngoái. Đây là con số kỷ lục cao nhất từ trước tới nay. Dự tính cả năm 2023 có thể xuất khẩu 8,3-8,4 triệu tấn gạo, kim ngạch 4,7-4,8 tỷ USD.
Với ngành rau quả, xuất khẩu trong tháng 11 đạt 500 triệu USD, tăng 65,2% so với tháng 11/2022. Tính chung trong 11 tháng năm 2023, trị giá xuất khẩu rau quả đạt 5,3 tỷ USD, tăng 74,5% so với cùng kỳ năm 2022. Trong đó, dẫn đầu về trị giá xuất khẩu là sầu riêng đạt 2,07 tỷ USD, tăng 606,3%; mít đạt 168,6 triệu USD, tăng 35,5%; xoài đạt 154 triệu USD, tăng 41,4% so với cùng kỳ năm 2022. Xuất khẩu nhóm sản phẩm rau quả chế biến đạt 996,5 triệu USD, tăng 18% so với cùng kỳ năm 2022.
Với sự tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu đạt hơn 74%, đã đưa xuất khẩu ngành rau quả vượt xa mọi dự tính của Việt Nam, lần đầu tiên con số 5 tỷ USD cho một mặt hàng nông sản đã được thiết lập.
“Nút thắt” logistics khiến luồng hàng nông sản khó khơi thông
Đồng bằng sông Cửu Long luôn dẫn đầu cả nước về xuất khẩu gạo và trái cây. Tuy nhiên, “nút thắt” nhiều năm qua chính là logistics, nên luồng hàng nông sản vẫn khó khơi thông.
Vấn đề đặt ra là làm thế nào để giải quyết được bài toán vận chuyển, logistics của Đồng bằng sông Cửu Long khi nơi đây sở hữu hệ thống sông ngòi dày đặc với tổng độ dài trên 28.000km, trong đó khoảng 23.000km có khả năng khai thác vận tải thủy, trong khi chỉ có khoảng 10% hàng hóa được vận chuyển bằng đường thủy?
Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, Đồng bằng sông Cửu Long đóng góp cho cả nước khoảng 54% sản lượng lúa, 95% lượng gạo xuất khẩu; gần 65% sản lượng thuỷ sản nuôi trồng, 60% lượng cá xuất khẩu và gần 70% các loại trái cây, đóng góp 40% giá trị sản xuất nông nghiệp.
Theo Hiệp hội Doanh nghiệp dịch vụ Logistics Việt Nam (VLA), khoảng 90% hàng hóa từ Đồng bằng sông Cửu Long chuyển bằng đường bộ đến các cảng tại Thành phố Hồ Chí Minh và Bà Rịa - Vũng Tàu để xuất khẩu, chỉ khoảng 10% là được chuyển bằng đường thủy. Trong khi đó, giá vận tải thủy thấp hơn đường bộ trung bình 30 - 35%, và có thể lên đến 50%.
VLA cũng cho biết, tại 13 tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long, có 1.461 doanh nghiệp cung cấp dịch vụ logistics, chiếm khoảng 4,39% cả nước; trong đó doanh nghiệp logistics chuyên nghiệp rất hạn chế, chủ yếu là các doanh nghiệp nông nghiệp. Điểm lưu ý là hệ thống kho lạnh, kho mát phục vụ nông, thủy sản còn thiếu và dự báo sẽ càng thiếu hụt. Cụ thể chỉ có 3/13 tỉnh, thành vùng Đồng bằng sông Cửu Long có kho lạnh thương mại là Long An, Hậu Giang và Cần Thơ.
Như vậy, chỉ tăng cường đẩy mạnh sản xuất, chế biến là chưa đủ, mà còn cần phát triển dịch vụ logistics phục vụ nông nghiệp để tạo thành chuỗi giá trị nông nghiệp bền vững.
KNA CERT cung cấp dịch vụ triển khai các tiêu chuẩn đảm bảo an ninh chuỗi cung ứng trong ngành dịch vụ logistics như: tiêu chuẩn C-TPAT, tiêu chuẩn SCS, tiêu chuẩn SCAN, tiêu chuẩn GSV,… Quý doanh nghiệp vui lòng liên hệ với KNA CERT theo số Hotline: 0968.038.122 hoặc Email: salesmanager@knacert.com để được cung cấp thông tin chi tiết về những tiêu chuẩn này.
Tin Mới Nhất

3 Cách tra cứu Mã DUNS doanh nghiệp Dễ dàng & Chính xác
Tìm hiểu tra cứu mã số DUNS là gì và cách tra mã DUNS cho doanh nghiệp Việt Nam. Hướng dẫn chi tiết, đơn giản giúp bạn tìm thông tin đối tác hiệu quả. Click để biết thêm!

Rủi ro nếu không tuân thủ EUDR: Hậu quả & Cách phòng tránh
Khám phá chi tiết các rủi ro nếu không tuân thủ EUDR về pháp lý, tài chính, uy tín. Bảo vệ doanh nghiệp của bạn ngay! Tìm hiểu cùng KNA CERT.

Thời hạn tuân thủ EUDR & Hướng dẫn tuân thủ EUDR
Tìm hiểu cách tuân thủ EUDR hiệu quả. Bài viết cung cấp hướng dẫn tuân thủ EUDR chi tiết và cập nhật thời hạn tuân thủ EUDR mới nhất. Đọc ngay!

TOP 5 Tiêu chuẩn Trách nhiệm xã hội phổ biến trong ngành Dệt may
Tìm hiểu chi tiết về BSCI, WRAP, Sedex-SMETA, Higg, WCA - các tiêu chuẩn trách nhiệm xã hội hàng đầu trong ngành dệt may. Nâng cao uy tín & cạnh tranh.

Tín chỉ nhựa: Biến chất thải thành dòng tiền cho tái chế bền vững
Việt Nam hiện đang đối mặt với một thực trạng đáng lo ngại: lượng nhựa tiêu thụ ngày càng tăng đang góp phần nghiêm trọng vào ô nhiễm môi trường. Trong nỗ lực tìm kiếm giải pháp, nhiều sáng kiến...

ISO 14064-3: Toàn tập về Xác minh và Xác nhận Báo cáo Khí Nhà Kính (Phiên bản 2019)
Giải thích chi tiết ISO 14064-3:2019 - Tiêu chuẩn quốc tế về xác minh & xác nhận báo cáo khí nhà kính (GHG). Tìm hiểu yêu cầu, quy trình & lợi ích. Xem ngay!