4 bài trắc nghiệm nghề nghiệp bạn nên biết
Bạn có bao giờ phân vân không biết mình đam mê cái gì, hoặc đam mê quá nhiều thứ và không biết phải lựa chọn như thế nào? Trong trường hợp này, bạn có thể làm bài trắc nghiệm nghề nghiệp để giúp bạn khám phá nghề nào phù hợp nhất với đặc điểm, kỹ năng và tính cách của mình.
Tại sao nên làm trắc nghiệm nghề nghiệp?
Những bài test nghề nghiệp sẽ giúp bạn tìm hiểu thêm về tính cách của mình và gợi ý danh sách tất cả các nghề nghiệp tiềm năng hiện có phù hợp với tính cách của bạn.
Có được sự tự tin
Không phải ai ra trường cũng được làm đúng ngành mình học, làm đúng nghề mình thích, mà đôi khi công việc sẽ đến với chúng ta một cách rất tình cờ. Có thể chúng ta còn cảm thấy tương đối mông lung, hoang mang không biết liệu lựa chọn này của mình có phù hợp hay không.
Bằng cách xác định rõ ràng các đặc điểm tính cách, sở thích cũng như phong cách làm việc, kết quả của bài kiểm tra nghề nghiệp sẽ giúp bạn nêu rõ lý do tại sao bạn lại hợp hoặc không hợp với công việc hiện tại. Từ đó biết đâu bạn lại thấy tự tin với con đường mình đã chọn, từ đó nâng cao hiệu suất làm việc; hay cân nhắc kỹ càng hơn và đưa ra quyết định đúng đắn.
4 bài trắc nghiệm nghề nghiệp phổ biến
1. MBTI
Đây là bài kiểm tra tính cách nổi tiếng nhất và nó có thể được áp dụng cho tất cả các loại nghề nghiệp. Việc hiểu các đặc điểm tính cách của chính mình sẽ giúp bạn một phần không nhỏ trong việc tìm kiếm nghề nghiệp phù hợp.
Bài kiểm tra MBTI phân loại tính cách dựa trên 4 yếu tố:
- Xu hướng tự nhiên: Hướng nội (I) hoặc Hướng ngoại (E);
- Nhận thức về thế giới: Cảm nhận (S) hoặc Trực giác (N);
- Quyết định và lựa chọn: Lý trí (T) hoặc Cảm xúc (F);
- Cách thức hành động: Nguyên tắc (J) hoặc Linh hoạt (P).
Mỗi yếu tố sẽ chọn ra một chữ cái và kết hợp lại với nhau tạo thành một kiểu tính cách trong MBTI, chẳng hạn như "INTP" hoặc "ESFP". Có tất cả 16 kiểu tính cách như thế.
2. Holland
Bài test này được tạo ra bởi Tiến sĩ John L. Holland, một nhà học thuật và tâm lý học người Mỹ. Các kết quả của bài kiểm tra này đã được chứng minh là đáng tin cậy và chính xác trong việc liên kết mọi người với công việc phù hợp theo sở thích của họ. Do đó, bạn hoàn toàn có thể an tâm sử dụng kết quả bài test để định hướng cuộc sống nghề nghiệp của mình.
Bài kiểm tra trắc nghiệm nghề nghiệp Holland không chỉ cho bạn biết nghề nghiệp phù hợp với mình mà còn cho bạn biết loại môi trường văn phòng sẽ giúp bạn thành công.
Sau khi hoàn thành bài đánh giá, bạn sẽ biết được loại tính cách của mình dựa trên Mã Hà Lan. Sáu kiểu tính cách trong mô hình Holland là:
Thực tế (Realistic): Là những người quyết đoán, thích cạnh tranh và yêu thích các hoạt động có sự kết hợp giữa vận động, kỹ năng và sức mạnh, thường bắt tay ngay vào làm một việc gì đó thay vì tốn thời gian đắn đo, suy nghĩ. Họ muốn được tiếp thu kiến thức thực tế hơn là lý thuyết suông, vì vậy họ phù hợp với những nghề nghiệp liên quan đến khoa học hoặc máy móc;
Điều tra (Investigative): Là những người có thói quen quan sát tỉ mỉ, phù hợp với những ngành nghề liên quan đến phân tích và đánh giá dữ liệu;
Nghệ thuật (Artistic): Là những người sáng tạo, cởi mở, nhạy cảm và giàu cảm xúc, phù hợp với những công việc liên quan đến cảm xúc và sáng tạo, chẳng hạn như diễn viên, họa sĩ, nhà thơ, nhạc sĩ…;
Xã hội (Social): Phù hợp với công việc giảng dạy hoặc những công việc nhằm mục đích phát triển cộng đồng;
Dám nghĩ dám làm (Enterprising): Là những người có tham vọng lớn, sẵn sàng đánh đổi nhiều thứ để đạt được tham vọng của mình;
Thông thường (Conventional): Là những người thích làm việc trong môi trường có cấu trúc và quy định đầy đủ, coi trọng quyền lực, danh tiếng và địa vị giống những người thuộc nhóm (E).
3. DISC
Đây là bài trắc nghiệm nghề nghiệp dành cho những bạn quan tâm đến việc tìm ra phong cách lãnh đạo của mình hoặc muốn đánh giá tiềm năng lãnh đạo của nhân viên.
DISC là một công cụ đánh giá hành vi, giúp mọi người hiểu được điểm mạnh và điểm yếu trong phong cách quản lý của mình, từ đó từng bước cải thiện trở thành một người lãnh đạo tốt hơn.
Mô hình hành vi DISC lần đầu tiên phác thảo bởi nhà tâm lý học William Moulton Marston trong cuốn sách “Emotions of Normal People” (tạm dịch: Cảm xúc của người bình thường) vào năm 1928. Lúc này, Marston chia hành vi cảm xúc thành 4 loại: Dominance (Thống trị), Inducement (Lôi kéo), Submission (Phục tùng) và Compliance (Tuân thủ).
Vài thập kỷ sau đó, các nhà tâm lý học hiện đại đã sử dụng lý thuyết của Marston để tạo nên bài test DiSC mà chúng ta biết đến ngày nay. Phong cách lãnh đạo ngày nay đã thay đổi một chút so với ban đầu: DISC - Dominance (Thống trị), Influence (Ảnh hưởng), Steadiness (Ổn định) và Conscientiousness (Tận tâm).
Trong đó:
- Nhóm phong cách Thống trị (D) là những người thẳng thắn, bộc trực, tự tin, có ý chí mạnh mẽ, có định hướng và luôn đi thẳng vào vấn đề;
- Nhóm phong cách Ảnh hưởng (i) là những người nhiệt tình, lạc quan, giỏi thuyết phục, ấm áp và đáng tin cậy;
- Nhóm phong cách Ổn định (S) thường là những người điềm tĩnh, kiên nhẫn và có xu hướng trốn tránh sự thay đổi;
- Nhóm Tận tâm (C) là những người luôn làm việc hết mình trong hoàn cảnh hiện tại để đảm bảo cả chất lượng và độ chính xác, coi trọng chuyên môn, năng lực và suy luận khách quan.
4. Big Five
Mô hình 5 yếu tố của tính cách Big Five là mô hình tính cách được sử dụng phổ biến nhất trong tâm lý học học thuật.
5 yếu tố này bao gồm:
- Tính ổn định trong cảm xúc (sức mạnh cảm xúc và khả năng chịu đựng căng thẳng);
- Hướng ngoại (thích tương tác với người khác hơn là dành thời gian một mình);
- Cởi mở (tìm kiếm trải nghiệm mới, dễ tiếp thu với những quan điểm và con người khác nhau);
- Dễ mến (dễ gần và dễ hợp tác);
- Tận tâm (làm việc có tổ chức, đáng tin cậy và tuân thủ quy tắc).
Tuy nhiên, cần lưu ý, kết quả của bài trắc nghiệm Big Five không phải là lời khuyên tâm lý dưới bất kỳ hình thức nào và không đảm bảo tính chính xác cho một mục đích cụ thể. Do vậy bạn chỉ nên sử dụng công cụ này cho mục đích giải trí.
Tin Mới Nhất
[Điều khoản 7.1 của ISO 22000] Nguồn lực trong hệ thống quản lý an toàn thực phẩm
Trong ISO 22000 Điều khoản 7.1 đề cập đến nguồn lực cần có trong quá trình xây dựng hệ thống quản lý an toàn thực phẩm (FSMS) của tổ chức. Vậy nội dung của Điều khoản 7.1 theo ISO 22000...
Điều khoản 5 của ISO 22000:2018 - Phân tích sự lãnh đạo trong FSMS
Tiêu chuẩn ISO 22000:2018 là tiêu chuẩn phổ biến để thiết lập hệ thống quản lý an toàn thực phẩm (FSMS). Điều khoản 5 của ISO 22000:2018 là một trong những yêu cầu quan trọng nhất của tiêu chuẩn ISO...
Văn bản pháp quy bắt buộc chứng nhận HACCP không? Luật về HACCP
Việc đảm bảo an toàn thực phẩm trong ngành thực phẩm là ưu tiên hàng đầu. Tiêu chuẩn HACCP là tiêu chuẩn được sử dụng rộng rãi về hệ thống quản lý an toàn thực phẩm. Và có rất nhiều...
Điều kiện đánh giá HACCP không thể bỏ qua
Để đánh giá hệ thống phân tích mối nguy và điểm kiểm soát tới hạn (HACCP) một cách hiệu quả thì việc hiểu rõ các điều kiện đánh giá HACCP là rất quan trọng. Bài viết dưới đây của KNA...
Báo cáo đánh giá nhà máy theo HACCP là gì? Nội dung báo cáo
Một trong những bước quan trọng để duy trì và chứng minh sự tuân thủ HACCP là việc thực hiện đánh giá nhà máy. Báo cáo đánh giá nhà máy theo HACCP phản ánh hiệu quả của hệ thống an...