ACB: Ngân hàng đầu tiên tại Việt Nam công bố Báo cáo ESG
Ngân hàng Thương mại Cổ phần Á Châu (ACB) chính thức phát hành Báo cáo Phát triển bền vững 2022 vào ngày 27/10/2023, trở thành ngân hàng đầu tiên tại Việt Nam công bố báo cáo riêng về Phát triển bền vững ESG (Environmental - Social - Governance / Môi trường - Xã hội - Quản trị).
→ Xem thêm ESG là gì? Các tiêu chí ESG doanh nghiệp không thể bỏ qua
Ngân hàng ACB bắt đầu triển khai ESG từ khi nào?
Năm 2012, Hội nghị cấp cao của Liên hợp quốc về phát triển bền vững (Rio+20) đã được tổ chức, tập trung bàn thảo vào các nội dung cải thiện khuôn khổ thể chế để phát triển bền vững và định hướng nền kinh tế xanh. Từ tháng 09/2013, nhiều Quốc gia khởi động tiến trình xây dựng Chương trình nghị sự phát triển của Liên Hợp Quốc sau năm 2015, và xây dựng bộ 17 mục tiêu phát triển bền vững.
Năm 2013, dưới sự dẫn dắt của vị chủ tịch HĐQT trẻ tuổi nhất trong lịch sử ngân hàng Trần Hùng Huy, ACB lên kế hoạch cho lộ trình phát triển bền vững của mình. Chủ tịch Trần Hùng Huy chia sẻ: “Cách đây 10 năm, ESG là một câu chuyện rất xa vời. Ngay cả các cổ đông lớn của ACB cũng e dè, thậm chí là phản đối. Nhưng tôi tin tưởng ACB là một doanh nghiệp trường tồn. Không chỉ vài chục năm mà là hàng trăm năm. Thế nên phát triển bền vững không phải là một phong trào, một xu hướng, mà là một điều tất yếu. Dù hơi muộn so với Thế giới nhưng ở thị trường đang phát triển như Việt Nam thì ESG vẫn là một khái niệm thiết thực đối với các doanh nghiệp”.
Việc ACB, một ngân hàng Việt Nam với tuổi đời vừa tròn 30 năm nhưng đã có 10 năm kiên trì với những sáng kiến hành động bền vững cho thấy được tầm nhìn xa của ban lãnh đạo trong bối cảnh thế giới có nhiều sự chuyển dịch.
Trên thực tế, ACB đã quan tâm đến yếu tố G (quản trị) và S (xã hội) ngay từ những ngày đầu thành lập. Đến năm 2013 thì ngân hàng đầu tư thực hiện chương trình cộng đồng "Gần Lại O" gồm nhiều chuỗi hoạt động về môi trường.
Trong quá trình thực hiện chương trình này, ACB dần xây dựng được cho mình nền tảng về E (môi trường), kết hợp thêm với yếu tố G và S được phát triển từ trước, ngân hàng đã thiết lập kế hoạch ESG, từng bước hoàn thiện nó và ghi nhận được những cột mốc lớn sau 10 năm kiên trì hành động.
Hành trình thực thi ESG của Ngân hàng ACB
1. Khía cạnh Quản trị (G-Governance) của ACB
Năng lực quản trị là một trong ba thế mạnh lớn nhất của ACB khi phát triển theo định hướng ESG. Năm 2022, ACB hoàn thành xây dựng và triển khai chính thức các nội dung trọng yếu của quy định đánh giá an toàn thanh khoản của Ngân hàng Trung Ương Châu Âu (ILAAP) và chuẩn mực Basel III. Đến năm 2023, PwC đã đánh giá và công nhận ACB tuân thủ đầy đủ các quy định tại Basel III đối với Quản lý rủi ro Lãi suất trên sổ ngân hàng và Basel II đối với Quản lý rủi ro thị trường. Đây là cơ sở giúp Ngân hàng tiệm cận các chuẩn mực quốc tế, phát triển hiệu quả và vững chắc.
Tháng 03/2023, ACB được The Asian Banker vinh danh tại hạng mục “Best Enterprise Risk Management In Vietnam – Ngân hàng quản trị rủi ro tốt nhất Việt Nam 2023”. Đại diện của The Asian Banker đặc biệt đánh giá cao khả năng phản ứng nhanh của ACB với các rủi ro ngắn hạn và khả năng dự báo tác động có thể xảy ra trong vòng 10-20 năm tiếp theo trong bối cảnh ngân hàng tại Việt Nam còn nhiều biến động.
2. Khía cạnh Xã hội (S- Social) của ACB
Phát triển con người là một nội dung quan trọng tại hạng mục S trong kế hoạch ESG của ACB. Với chiến lược trẻ hoá nguồn nhân lực và xây dựng văn hoá WORK:LIVE:LEARN, ACB nỗ lực tạo một môi trường làm việc hòa nhập và công bằng, giúp nhân viên cảm thấy an tâm về tài chính, sức khỏe, được trao cơ hội khẳng định bản thân cũng như kiến tạo giá trị cho doanh nghiệp và cộng đồng.
Nỗ lực của ACB đã được ghi nhận khi năm 2023 là năm thứ 5 liên tiếp ACB đạt giải thưởng “Nơi làm việc tốt nhất Châu Á 2022 - Best companies to work for in Asia” do tạp chí HR Asia bình chọn. Đồng thời ACB cũng được vinh danh thêm tại hạng mục “HR ASIA Digital Transformation Awards”, nhằm tôn vinh các công ty tốt nhất ở châu Á đã chuyển tương tác trải nghiệm nhân viên từ truyền thống sang nền tảng kỹ thuật số giúp cải thiện văn hóa và sự gắn kết tại nơi làm việc.
ACB 5 năm liên tiếp đạt giải thưởng “Nơi làm việc tốt nhất Châu Á”
Là một trong số ít những ngân hàng có trung tâm học tập riêng biệt, độc lập, ACB thường xuyên có những khóa học nhằm cập nhật, nâng cao kiến thức nghiệp vụ chuyên môn cho người lao động để nhân sự làm chủ công việc và có cơ hội thăng tiến. 2022 đánh dấu hoạt động mạnh mẽ của nhân viên ACB với tổng số giờ học hơn 760,105 giờ, tăng 17% so với năm 2021. ACB cũng là một trong những ngân hàng đầu tiên triển khai khu tái tạo năng lượng Eneji Station chăm sóc nhân viên với các dịch vụ ăn uống, thư giãn, vận động nhẹ, ghế mát-xa tại phòng nghỉ trưa,…
3. Khía cạnh Môi trường (E-Environmental) của ACB
Trước khi triển khai chương trình “Gần Lại O”, ACB đã thực hiện khảo sát nội bộ và ghi nhận chỉ có 6% nhân viên “có biết về ô nhiễm môi trường”. Đại đa số thực sự không quan tâm và không nghĩ những hoạt động cá nhân sẽ có ảnh hưởng đến vấn đề ô nhiễm môi trường. Nhưng đến năm 2022, chiến dịch ghi nhận 93 % nhân viên sẵn sàng thực hiện ESG cùng ngân hàng, 215 tấn giấy được tiết kiệm và tái chế thông qua hoạt động số hóa quy trình, 32 tấn nhựa thay bằng các vật liệu thân thiện với môi trường. Để đạt được những kết quả đó, trong vòng 10 năm ACB đã đầu tư hơn 307 tỷ đồng cho các hoạt động thực tế, hoạt động truyền thông nâng cao nhận thức bảo vệ môi trường đến nhân viên, khách hàng và cộng đồng.
Tổng quan Báo cáo ESG ACB
Báo cáo ESG ACB đầu tiên được lập theo niên độ kế toán, từ ngày 01/01/2022 đến 31/12/2022, đánh giá hội sở và 384 chi nhánh, phòng giao dịch của ngân hàng ACB trên Toàn quốc. Báo cáo ESG được công bố vào ngày 27/10/2023, đưa ACB trở thành ngân hàng đầu tiên tại Việt Nam công bố báo cáo riêng về Phát triển bền vững (ESG). Ngân hàng dự kiến sẽ công bố báo cáo ESG đều đặn thường niên từ năm tới.
→ Xem thêm Báo cáo ESG là gì? 7 Tiêu chuẩn Báo cáo Phát triển bền vững phổ biến
Trong khi ESG vẫn nằm trong mục tiêu, định hướng của nhiều ngân hàng thì ACB đã có số liệu chứng minh. Trong năm 2022, ngân hàng này đã tăng trưởng tới 43% về lợi nhuận, tỷ suất sinh lời trên vốn 26,5% - cả hai chỉ tiêu (nằm trong G) đều dẫn đầu thị trường, đồng thời 100% các nhà cung cấp mới tại ACB được đánh giá tác động môi trường và xã hội.
Về môi trường (E), ACB đã dọn được 32 tấn rác thải nhựa trong hành trình “Gần lại O”; ngân hàng có 215 tấn giấy tiết kiệm và tái chế trong năm qua nhờ chuyển đổi số mạnh mẽ và tiết kiệm; và tương đương hơn 300 tấn CO2 phát thải khí nhà kính đã được giảm bớt thông qua việc thực hiện tiết kiệm điện và giấy.
Về xã hội (S), mức độ hài lòng của khách hàng đối với ACB năm 2022 đạt thang điểm 8,39/10; thu nhập bình quân của nhân viên ngân hàng được nâng cao lên mức bình quân 417 triệu đồng/năm; ngân hàng có tổng cộng 760 nghìn giờ đào tạo phát triển nhân viên. Ngoài ra, ACB cũng tích cực với các hoạt động thiện nguyện.
Báo cáo ESG của ACB còn có các thông tin liên quan đến định hướng, cách tiếp cận đối với các vấn đề về phát triển bền vững, phương thức quản trị các lĩnh vực trọng yếu và kết quả ACB đã đạt được. Báo cáo cũng ghi nhận các dự án, các cải tiến hệ thống, các sản phẩm dịch vụ xét trên các khía cạnh môi trường và xã hội có thể nâng cao hiệu quả, mang đến lợi ích cho hoạt động kinh doanh của ACB. Tựa đề của báo cáo ESG 2022 là “Change – Thay đổi” cũng là lời khẳng định chắc chắn của ACB về việc ngân hàng này đang thay đổi mỗi ngày hướng tới sự phát triển bền vững, đồng thời mong muốn nhân viên, đối tác, khách hàng cũng cùng thay đổi - “thực hiện một hành động tích cực nhỏ mỗi ngày sẽ dẫn tới những thay đổi lớn”.
Thông qua việc báo cáo một cách minh bạch và có trách nhiệm theo 18 Tiêu chí của Tổ chức sáng kiến báo cáo toàn cầu (GRI), Báo cáo Phát triển bền vững 2022 của ACB bao gồm các thông tin liên quan đến định hướng, cách tiếp cận đối với các vấn đề về phát triển bền vững, phương thức quản trị các lĩnh vực trọng yếu và kết quả ACB đã đạt được.
ACB cũng nhấn mạnh báo cáo Phát triển bền vững sẽ là một báo cáo thường niên quan trọng của ngân hàng, bảo đảm các kết quả hoạt động ESG được theo dõi, giám sát thực hiện và đánh giá thường xuyên. ACB đang xây dựng nguồn lực đủ năng lực chuyên môn và thực thi ESG theo yêu cầu mới nhằm chủ động nắm bắt nhiều cơ hội phát triển hơn trên hành trình thực hiện ESG.
Trên hành trình hơn 30 năm phát triển, ACB cho thấy việc cân bằng hợp lý giữa kết quả ngắn hạn với phát triển bền vững dài hạn, giữa tăng trưởng doanh thu với việc tạo giá trị cho các bên liên quan. Điều này đã giúp ngân hàng kinh doanh hiệu quả, phát triển toàn diện trên cả 3 tiêu chí E, S, G và đóng góp tích cực cho cộng đồng và xã hội.
Để biết thêm thông tin tin về việc áp dụng ESG trong ngân hàng và các lĩnh vực khác, Quý Doanh Nghiệp vui lòng liên hệ với KNA CERT theo số Hotline: 0968.038.122 hoặc Email: salesmanager@knacert.com để được hỗ trợ.
Tin Mới Nhất
Các cấp trong HACCP là gì? Vai trò của cấp bậc trong doanh nghiệp thực phẩm
HACCP là tiêu chuẩn được sử dụng phổ biến về Hệ thống phân tích mối nguy và điểm kiểm soát tới hạn. Để áp dụng thành công hệ thống HACCP thì doanh nghiệp cần phân chia rõ ràng các cấp...
Hướng dẫn trình tự xây dựng HACCP - Lấy ví dụ cho HACCP
Tiêu chuẩn HACCP là tiêu chuẩn được sử dụng rộng rãi về Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm. Tuy nhiên, việc xây dựng và áp dụng thành công HACCP không phải là dễ dàng đối với nhiều doanh...
Hướng dẫn các bước rửa tay đúng HACCP
Nhân sự tham gia vào quá trình sản xuất thực phẩm không rửa tay đúng cách là một trong những nguyên nhân chính khiến sản phẩm bị ô nhiễm, gây thiệt hại lớn cho doanh nghiệp cả về chi phí...
Doanh nghiệp có HACCP thì có cần HALAL không?
Tiêu chuẩn HALAL là một tiêu chuẩn thực phẩm phổ biến, đặc biệt là với những thị trường có nhiều người Hồi Giáo sinh sống. Ngoài tiêu chuẩn này thì HACCP cũng là một tiêu chuẩn về an toàn thực...
Tiêu chuẩn HACCP có phải là ORGANIC không?
Cả hai tiêu chuẩn HACCP và ORGANIC đều là những tiêu chuẩn liên quan đến chất lượng và an toàn thực phẩm. Hiện nay, nhiều doanh nghiệp thắc mắc liệu rằng “HACCP có phải là ORGANIC không?’’ và chúng khác...
Làm ISO 22000 có cần làm HACCP không? Tích hợp ISO 22000 và HACCP
Cả hai tiêu chuẩn ISO 22000 và HACCP đều là những tiêu chuẩn quốc tế phổ biến về hệ thống quản lý an toàn thực phẩm. Tiêu chuẩn ISO 22000 ra đời sau tiêu chuẩn HACCP và lấy các nguyên...