Cùng doanh nghiệp vươn tầm quốc tế
nâng vị thế thương hiệu
quốc gia

MENU
KNA Cert - Quality Innovation

Bảng phân tích mối nguy HACCP là gì? Thông tin chính & Ví dụ

Để đánh giá và phân tích các mối nguy trong HACCP một cách hiệu quả thì doanh nghiệp cần có một bảng phân tích mối nguy HACCP chi tiết. Vậy bảng phân tích mối nguy HACCP là gì? Hãy cùng KNA CERT tìm kiếm câu trả lời trong bài viết dưới đây.

Phân tích mối nguy HACCP

Phân tích mối nguy là quá trình mà đội HACCP sử dụng để xác định các mối nguy tiềm ẩn có thể dẫn đến một sự nguy hiểm đáng kể cho sức khỏe người tiêu dùng .

Mối nguy là những yếu tố tiềm ẩn có thể gây hại cho sức khỏe người tiêu dùng trong quá trình sản xuất, chế biến và phân phối thực phẩm.  Có ba loại mối nguy chính bao gồm:

  • Mối nguy vật lý: Mối nguy này có thể là các dị vật có khả năng gây hại thường không có trong thực phẩm. Khi ăn phải dị vật, người ăn có thể bị hóc, bị đau hoặc các ảnh hưởng khác có hại đến sức khỏe. Các mối nguy vật lý có thể là: mảnh thuỷ tinh, kim loại,..
  • Mối nguy hóa học: Mối nguy hóa học là việc xuất hiện chất hóa học ở bất cứ công đoạn nào trong quá trình doanh nghiệp sản xuất, chế biến thực phẩm. Những chất hóa học này có thể gây ra các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng, thậm chí tử vong cho nhân viên trong quá trình sản xuất. Các hoá chất có thể bao gồm: các hóa chất có sẵn trong tự nhiên, các hóa chất sử dụng có mục đích được người sản xuất thêm vào thực phẩm tại một số công đoạn trong quá trình sản xuất và phân phối,...

  • Mối nguy sinh học: Là mối nguy gây ra do vi khuẩn, virus, ký sinh trùng. Mối nguy ô nhiễm do vi khuẩn là mối nguy hay gặp nhất gây ô nhiễm thực phẩm. Những mối nguy này có khả năng gây hại cho sức khỏe con người khi xâm nhập vào cơ thể qua thực phẩm. 
Nhận ngay khóa học tiêu chuẩnMIỄN PHÍ

Bảng tổng hợp mối nguy trong kế hoạch HACCP là gì?

Bảng phân tích mối nguy HACCP là một công cụ quan trọng để xác định và liệt kê tất cả các yếu tố có thể gây hại cho thực phẩm trong quá trình sản xuất, chế biến và phân phối. Bảng này giúp doanh nghiệp có cái nhìn tổng quan về các rủi ro tiềm ẩn và từ đó đưa ra các biện pháp kiểm soát phù hợp.

Những thông tin được đưa vào bảng tổng hợp mối nguy trong kế hoạch HACCP là gì? 

1. Loại mối nguy

Tổ chức/doanh nghiệp cần xác định và đánh giá các mối nguy tiềm ẩn có thể xảy ra trong quá trình sản xuất thực phẩm. Sau đó, xem xét các mối nguy đó xem chúng thuộc loại mối nguy nào trong các mối nguy phổ biến dưới đây: 

  • Mối nguy vật lý
  • Mối nguy sinh học
  • Mối nguy hóa học

2. Nguồn gốc mối nguy

Khi đã xác định loại mối nguy, tổ chức cần xác định nguồn gốc của mối nguy đó. Các mối nguy có thể xuất phát từ chính nguyên liệu đầu vào như thịt, rau, trái cây bị nhiễm khuẩn hay phát sinh trong quá trình chế biến, đóng gói, vận chuyển như nhiễm khuẩn chéo, ô nhiễm hóa chất. Ngoài ra, môi trường sản xuất không đảm bảo vệ sinh cũng như nhân viên sản xuất không thực hiện vệ sinh cá nhân có thể là nguồn gây ô nhiễm.

3. Mức độ nghiêm trọng và khả năng xảy ra

Sau đó, doanh nghiệp đánh giá tác động của các mối nguy HACCP có ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng, từ nhẹ đến nghiêm trọng (có thể gây tử vong). Thông qua đánh giá tần suất xảy ra của mối nguy, từ rất thấp đến rất cao.

Việc kết hợp đánh giá mức độ nghiêm trọng và khả năng xảy ra giúp xác định mức độ rủi ro của mỗi mối nguy. Mối nguy có mức độ nghiêm trọng cao và khả năng xảy ra cao sẽ được ưu tiên kiểm soát.

4. Biện pháp kiểm soát

Đây là phần quan trọng nhất trong bảng phân tích mối nguy HACCP nhằm cung cấp các giải pháp để ngăn chặn hoặc giảm thiểu mối nguy. Ví dụ về biện pháp kiểm soát mối nguy: 

  • Đối với mối nguy sinh học: Vệ sinh, kiểm soát nhiệt độ, sử dụng chất khử trùng.
  • Đối với mối nguy hóa học: Kiểm soát sử dụng hóa chất, rửa kỹ thiết bị.
  • Đối với mối nguy vật lý: Kiểm tra nguyên liệu, sử dụng máy dò kim loại, vệ sinh cá nhân.

5. CCP (Điểm kiểm soát tới hạn)

Điểm kiểm soát tới hạn là một bước cụ thể trong quá trình sản xuất và chế biến thực phẩm. Mà tại đó các biện pháp kiểm soát được áp dụng để ngăn chặn, loại bỏ hoặc giảm thiểu mối nguy về an toàn thực phẩm đến mức có thể chấp nhận được. Ví dụ về điểm kiểm soát tới hạn như: 

  • Nấu chín thịt: Nếu không nấu chín kỹ, vi khuẩn có thể sống sót và gây bệnh.
  • Làm lạnh thực phẩm: Nếu không làm lạnh đúng cách, vi khuẩn có thể phát triển nhanh chóng.
Tư vấn từ chuyên gia

Ví dụ về bảng phân tích mối nguy HACCP

Mối nguy tiềm ẩn 

Loại mối nguy 

Nguồn gốc mối nguy

Khả năng phát sinh 

Mức độ ảnh hưởng 

Biện pháp kiểm soát 

Tinh bột: Vi sinh vật trên bề mặt nguyên liệu, nấm mốc Aspergillus ochraceus Fusarium roseum có khả năng gây ra độc tố côn trùng mọt

Mối nguy sinh học 

Có sẵn trong nguyên liệu, hay xuất hiện trong quá trình bảo quản

2

1

Kiểm tra nguyên liệu đầu vào, kiểm soát nhiệt độ và độ ẩm trong kho

Tồn dư thuốc bảo vệ thực vật, hàm lượng gluten trong tinh bột thấp.

Mối nguy hóa học

Trong quá trình trồng 

2

1

Kiểm soát dư lượng thuốc bảo vệ thực vật từ nguyên liệu đầu vào

Đinh ốc vít kim loại

Mối nguy vật lý 

Trong quá trình xay xát, bảo quản vận chuyển

1

1

Kiểm tra và loại bỏ các tạp chất kim loại bằng nam châm.

Lưu ý: Bảng phân tích mối nguy HACCP trên chỉ mang tính chất tham khảo. Vì mỗi loại sản phẩm, quy trình sản xuất của những doanh nghiệp khác nhau sẽ có những mối nguy cụ thể khác nhau.

Lợi ích khi có bảng phân tích mối nguy HACCP

  • Xác định rõ các rủi ro tiềm ẩn: Bằng cách liệt kê chi tiết các mối nguy tiềm ẩn trong bảng phân tích mối nguy, doanh nghiệp có thể hiểu rõ mức độ ảnh hưởng của mối nguy. Đồng thời, đưa ra các biện pháp phòng ngừa ngay từ đầu, thay vì chỉ phát hiện và khắc phục khi vấn đề đã xảy ra.
  • Đánh giá mức độ nghiêm trọng: Không phải tất cả các mối nguy đều có mức độ nghiêm trọng như nhau. Chính vì vậy bảng tổng hợp giúp doanh nghiệp xác định những mối nguy cần ưu tiên xử lý trước và đưa ra biện pháp xử lý mối nguy cần ưu tiên trước.
  • Lập kế hoạch kiểm soát: Bảng phân tích mối nguy HACCP giúp doanh nghiệp xây dựng một hệ thống kiểm soát chặt chẽ, giống như một hàng rào bảo vệ sản phẩm khỏi các mối nguy.
  • Cải thiện hiệu quả sản xuất: Khi có bảng phân tích mối nguy doanh nghiệp có thể giảm thiểu các sự cố liên quan đến an toàn thực phẩm, nhằm tiết kiệm chi phí và tăng năng suất.

  • Tăng cường hợp tác giữa các bộ phận: Quá trình xây dựng bảng tổng hợp mối nguy đòi hỏi sự tham gia của nhiều bộ phận trong doanh nghiệp, giúp tăng cường sự phối hợp và giao tiếp.
  • Cung cấp cơ sở dữ liệu cho việc cải tiến: Bảng tổng hợp mối nguy là một công cụ hữu ích để đánh giá hiệu quả của hệ thống HACCP và đưa ra các cải tiến cần thiết.
Bạn sẽ được gọi lại miễn phí sau 5 phútĐăng ký ngay

Hy vọng rằng bài viết này của KNA CERT đã giúp mọi người hiểu rõ về bảng phân tích mối nguy HACCP. Nếu doanh nghiệp đang có thắc mắc về hệ thống HACCP, hãy liên hệ ngay với KNA CERT để được giải đáp.

  • Trụ sở chính: Tầng 11, Tòa nhà Ladeco Building, 266 Đội Cấn, Ba Đình, Hà Nội
  • Chi nhánh: Tầng 7, Tòa nhà Thủy Lợi 4, 205A Nguyễn Xí, Phường 26, Quận Bình Thạnh, TPHCM
  • Facebook: https://www.facebook.com/KNACertification
  • Hotline: 0968.038.122
  • Email: salesmanager@knacert.com

Tin Mới Nhất

3 Cách tra cứu Mã DUNS doanh nghiệp Dễ dàng & Chính xác 

03-06-2025

3 Cách tra cứu Mã DUNS doanh nghiệp Dễ dàng & Chính xác 

Tìm hiểu tra cứu mã số DUNS là gì và cách tra mã DUNS cho doanh nghiệp Việt Nam. Hướng dẫn chi tiết, đơn giản giúp bạn tìm thông tin đối tác hiệu quả. Click để biết thêm! 

Rủi ro nếu không tuân thủ EUDR: Hậu quả & Cách phòng tránh 

03-06-2025

Rủi ro nếu không tuân thủ EUDR: Hậu quả & Cách phòng tránh 

Khám phá chi tiết các rủi ro nếu không tuân thủ EUDR về pháp lý, tài chính, uy tín. Bảo vệ doanh nghiệp của bạn ngay! Tìm hiểu cùng KNA CERT. 

Thời hạn tuân thủ EUDR & Hướng dẫn tuân thủ EUDR 

03-06-2025

Thời hạn tuân thủ EUDR & Hướng dẫn tuân thủ EUDR 

Tìm hiểu cách tuân thủ EUDR hiệu quả. Bài viết cung cấp hướng dẫn tuân thủ EUDR chi tiết và cập nhật thời hạn tuân thủ EUDR mới nhất. Đọc ngay! 

TOP 5 Tiêu chuẩn Trách nhiệm xã hội phổ biến trong ngành Dệt may 

29-05-2025

TOP 5 Tiêu chuẩn Trách nhiệm xã hội phổ biến trong ngành Dệt may 

Tìm hiểu chi tiết về BSCI, WRAP, Sedex-SMETA, Higg, WCA - các tiêu chuẩn trách nhiệm xã hội hàng đầu trong ngành dệt may. Nâng cao uy tín & cạnh tranh.

Tín chỉ nhựa: Biến chất thải thành dòng tiền cho tái chế bền vững

29-05-2025

Tín chỉ nhựa: Biến chất thải thành dòng tiền cho tái chế bền vững

Việt Nam hiện đang đối mặt với một thực trạng đáng lo ngại: lượng nhựa tiêu thụ ngày càng tăng đang góp phần nghiêm trọng vào ô nhiễm môi trường. Trong nỗ lực tìm kiếm giải pháp, nhiều sáng kiến...

ISO 14064-3: Toàn tập về Xác minh và Xác nhận Báo cáo Khí Nhà Kính (Phiên bản 2019) 

29-05-2025

ISO 14064-3: Toàn tập về Xác minh và Xác nhận Báo cáo Khí Nhà Kính (Phiên bản 2019) 

Giải thích chi tiết ISO 14064-3:2019 - Tiêu chuẩn quốc tế về xác minh & xác nhận báo cáo khí nhà kính (GHG). Tìm hiểu yêu cầu, quy trình & lợi ích. Xem ngay! 

KNA đồng hành cùng bạn trên chặng đường vươn xa phía trước
Cùng phát triển bền vững & thịnh vượng

back to top
mesenger zalo
phone
0968.038.122
TẢI BẢNG GIÁ