Bộ quy tắc ứng xử của PUMA dành cho Nhà cung cấp
KNA CERT cung cấp dịch vụ Đánh giá Tiêu chuẩn nhãn hàng PUMA theo Bộ quy tắc ứng xử mới nhất cho tất cả các tổ chức, doanh nghiệp là đối tác kinh doanh, nhà cung cấp của PUMA.
Giới thiệu về PUMA
Puma SE (thương hiệu chính thức là PUMA) là một tập đoàn đa quốc gia lớn của Đức được thành lập vào năm 1948, có trụ sở tại Herzogenaurach, Bavaria, Đức. Công ty chuyên sản xuất giày dép, quần áo, phụ kiện thể thao và thông thường, thiết bị-dụng cụ thể thao. Tính đến năm 2017, Puma SE sử dụng hơn 13.000 người lao động trên toàn Thế giới và phân phối sản phẩm của mình tại hơn 120 Quốc gia.
Bộ quy tắc ứng xử PUMA là gì?
PUMA tôn trọng Nhân Quyền. Sự tôn trọng này là tiền đề cho những cam kết của tập đoàn với xã hội, nơi PUMA hoạt động, và với các đối tác trong toàn bộ chuỗi cung ứng của mình.
PUMA tôn trọng môi trường. Tập đoàn quyết tâm quản lý, giảm thiểu và báo cáo về tác động của cả tổ chức và chuỗi cung ứng của mình đến môi trường.
Để thực hiện hai cam kết này, năm 1993, PUMA đã xây dựng Bộ quy tắc ứng xử dành riêng cho các đối tác kinh doanh. Bộ quy tắc ứng xử PUMA đảm bảo rằng toàn bộ Nhân viên, Nhà cung cấp và các Nhà thầu phụ của PUMA đều tuân thủ những tiêu chuẩn nghiêm ngặt về điều kiện làm việc, xã hội và môi trường.
Nhân viên và các đối tác trong chuỗi cung ứng của PUMA bắt buộc phải tuân thủ Quy tắc ứng xử của PUMA ngay khi họ ký hợp đồng mua hàng với tập đoàn thể thao này. Giám sát và kiểm tra việc thực thi Quy tắc ứng xử ở cấp độ Toàn cầu cung cấp cho PUMA một bức tranh tức thời về việc các nhà máy thực hiện tốt các tiêu chuẩn mà PUMA yêu cầu như thế nào.
Đối tượng của Tiêu chuẩn dành cho Nhà cung cấp PUMA
Trong năm tài chính 2021, PUMA đã thu mua từ 134 nhà cung cấp độc lập tại 27 quốc gia trên toàn Thế giới. Châu Á vẫn là khu vực có nguồn cung ứng mạnh nhất nói chung với 95% tổng khối lượng, tiếp theo là Châu Mỹ với 3% và EMEA với 2% (trong đó Châu Âu với 1% và Châu Phi với 1%).
PUMA tiết lộ 281 nhà máy T1 (nhà sản xuất sản phẩm) chiếm khoảng 92% giá trị kinh doanh các sản phẩm may mặc, giày dép và phụ kiện của PUMA và 45 nhà máy T2 cốt lõi (nhà sản xuất nguyên liệu, linh kiện) chiếm khoảng 80% khối lượng kinh doanh của tập đoàn.
Như vậy, Tiêu chuẩn PUMA dành cho tất cả các đối tác kinh doanh của PUMA, bao gồm: nhà thầu, nhà thầu phụ, nhà cung cấp và những đối tượng khác. Các đối tượng này không phân biệt quy mô hay vị trí địa lý.
Nội dung Bộ quy tắc ứng xử PUMA dành cho nhà cung cấp
1. Quan hệ lao động
Các nhà cung ứng và nhà thầu phụ cần thông qua và tuân thủ những quy định và điều kiện lao động. Theo đó, tôn trọng người lao động, và tối thiểu, bảo vệ quyền của họ theo các quy định và luật an sinh xã hội, cũng như luật lao động Quốc gia và Quốc tế.
2. Không sử dụng lao động trẻ em
Các nhà cung ứng và nhà thầu phụ không được sử dụng lao động dưới 15 tuổi, hoặc dưới tuổi hợp pháp tối thiểu ở địa phương, hoặc tuổi hoàn thành giáo dục phổ cập, tùy vào độ tuổi quy định nào cao hơn.
3. Môi trường làm việc an toàn
Các nhà cung ứng và nhà thầu phụ phải cung cấp môi trường làm việc an toàn và vệ sinh cho tất cả nhân viên. Các nhà cung ứng và nhà thầu phụ phải thực hiện mọi biện pháp phòng ngừa có thể để ngăn ngừa tai nạn xảy ra tại nơi làm việc, đồng thời tích cực khuyến khích thực hành an toàn và vệ sinh lao động.
4. Tự do hiệp hội và thỏa ước tập thể
Các nhà cung ứng và nhà thầu phụ phải bảo đảm người lao động có quyền tham gia công đoàn, hoặc các hiệp hội khác liên quan đến việc làm và ngành kinh tế, và có quyền thỏa ước tập thể. Người lao động phải được trao những quyền này mà không sợ bị quấy nhiễu, can thiệp hoặc trả thù.
5. Không phân biệt đối xử
Các nhà cung ứng và nhà thầu phụ không được phân biệt đối xử với bất kỳ người lao động nào. Người lao động được đối xử một cách tôn trọng và bình đằng bất kể tôn giáo, tuổi tác, giới tính, tình trạng mang thai, tình trạng hôn nhân, khuyết tật, quốc tịch, chủng tộc, nguồn gốc dân tộc, quan điểm chính trị hay định hướng giới tính.
6. Tuân thủ đạo đức kinh doanh
PUMA sẽ không dung thứ cho hành vi tham nhũng trong chuỗi cung ứng cũng như trong các hoạt động của mình.
7. Nhân phẩm và tôn trọng
Quấy rối, nhục hình và lạm dụng vật lý, tình dục, tâm lý hoặc bằng lời nói sẽ không được dung thứ trong chuỗi cung ứng PUMA. Các nhà cung ứng và nhà thầu phụ không được sử dụng bất kỳ hình thức lao động cưỡng bức nào bao gồm cả lao động cầm tù, lao động theo giao kèo và lao động bắt buộc.
8. Trả lương công bằng
Mọi người lao động đều có quyền được trả lương theo tuần ở mức đủ đáp ứng các nhu cầu cơ bản và mang lại một khoản thu nhập khả dụng thực tế. Người sử dụng lao động phải trả ít nhất bằng mức lương tối thiểu hoặc mức lương hiện hành phù hợp, tùy mức nào cao hơn, theo tất cả các quy định của pháp luật về lương, và cung cấp bất kỳ lợi ích nào khác theo yêu cầu của pháp luật hoặc hợp đồng.
Trường hợp tiền lương không đáp ứng đủ nhu cầu cơ bản của người lao động và không mang lại một khoản thu nhập khả dụng thực tế, người sử dụng lao động phải làm việc với các cổ động liên quan của mình để có hành động thích hợp nhằm tìm cách tích cực điều chỉnh mức lương cho phù hợp.
9. Không làm việc quá giờ
Các nhà cung ứng và nhà thầu phụ không được bắt người lao động làm việc quá số giờ lao động trong một tuần làm việc thông thường và quá số giờ tăng ca tối đa cho phép theo luật lao động địa phương. Một tuần làm việc thông thường không được vượt quá 48 giờ và mỗi chu kỳ bảy ngày đều phải có một ngày nghỉ.
Trừ trường hợp đặc biệt, tổng số giờ làm việc thông thường và tăng ca trong một tuần không được quá 60 giờ. Giờ tăng ca phải dựa trên cơ sở tự nguyện, được trả cao hơn thông thường và không được yêu cầu thường xuyên.
10. Bảo vệ môi trường
Các nhà cung ứng và nhà thầu phụ phải tuân thủ luật bảo vệ môi trường địa phương hoặc các tiêu chuẩn công nghiệp Quốc tế, tùy vào tiêu chuẩn nào cao hơn. Tất cả các nhà cung ứng và nhà thầu phụ phải đo lường và tích cực giảm thiểu ảnh hưởng của mình đến môi trường.
Lợi ích khi tuân thủ Tiêu chuẩn PUMA
- Có cơ hội trở thành Nhà cung cấp của PUMA
- Tuân thủ pháp luật quốc gia và Quốc tế về Quyền lao động, An toàn và Sức khỏe, Môi trường
- Xây dựng hệ thống quản lý đạt chuẩn Quốc tế
- Quản lý tốt các nguồn rủi ro cao và có biện pháp phòng tránh
- Nâng cao hiệu suất và chất lượng sản phẩm
- Giảm chi phí hoạt động, tăng trưởng doanh thu
- Tạo sự minh bạch cho chuỗi cung ứng
- Dễ dàng truy xuất nguồn gốc của sản phẩm
- Được Khách hàng và Đối tác tin tưởng lựa chọn
- Nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trường
- Xóa bỏ rào cản xuất khẩu hàng hóa sang các khu vực như: Mỹ, Châu Âu, Anh….
Quy trình đánh giá sự tuân thủ theo Tiêu chuẩn nhãn hàng PUMA
KNA CERT cung cấp Dịch vụ hỗ trợ Đánh giá Tiêu chuẩn PUMA
1. Báo cáo đánh giá Nhà cung cấp của PUMA
Báo cáo đánh giá Nhà cung cấp của PUMA là bằng chứng chứng minh doanh nghiệp đã hoàn thành cuộc đánh giá chính thức và phản ánh mức độ tuân thủ theo Bộ quy tắc ứng xử PUMA.
Báo cáo đánh giá PUMA được phân thành 4 cấp độ căn cứ vào mức độ tuân thủ là A, B, C, D. Các nhà cung cấp được khuyến khích đạt xếp hạng tuân thủ tốt và bền vững – xếp hạng A hoặc B trong chương trình kiểm toán của PUMA. Với mức xếp hạng phù hợp, Tập đoàn Tài chính Quốc tế (IFC) và tập đoàn ngân hàng BNP Paribas sẽ đưa ra các điều kiện tài chính hấp dẫn cho Nhà cung cấp.
Công ty TNHH Da King Hùng đã sử dụng dịch vụ đánh giá Nhà cung cấp theo tiêu chuẩn Puma của KNA
2. Dịch vụ Đánh giá Nhà cung cấp theo yêu cầu của PUMA
KNA CERT cung cấp Dịch vụ hỗ trợ đánh giá Tiêu chuẩn PUMA cho tất cả các tổ chức, doanh nghiệp trong mọi ngành nghề, lĩnh vực.
- Đánh giá ban đầu: KNA sẽ thực hiện một đánh giá kỹ lưỡng nơi làm việc, sản xuất của doanh nghiệp. Cụ thể kiểm tra xem doanh nghiệp có đáp ứng các yêu cầu về an toàn, đạo đức lao động, bảo vệ môi trường, và các yêu cầu khác của PUMA hay không.
- Hỗ trợ tuân thủ tiêu chuẩn: Sau khi đánh giá, KNA sẽ cung cấp hướng dẫn và hỗ trợ cho các doanh nghiệp để đảm bảo tuân thủ đầy đủ các tiêu chuẩn làm việc của PUMA. Điều này bao gồm việc thiết lập các quy trình và quy định cần thiết để đáp ứng những yêu cầu này.
- Đào tạo và nâng cao năng lực: KNA có thể tổ chức các khóa đào tạo về Tiêu chuẩn PUMA để giúp nhân viên của doanh nghiệp hiểu rõ và tuân thủ đúng các yêu cầu.
- Hỗ trợ đánh giá chính thức: KNA hỗ trợ doanh nghiệp trong việc lựa chọn Tổ chức đánh giá và hoàn thiện các thủ tục đánh giá chính thức, cam kết giúp doanh nghiệp đạt được kết quả cao.
3. Liên hệ KNA CERT để tìm hiểu Dịch vụ Đánh giá PUMA
Với tư cách là một trong những tổ chức Đánh giá - Chứng nhận hàng đầu tại Việt Nam, cùng phương châm: “Cùng Doanh Nghiệp vươn tầm Quốc Tế - Nâng vị thế Thương Hiệu Quốc Gia”, KNA tự hào đã giúp hàng nghìn Doanh nghiệp hoàn thành các chương trình
Đánh giá phù hợp với yêu cầu của PUMA.
KNA CERT sở hữu đội ngũ chuyên gia kinh nghiệm đa dạng trong việc triển khai các tiêu chuẩn dành cho Nhà cung cấp. Chúng Tôi luôn liên tục cải tiến dịch vụ để mang tới những trải nghiệm tốt nhất cho Quý Khách Hàng. Đó không chỉ là chìa khóa thành công của Chúng Tôi mà còn là cơ sở uy tín để Khách Hàng tin tưởng lựa chọn.
- 99% Khách Hàng hài lòng với chất lượng dịch vụ
- 95% Khách Hàng quay trở lại sử dụng dịch vụ
- Hỗ trợ hàng nghìn doanh nghiệp mỗi năm
KNA CERT cam kết về chất lượng dịch vụ:
- Quy trình làm việc Khoa học – Chuyên nghiệp
- Thủ tục tinh giản – Đảm bảo tiến độ
- Báo phí trọn gói từ A đến Z – Không phát sinh chi phí
- Hỗ trợ 24/7 – Tận tâm – Trách Nhiệm
- Chính sách hậu mãi siêu tốt – Kèm nhiều ưu đãi hấp dẫn
Hãy liên hệ với KNA CERT ngay hôm nay để tìm hiểu chi tiết về dịch vụ chứng nhận OCS và nhận báo giá ưu đãi mới nhất !
- Trụ sở chính: Tầng 11, Tòa nhà Ladeco Building, 266 Đội Cấn, Ba Đình, Hà Nội
- Chi nhánh: Tầng 7, Tòa nhà Thủy Lợi 4, 205A Nguyễn Xí, Phường 26, Quận Bình Thạnh, TPHCM
- Facebook: https://www.facebook.com/KNACertification
- Hotline: 0968.038.122
- Email: salesmanager@knacert.com
Tin Mới Nhất
Các cấp trong HACCP là gì? Vai trò của cấp bậc trong doanh nghiệp thực phẩm
HACCP là tiêu chuẩn được sử dụng phổ biến về Hệ thống phân tích mối nguy và điểm kiểm soát tới hạn. Để áp dụng thành công hệ thống HACCP thì doanh nghiệp cần phân chia rõ ràng các cấp...
Hướng dẫn trình tự xây dựng HACCP - Lấy ví dụ cho HACCP
Tiêu chuẩn HACCP là tiêu chuẩn được sử dụng rộng rãi về Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm. Tuy nhiên, việc xây dựng và áp dụng thành công HACCP không phải là dễ dàng đối với nhiều doanh...
Hướng dẫn các bước rửa tay đúng HACCP
Nhân sự tham gia vào quá trình sản xuất thực phẩm không rửa tay đúng cách là một trong những nguyên nhân chính khiến sản phẩm bị ô nhiễm, gây thiệt hại lớn cho doanh nghiệp cả về chi phí...
Doanh nghiệp có HACCP thì có cần HALAL không?
Tiêu chuẩn HALAL là một tiêu chuẩn thực phẩm phổ biến, đặc biệt là với những thị trường có nhiều người Hồi Giáo sinh sống. Ngoài tiêu chuẩn này thì HACCP cũng là một tiêu chuẩn về an toàn thực...
Tiêu chuẩn HACCP có phải là ORGANIC không?
Cả hai tiêu chuẩn HACCP và ORGANIC đều là những tiêu chuẩn liên quan đến chất lượng và an toàn thực phẩm. Hiện nay, nhiều doanh nghiệp thắc mắc liệu rằng “HACCP có phải là ORGANIC không?’’ và chúng khác...
Làm ISO 22000 có cần làm HACCP không? Tích hợp ISO 22000 và HACCP
Cả hai tiêu chuẩn ISO 22000 và HACCP đều là những tiêu chuẩn quốc tế phổ biến về hệ thống quản lý an toàn thực phẩm. Tiêu chuẩn ISO 22000 ra đời sau tiêu chuẩn HACCP và lấy các nguyên...