FQA: Các câu hỏi về ISO 45001:2018 hay gặp nhất
Tiêu chuẩn ISO 45001 là tiêu chuẩn được sử dụng phổ biến về Hệ thống quản lý an toàn và sức khỏe nghề nghiệp. Doanh nghiệp thường đặt ra rất nhiều các câu hỏi về ISO 45001:2018 khi có mong muốn áp dụng hệ thống quản lý an toàn và sức khỏe nghề nghiệp. Hãy đọc bài viết dưới đây của KNA CERT để tìm hiểu các câu hỏi ISO 45001 hay gặp nhất.
ISO 45001 là gì?
ISO 45001 là tiêu chuẩn được quốc tế công nhận về Hệ thống an toàn và sức khỏe nghề nghiệp (OHSMS - Occupational Health and Safety Management System), được ban hành bởi Tổ chức Tiêu chuẩn hóa Quốc Tế (ISO - International Organization for Standardization), vào ngày 12 tháng 3 năm 2018. Tiêu chuẩn ISO 45001 cung cấp khuôn khổ để tổ chức áp dụng, triển khai, quản lý và cải tiến hệ thống quản lý sức khỏe và an toàn nghề nghiệp nhằm quản lý rủi ro và cơ hội OH&S. Tiêu chuẩn áp dụng cho bất kỳ tổ chức nào, không phân biệt quy mô, loại hình sản xuất kinh doanh sản phẩm/dịch vụ.
Chứng nhận ISO 45001 có lợi ích gì?
Hệ thống quản lý an toàn và sức khỏe nghề nghiệp theo tiêu chuẩn ISO 45001 giúp doanh nghiệp xác định, kiểm soát và giảm thiểu các rủi ro tiềm ẩn trong quá trình sản xuất kinh doanh. Nhằm giảm thiểu tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, đảm bảo sự an toàn cho người lao động. Việc áp dụng ISO 45001 giúp doanh nghiệp hạn chế tối đa tai nạn lao động, tạo môi trường làm việc an toàn, lành mạnh. Đồng thời, nâng cao tinh thần làm việc của nhân viên.
Doanh nghiệp có chứng nhận ISO 45001 sẽ dễ dàng tham gia vào các dự án thầu lớn, đặc biệt là các dự thầu án của chính phủ và các tổ chức quốc tế. Ngoài ra, việc áp dụng ISO 45001 cũng giúp doanh nghiệp đảm bảo tuân thủ các quy định của pháp luật về an toàn lao động, tránh các rủi ro pháp lý và hình phạt.
Tiêu chuẩn mới ISO 45001 có thay thế OHSAS 18001 không?
OHSAS 18001 là Tiêu chuẩn về Hệ thống quản lý An toàn sức khỏe nghề nghiệp do Viện tiêu chuẩn Anh (BSI) xây dựng và ban hành vào năm 1999. Tiêu chuẩn được sửa đổi gần nhất là vào năm 2007.
Với tài liệu phát hành ngày 18 tháng 1 năm 2018 của IAF MD (Tài liệu bắt buộc IAF) 21:2018, tiêu đề Các yêu cầu cho việc chuyển đổi từ OHSAS 18001:2007 sang ISO 45001:2018, tiêu chuẩn ISO 45001 mới hiện nay đã được xác nhận là sẽ thay thế OHSAS 18001. Để duy trì sự phù hợp đối với yêu cầu mới, doanh nghiệp phải chuyển đổi sang ISO 45001:2018. Các doanh nghiệp sẽ có thời gian chuyển tiếp kể từ ngày công bố tiêu chuẩn cho đến tháng 3 năm 2021.
Những điểm mới của tiêu chuẩn ISO 45001 so với OHSAS 18001 là gì?
Tiêu chuẩn mới ISO 45001 được xây dựng dựa trên cấu trúc cấp cao (High-Level Structure - HLS). Điều này giúp tổ chức có thể tích hợp thêm các hệ thống quản lý khác một cách dễ dàng hơn.
Tiêu chuẩn ISO 45001 yêu cầu một cách tiếp cận chi tiết trong việc đánh giá các yếu tố bên trong và bên ngoài tác động đến tổ chức. Việc thay đổi quan hệ lao động, công nghệ mới, vật liệu và dịch vụ mới đến từ bên ngoài có thể gây ra rủi ro.
Ngoài ra, tiêu chuẩn ISO 45001 tập trung mạnh mẽ vào ban quản lý cấp cao và lãnh đạo. Điều này có nghĩa là lãnh đạo phải tham gia vào quá trình, xây dựng hệ thống quản lý an toàn sức khỏe nghề nghiệp, cũng như truyền đạt mục tiêu, chính sách cho nhân viên.
Các bước chuyển đổi từ OHSAS 18001 sang ISO 45001 bao gồm mấy bước?
Các bước chuyển đổi từ OHSAS 18001 sang ISO 45001 bao gồm 9 bước quan trọng:
- Bước 1: Xác định bối cảnh của tổ chức và các bên liên quan.
- Bước 2: Xem xét phạm vi của hệ thống quản lý an toàn sức khỏe nghề nghiệp.
- Bước 3: Thể hiện sự cam kết của lãnh đạo
- Bước 4: Điều chỉnh các mục tiêu của OH&S phù hợp với chiến lược của công ty
- Bước 5: Đánh giá rủi ro, cơ hội và các mối nguy của OH&S
- Bước 6: Xác định các nghĩa vụ cần tuân thủ
- Bước 7: Kiểm soát thông tin dạng văn bản và hoạt động
- Bước 8: Đánh giá hoạt động
- Bước 9: Đo lường và báo cáo
10 điều khoản của hệ thống quản lý an toàn và sức khoẻ nghề nghiệp ISO 45001:2018 là gì?
- Điều khoản 1: Phạm vi áp dụng
- Điều khoản 2: Tài liệu viện dẫn
- Điều khoản 3: Thuật ngữ và định nghĩa
- Điều khoản 4: Bối cảnh của tổ chức
- Điều khoản 5: Sự lãnh đạo
- Điều khoản 6: Hoạch định
- Điều khoản 7: Hỗ trợ
- Điều khoản 8: Thực hiện
- Điều khoản 9: Đánh giá kết quả thực hiện
- Điều khoản 10: Cải tiến
Chu trình PDCA là gì và được áp dụng như thế nào trong ISO 45001:2018?
Chu trình PDCA là cụm từ viết tắt của Plan - Do - Check - Act tượng trưng cho 4 giai đoạn hoạt động cần thực hiện một cách tuần tự để đảm bảo việc quản lý đạt được hiệu quả tối ưu.
Chu trình PDCA được áp dụng trong ISO 45001:2018 như sau:
- Plan-Kế hoạch: Đặt mục tiêu OHS, xác định các quy trình và nguồn lực cần thiết để đạt được mục tiêu đó (Từ điều khoản 4 đến điều khoản 7).
- Do-Thực hiện: Thực hiện các hoạt động theo kế hoạch đã đề ra (Điều khoản 8).
- Check-Kiểm tra: So sánh kết quả thực tế với mục tiêu đã đặt ra và đánh giá hiệu quả của quá trình (Điều khoản 9).
- Act-Hành động: Thực hiện các hành động để cải thiện quá trình, tiêu chuẩn hóa những gì đã làm tốt và khắc phục những gì chưa đạt được (Điều khoản 10).
Việc áp dụng chu trình PDCA giúp doanh nghiệp triển khai và duy trì hệ thống quản lý an toàn và sức khỏe nghề nghiệp hiệu quả theo tiêu chuẩn ISO 45001 cũng như đạt được các mục tiêu an toàn lao động đã đề ra.
Doanh nghiệp nào nên áp dụng tiêu chuẩn ISO 45001?
Tiêu chuẩn ISO 45001 có thể được sử dụng cho tất cả các doanh nghiệp ở các lĩnh vực khác nhau. Dù là doanh nghiệp nhỏ, tập đoàn toàn cầu, một tổ chức phi lợi nhuận, một tổ chức từ thiện, một tổ chức đào tạo, hoặc một tổ chức chính phủ. Miễn là tổ chức có những người làm việc hoặc những người có thể bị ảnh hưởng bởi các hoạt động của tổ chức, thì việc áp dụng hệ thống để quản lý sức khỏe và an toàn sẽ mang lại lợi ích cho tổ chức đó.
Chi phí để tuân thủ theo tiêu chuẩn ISO 45001 là bao nhiêu?
Chi phí triển khai và duy trì hệ thống quản lý an toàn và sức khỏe nghề nghiệp theo ISO 45001 giữa các doanh nghiệp là khác nhau. Chi phí này sẽ phụ thuộc vào quy mô, ngành nghề, mức độ phức tạp của hoạt động sản xuất kinh doanh…Chi phí thực hiện ISO 45001 có thể bao gồm các chi phí:
- Chi phí tư vấn thực hiện
- Chi phí chứng nhận
- Chi phí duy trì hệ thống quản lý an toàn và sức khoẻ nghề nghiệp
- Chi phí phát sinh
- …
Doanh nghiệp có thể tìm hiểu thêm về chi phí chứng nhận ISO 45001 tại KNA CERT. KNA CERT luôn đảm bảo các khoản chi phí minh bạch và hợp lý, đồng thời có nhiều ưu đãi hấp dẫn, cung cấp dịch vụ chuyên nghiệp nhất tới khách hàng.
Quy trình để có chứng nhận ISO 45001:2018 gồm mấy bước?
KNA CERT xin chia sẻ cho bạn về quy trình các bước để đạt áp dụng chứng nhận ISO 45001:2018 cho Doanh Nghiệp.
- Bước 1: Đăng ký chứng nhận ISO 45001
Doanh nghiệp khai báo các thông tin theo yêu cầu của Tổ chức chứng nhận ISO 45001 để đăng ký chứng nhận
- Bước 2: Xem xét hợp đồng & Chuẩn bị đánh giá
Doanh nghiệp ký kết hợp đồng xác nhận việc đồng ý đánh giá chứng nhận ISO 45001 với tổ chức chứng nhận và chuẩn bị cho đánh giá chính thức
- Bước 3: Đánh giá giai đoạn 1
Tổ chức chứng nhận ISO 45001 đánh giá sơ bộ giai đoạn 1 về Hệ thống Quản lý An toàn Sức khỏe Nghề nghiệp.
- Bước 4: Đánh giá giai đoạn 2
Tổ chức chứng nhận đánh giá thực tế giai đoạn 2, trong đó tiến hành các cuộc phỏng vấn và xem xét hiện trường của doanh nghiệp.
- Bước 5: Thẩm xét hồ sơ, tài liệu, quy trình ISO 45001
Tổ chức chứng nhận thẩm xét hồ sơ, tài liệu, quy trình liên quan tới việc xây dựng Hệ thống quản lý năng lượng theo ISO 45001 của doanh nghiệp.
- Bước 6: Hành động khắc phục
Doanh nghiệp phải tiến hành hành động khắc phục trong thời gian quy định và báo cáo lại cho Tổ chức chứng nhận ISO để sửa chữa những điểm chưa tuân thủ (nếu có).
- Bước 7: Cấp chứng chỉ ISO 45001
Tổ chức chứng nhận cấp chứng chỉ ISO 45001 có hiệu lực trong vòng 03 (ba) năm cho doanh nghiệp sau khi kiểm tra chắc chắn rằng doanh nghiệp đã hoàn thành các khắc phục theo yêu cầu.
- Bước 8: Đánh giá giám sát định kỳ
Doanh nghiệp trải qua 2 cuộc đánh giá giám sát định kỳ trong 3 năm (12 tháng/lần) để duy trì hiệu lực của chứng nhận ISO 45001.
- Bước 9: Tái chứng nhận ISO 45001
Doanh nghiệp tái đánh giá chứng nhận ISO 45001 sau 3 năm khi chứng chỉ hết hiệu lực, quy trình tái đánh giá chứng nhận lặp lại tương tự như các bước trên.
Hy vọng sau khi đọc bài viết này doanh nghiệp đã có thêm thông tin liên quan các câu hỏi về ISO 45001:2018. Nếu có bất kỳ thắc mắc gì liên quan đến tiêu chuẩn ISO 45001, liên hệ ngay với KNA CERT:
- Trụ sở chính: Tầng 11, Tòa nhà Ladeco Building, 266 Đội Cấn, Ba Đình, Hà Nội
- Chi nhánh: Tầng 7, Tòa nhà Thủy Lợi 4, 205A Nguyễn Xí, Phường 26, Quận Bình Thạnh, TPHCM
- Facebook: https://www.facebook.com/KNACertification
- Hotline: 0968.038.122
- Email: salesmanager@knacert. com
Tin Mới Nhất
Tiêu chuẩn HACCP đặt ra những yêu cầu gì?
HACCP (Hazard Analysis and Critical Control Points) là hệ thống Phân tích mối nguy và Điểm kiểm soát tới hạn. Đây là một phương pháp hiệu quả giúp đảm bảo rằng các sản phẩm thực phẩm không gây hại cho...
Mối tương quan HACCP & GMP & SSOP là gì? Phân biệt 3 tiêu chuẩn
Ba tiêu chuẩn HACCP, GMP và SSOP là những công cụ quan trọng, giúp kiểm soát chất lượng và đảm bảo sản phẩm an toàn cho người tiêu dùng. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ mối tương quan...
Các cấp trong HACCP là gì? Vai trò của cấp bậc trong doanh nghiệp thực phẩm
HACCP là tiêu chuẩn được sử dụng phổ biến về Hệ thống phân tích mối nguy và điểm kiểm soát tới hạn. Để áp dụng thành công hệ thống HACCP thì doanh nghiệp cần phân chia rõ ràng các cấp...
Hướng dẫn trình tự xây dựng HACCP - Lấy ví dụ cho HACCP
Tiêu chuẩn HACCP là tiêu chuẩn được sử dụng rộng rãi về Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm. Tuy nhiên, việc xây dựng và áp dụng thành công HACCP không phải là dễ dàng đối với nhiều doanh...
Hướng dẫn các bước rửa tay đúng HACCP
Nhân sự tham gia vào quá trình sản xuất thực phẩm không rửa tay đúng cách là một trong những nguyên nhân chính khiến sản phẩm bị ô nhiễm, gây thiệt hại lớn cho doanh nghiệp cả về chi phí...
Doanh nghiệp có HACCP thì có cần HALAL không?
Tiêu chuẩn HALAL là một tiêu chuẩn thực phẩm phổ biến, đặc biệt là với những thị trường có nhiều người Hồi Giáo sinh sống. Ngoài tiêu chuẩn này thì HACCP cũng là một tiêu chuẩn về an toàn thực...