Cùng doanh nghiệp vươn tầm quốc tế
nâng vị thế thương hiệu
quốc gia

MENU
KNA Cert - Quality Innovation

Các yêu cầu chính của EUDR & Hướng dẫn thực hiện

Quy định số (EU) 2023/1115 về sản phẩm không gây phá rừng và suy thoái rừng, hay còn gọi là Quy định chống phá rừng (Regulation on Deforestation Free Products - EUDR) hiệu lực từ ngày 29/6/2023 là bước ngoặt quan trọng trong cuộc chiến chống phá rừng của Liên minh châu Âu (EU). Bài viết này của KNA CERT sẽ làm rõ các yêu cầu chính của EUDR và hướng dẫn để doanh nghiệp nâng cao khả năng tuân thủ.

Quy định truy xuất nguồn gốc sản phẩm trong EUDR

EUDR đã thiết lập những quy định chặt chẽ về truy xuất nguồn gốc sản phẩm, trong đó tập trung vào hai yêu cầu quan trọng đối với bảy nhóm sản phẩm được phép lưu thông tại thị trường EU. Cụ thể, các sản phẩm này phải đảm bảo không gây mất rừng và phải được sản xuất hợp pháp. Đặc biệt, EUDR nghiêm cấm việc nhập khẩu và lưu thông các sản phẩm được sản xuất trên đất có liên quan đến mất rừng hoặc suy thoái rừng sau ngày 31/12/2020.

Quy định truy xuất nguồn gốc sản phẩm trong EUDR

EUDR định nghĩa:

  • Mất rừng” là hoạt động chuyển đổi rừng sang mục đích sử dụng nông nghiệp, bất chấp việc phải làm con người gây ra hay không, bao gồm cả những vấn đề về thiên tai gây ra.
  • Suy thoái rừng” là chuyển đổi mang tính chất hệ thống từ rừng tự nhiên hoặc rừng tái sinh tự nhiên sang các diện tích rừng trồng.

Bên cạnh yêu cầu về bảo vệ rừng, EUDR cũng đặt ra tiêu chí về tính hợp pháp của sản phẩm. Một sản phẩm được coi là hợp pháp nếu quá trình sản xuất tuân thủ đầy đủ các quy định của quốc gia sản xuất. Những quy định này bao gồm quyền về đất đai, các quy định về bảo vệ môi trường, bảo vệ rừng (bao gồm quản lý, bảo tồn đa dạng sinh học), quyền của bên thứ ba (quyền cộng đồng), quyền của người lao động, quyền con người theo các công ước quốc tế mà quốc gia đó đã ký kết, Nguyên tắc đồng thuận tự nguyện, được thông báo trước và thông tin đầy đủ (FPIC) được đưa ra trong Tuyên bố về Quyền của người bản địa (của Liên hợp quốc). Bên cạnh đó, doanh nghiệp phải tuân thủ các quy định liên quan đến thuế, phí, thương mại, hải quan và các hoạt động khác trong chuỗi cung ứng.

Để chứng minh sản phẩm đáp ứng các yêu cầu của EUDR, doanh nghiệp nhập khẩu phải thu thập đầy đủ thông tin và bằng chứng về nguồn gốc hợp pháp và không gây mất rừng của sản phẩm. Đồng thời, họ cần nộp bản Cam kết thẩm định trách nhiệm chuỗi cung ứng (due diligence statement) cho cơ quan có thẩm quyền tại EU trước khi hàng hóa được nhập khẩu vào thị trường này. Đây là một bước bắt buộc nhằm đảm bảo tính minh bạch và tuân thủ các quy định chặt chẽ của EU về bảo vệ rừng và môi trường.

Nhận ngay khóa học tiêu chuẩnMIỄN PHÍ

Yêu cầu về vị trí địa lý của thửa đất canh tác

EUDR yêu cầu truy xuất nguồn gốc hàng hóa tới tận vị trí địa lý của mảnh đất nơi sản xuất ra sản phẩm. Cụ thể, Điều 2 của EUDR quy định “vị trí địa lý” (geolocation) của thửa đất nơi hàng hóa được sản xuất như sau:

  • Vị trí địa lý của một thửa đất được mô tả bằng kinh độ và vĩ độ tương ứng với ít nhất một điểm có kinh độ và vĩ độ sử dụng ít nhất 6 chữ số thập phân.
  • Đối với các thửa đất có diện tích trên 4 ha, tọa độ địa lý của các điểm thuộc đường đa giác (polygon) mô tả ranh giới thực tế của thửa đất đó cần được cung cấp.

Theo Điều 9 khoản d của EUDR, doanh nghiệp cần thu thập và lưu trữ các thông tin liên quan đến sản phẩm nhằm chứng minh sản phẩm hợp pháp và không gây mất rừng trong vòng 5 năm, đồng thời khai báo với cơ quan thẩm quyền khi được yêu cầu. Trong đó, quy định thông tin đối với nơi sản xuất ra sản phẩm được ban hành như sau:

  • Vị trí địa lý của tất cả các thửa đất mà sản phẩm được sản xuất cũng như ngày tháng hoặc khoảng thời gian sản xuất phải được cung cấp. Nếu sản phẩm được sản xuất trên nhiều thửa đất khác nhau, doanh nghiệp cần khai báo vị trí địa lý của tất cả các thửa đất đó.
  • Nếu quá trình sản xuất sản phẩm tại bất kỳ thửa đất nào gây ra mất rừng, (tính từ thời điểm 31/12/2020), tất cả các sản phẩm được sản xuất trên mảnh đất đó không đủ tiêu chuẩn để lưu thông tại thị trường EU.

Dữ liệu về vị trí địa lý của thửa đất canh tác do doanh nghiệp khai báo sẽ được EU lưu trữ trong hệ thống thông tin quản lý các Bản cam kết về trách nhiệm thẩm định chuỗi cung ứng. Hệ thống này dự kiến sẽ được xây dựng xong muộn nhất là ngày 30/12/2024. EU khuyến khích các bên sử dụng các dữ liệu và dịch vụ không gian cung cấp trong khuôn khổ Chương trình vũ trụ của EU (EGNOS/Galileo and Copernicus) để xác địa vị trí địa lý của thửa đất canh tác.

Yêu cầu về vị trí địa lý của thửa đất canh tác

4 nhiệm vụ cơ bản mà nhà sản xuất phải tuân thủ theo EUDR:

  • Có vị trí tọa độ thửa đất canh tác;
  • Có bản đồ ranh giới rừng tại thời điểm 31/12/2020 và thời điểm đánh giá (rừng định nghĩa theo FAO);
  • Kiểm tra dữ liệu bằng ảnh vệ tinh đa thời gian (không gian);
  • Truy xuất sản phẩm hàng hóa đến vị trí địa lý lô đất canh tác (thông tin gồm chủ sản xuất, năng suất, sản lượng, chủng loại sản phẩm…).

Yêu cầu với từng loại sản phẩm:

Đối với các sản phẩm được giao dịch số lượng lớn, chẳng hạn như đậu nành hoặc dầu cọ, nhà điều hành (hoặc các thương nhân không phải là SME) cần đảm bảo rằng tất cả các lô đất tham gia vào lô hàng đều được xác định và hàng hóa không bị trộn lẫn ở bất kỳ bước nào của quy trình với hàng hóa có nguồn gốc không rõ ràng hoặc từ các khu vực bị phá rừng hoặc thoái hóa sau ngày 31/12/2020.

Đối với các sản phẩm tổng hợp có liên quan, chẳng hạn như đồ nội thất bằng gỗ có các thành phần gỗ khác nhau, nhà điều hành cần định vị địa lý tất cả các lô đất mà các hàng hóa có liên quan được sản xuất. Các thành phần của hàng hóa có liên quan không được có nguồn gốc không xác định, cũng không được đến từ các khu vực bị phá rừng hoặc thoái hóa sau ngày 31/12/2020.

Nếu một phần của sản phẩm có liên quan không tuân thủ thì phần không tuân thủ đó cần phải được xác định và tách ra khỏi phần còn lại trước khi sản phẩm có liên quan được đưa ra thị trường hoặc xuất khẩu, và phần đó không được đưa ra thị trường hoặc xuất khẩu.

Tư vấn từ chuyên gia

Tuyên bố về trách nhiệm thẩm định chuỗi cung ứng (DDS - Due Diligence Statement)

Việc thẩm định phải được thực hiện để đảm bảo các sản phẩm thuộc phạm vi quy định của EUDR không có nguồn gốc từ phá rừng. Các sản phẩm cũng phải tuân thủ luật pháp của quốc gia nơi chúng được sản xuất.

Theo nguyên tắc chung, các cá nhân, tổ chức điều hành xuất, nhập khẩu hàng hóa vào/ra EU (và thương nhân không phải là doanh nghiệp nhỏ và vừa) sẽ phải thiết lập và duy trì Hệ thống thẩm định cần thiết bao gồm 3 bước như sau:

Tuyên bố về trách nhiệm thẩm định chuỗi cung ứng (DDS - Due Diligence Statement)

Bước 1: Thu thập thông tin

Doanh nghiệp phải thu thập thông tin về hàng hóa hoặc sản phẩm mà họ dự định đưa ra thị trường hoặc xuất khẩu (hoặc cung cấp trong trường hợp các thương nhân không phải là SME). Những thông tin này bao gồm cả số lượng sản phẩm, mã hàng hóa, nhà cung cấp, quốc gia sản xuất, bằng chứng về việc khai thác hợp pháp. Một yêu cầu quan trọng, trong bước này là phải có được tọa độ địa lý của các lô đất nơi sản xuất hàng hóa có liên quan. 

Nếu nhà điều hành (hoặc các nhà kinh doanh không phải là SME) không thể thu thập thông tin cần thiết, họ phải hạn chế không đưa các sản phẩm bị ảnh hưởng vào thị trường Liên minh hoặc xuất khẩu từ thị trường này. Nếu không làm như vậy sẽ dẫn đến vi phạm Quy định, có thể dẫn đến các biện pháp trừng phạt tiềm tàng.

Bước 2: Đánh giá rủi ro

Doanh nghiệp phải đưa thông tin thu thập được ở bước đầu tiên vào trụ cột đánh giá rủi ro của Hệ thống thẩm định để xác minh và đánh giá rủi ro của các sản phẩm không tuân thủ trong chuỗi cung ứng. Đánh giá xem có nguy cơ do sản phẩm không có các quy định định nghĩa hay không. Các công ty cần phải chứng minh cách thu thập thông tin đã được kiểm tra theo tiêu chí đánh giá rủi ro và cách xác định rủi ro.

Bước 3: Giảm thiểu rủi ro

Doanh nghiệp phải thực hiện các biện pháp giảm thiểu đầy đủ và tương xứng trong trường hợp họ thấy ở bước hai rủi ro không tuân thủ lớn hơn mức không đáng kể để đảm bảo rằng rủi ro trở nên không đáng kể theo quy định của EUDR.

THÔNG TIN THÊM:

Hệ thống đăng ký thẩm định:

  • Liên minh châu Âu đã phát triển một công cụ trực tuyến quan trọng gọi là Sổ đăng ký báo cáo thẩm định về nạn phá rừng, nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp trong việc tuân thủ quy định EUDR. Công cụ này được thiết kế đặc biệt để đơn giản hóa quy trình tạo và quản lý báo cáo thẩm định trong chuỗi cung ứng của các thương nhân.
  • Thông qua hệ thống này, các nhà điều hành, thương nhân và đại diện của họ có thể dễ dàng lập và nộp Báo cáo thẩm định điện tử cho các cơ quan thẩm quyền của EU. Mục đích chính của báo cáo này là chứng minh rằng sản phẩm của họ không liên quan đến nạn phá rừng và hoàn toàn tuân thủ các yêu cầu của EUDR. Tất cả các báo cáo này sẽ được kiểm tra kỹ lưỡng bởi cơ quan có thẩm quyền của các quốc gia thành viên EU.
  • Hệ thống này dự kiến sẽ bắt đầu nhận đăng ký từ tháng 11/2024 và chính thức đi vào hoạt động, mở cửa cho tất cả người dùng vào tháng 12/2024. Các doanh nghiệp quan tâm có thể truy cập và tìm hiểu thêm thông tin chi tiết tại trang web chính thức của EU: https://green-business.ec.europa.eu/deforestation-regulation-implementation/deforestation-due-diligence-registry_en.

* Bài viết tham khảo thông tin trên website của Ủy ban Châu Âu (EC)

Bạn sẽ được gọi lại miễn phí sau 5 phútĐăng ký ngay

Trên đây là các yêu cầu chính của Quy định chống phá rừng EUDR của Châu Âu. Nếu Quý Doanh Nghiệp đang gặp khó khăn trong quá trình thực thi EUDR, vui lòng liên hệ với KNA CERT theo số Hotline: 0968.038.122 hoặc Email: salesmanager@knacert.com để được hỗ trợ tuân thủ các Quy định.

Tin Mới Nhất

ISO 14064-2:2019 là gì? Thông tin chi tiết & Link tải miễn phí bản PDF 

20-05-2025

ISO 14064-2:2019 là gì? Thông tin chi tiết & Link tải miễn phí bản PDF 

Tải miễn phí ISO 14064-2:2019 bản PDF. Cập nhật thông tin mới nhất, lợi ích khi áp dụng. Hướng dẫn áp dụng tiêu chuẩn hiệu quả – Click ngay! 

Thị trường carbon cần hợp tác xuyên biên giới 

20-05-2025

Thị trường carbon cần hợp tác xuyên biên giới 

Doanh nghiệp hiện nay cũng cần nắm bắt các quy định về kiểm soát phát thải để chủ động tham gia thị trường carbon khi cơ chế này chính thức vận hành taị Việt Nam. Vui lòng liên hệ với...

Chinh phục thị trường EU bằng cách tuân thủ tiêu chuẩn 

20-05-2025

Chinh phục thị trường EU bằng cách tuân thủ tiêu chuẩn 

Để có thể bước chân vào thị trường đầy tiềm năng của Liên minh châu Âu (EU), các doanh nghiệp Việt Nam phải tuân thủ một loạt các tiêu chuẩn nghiêm ngặt. Không chỉ là yêu cầu về chất lượng...

Khảo sát mức độ sẵn sàng tham gia thị trường carbon của các doanh nghiệp Việt 

20-05-2025

Khảo sát mức độ sẵn sàng tham gia thị trường carbon của các doanh nghiệp Việt 

Trong bối cảnh chuyển đổi xanh đang trở thành xu thế toàn cầu, nhiều doanh nghiệp Việt đã có những bước đi ban đầu trong việc giảm phát thải khí nhà kính. Tuy nhiên, khi nói đến mức độ sẵn...

Phát triển bền vững là một hành trình liên tục 

20-05-2025

Phát triển bền vững là một hành trình liên tục 

Phát triển bền vững ngày nay không còn là một khái niệm xa vời mà đã trở thành một phần không thể thiếu trong chiến lược dài hạn của mỗi doanh nghiệp. Nhưng điều đáng nói là: phát triển bền...

Đánh giá BEPI: Nâng tầm hiệu suất môi trường cho doanh nghiệp

19-05-2025

Đánh giá BEPI: Nâng tầm hiệu suất môi trường cho doanh nghiệp

Đừng để rủi ro môi trường ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh. Áp dụng Amfori BEPI ngay! KNA CERT cung cấp dịch vụ đánh giá BEPI chuyên nghiệp, toàn diện, uy tín. Yêu cầu báo giá! 

KNA đồng hành cùng bạn trên chặng đường vươn xa phía trước
Cùng phát triển bền vững & thịnh vượng

back to top
mesenger zalo
phone
0968.038.122
TẢI BẢNG GIÁ