Checklist chỉ tiêu đánh giá hiệu quả đầu tư nước ngoài tại Việt Nam
Ngày 18/02/2025, Thủ tướng ban hành Quyết định 315/QĐ-TTg quy định về Bộ tiêu chí đánh giá hiệu quả đầu tư nước ngoài (ĐTNN) tại Việt Nam.
Quyết định số 315/QĐ-TTg ban hành Bộ tiêu chí đánh giá hiệu quả đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, áp dụng đối với hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài theo các hình thức đầu tư quy định tại Điều 21 Luật Đầu tư. Bộ tiêu chí bao gồm gồm 42 chỉ tiêu, trong đó có 29 chỉ tiêu về kinh tế, 8 chỉ tiêu về xã hội và 5 chỉ tiêu về môi trường.
29 chỉ tiêu về kinh tế
Căn cứ vào tác động của khu vực ĐTNN đối với sự phát triển kinh tế và các yếu tố tác động như vốn, tăng trưởng, hiệu quả hoạt động, công nghệ, nộp ngân sách, tác động lan tỏa, liên kết với doanh nghiệp trong nước, 29 chỉ tiêu đánh giá về kinh tế được chia thành 06 nhóm gồm:
1. Nhóm tiêu chí về quy mô, đóng góp vào sự phát triển của kinh tế xã hội khu vực ĐTNN
- Tốc độ tăng giá trị tăng thêm trong GDP của khu vực có vốn ĐTNN
- Tỷ trọng giá trị tăng thêm của khu vực có vốn ĐTNN trong GDP
- Tốc độ tăng vốn ĐTNN đăng ký
- Tỷ lệ giá trị vốn ĐTNN điều chỉnh
- Tốc độ tăng vốn ĐTNN thực hiện
- Tỷ lệ vốn ĐTNN thực hiện trên vốn ĐTNN đăng ký
- Tỷ trọng vốn ĐTNN thực hiện trong tổng đầu tư toàn xã hội
- Tỷ trọng vốn chủ sở hữu của nhà ĐTNN trong tổng vốn ĐTNN thực hiện.
2. Nhóm tiêu chí về hiệu quả hoạt động của tổ chức kinh tế có vốn ĐTNN
- Lợi nhuận trước thuế
- Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản của tổ chức kinh tế có vốn ĐTNN (ROA)
- Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu của tổ chức kinh tế có vốn ĐTNN (ROE)
- Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu thuần của tổ chức kinh tế có vốn ĐTNN (ROS)
- Tỷ trọng xuất khẩu của tổ chức kinh tế có vốn ĐTNN
- Tỷ trọng nhập khẩu của tổ chức kinh tế có vốn ĐTNN
- Tỷ trọng xuất khẩu các mặt hàng chủ yếu của tổ chức kinh tế có vốn ĐTNN
- Tỷ trọng nhập khẩu các mặt hàng chủ yếu của tổ chức kinh tế có vốn ĐTNN
- Tốc độ tăng giá trị xuất khẩu của tổ chức kinh tế có vốn ĐTNN
- Tốc độ tăng giá trị nhập khẩu của tổ chức kinh tế có vốn ĐTNN
3. Nhóm tiêu chí về nộp ngân sách nhà nước của khu vực ĐTNN
- Số nộp ngân sách nhà nước của tổ chức kinh tế có vốn ĐTNN
- Tốc độ tăng nộp ngân sách của tổ chức kinh tế có vốn ĐTNN
- Tỷ trọng nộp ngân sách của tổ chức kinh tế có vốn ĐTNN trong tổng thu ngân sách nhà nước
4. Nhóm tiêu chí về tác động lan tỏa của ĐTNN
- Tỷ lệ sử dụng nguyên vật liệu đầu vào được sản xuất trong nước của tổ chức kinh tế có vốn ĐTNN
- Tỷ lệ tổ chức kinh tế có vốn ĐTNN có liên kết với nhà sản xuất, cung ứng trong nước
5. Nhóm tiêu chí về công nghệ của khu vực ĐTNN
- Tỷ lệ tổ chức kinh tế có vốn ĐTNN được cấp giấy chứng nhận đăng ký chuyển giao công nghệ theo quy định của pháp luật về chuyển giao công nghệ
- Tỷ lệ tổ chức có vốn ĐTNN ứng dụng công nghệ cao
6. Nhóm tiêu chí về đóng góp của ĐTNN vào nâng cao năng lực đổi mới sáng tạo của Việt Nam
- Số lượng tổ chức kinh tế có vốn ĐTNN có trung tâm đổi mới sáng tạo, trung tâm nghiên cứu và phát triển
- Tỷ lệ tổ chức kinh tế có vốn ĐTNN có trung tâm đổi mới sáng tạo, trung tâm nghiên cứu và phát triển tại Việt Nam
- Tốc độ tăng tổ chức kinh tế có vốn ĐTNN có trung tâm đổi mới sáng tạo, trung tâm nghiên cứu và phát triển
- Tốc độ tăng nguồn vốn chi cho đổi mới sáng tạo và nghiên cứu phát triển của tổ chức kinh tế có vốn ĐTNN tại Việt Nam
8 chỉ tiêu về xã hội
Các chỉ tiêu về xã hội nhằm đánh giá trên khía cạnh tạo việc làm, thu nhập cho người lao động, bình đẳng giới và tuân thủ pháp luật, gồm 8 chỉ tiêu, chia thành 3 nhóm cụ thể như sau:
1. Nhóm tiêu chí về tạo việc làm và thu nhập cho người lao động
- Số lao động làm việc trong tổ chức kinh tế có vốn ĐTNN
- Tỷ lệ lao động làm việc trong tổ chức kinh tế có vốn ĐTNN
- Tốc độ tăng lao động trong tổ chức kinh tế có vốn ĐTNN
- Tỷ lệ thu nhập bình quân người lao động làm việc trong tổ chức kinh tế có vốn ĐTNN so với thu nhập bình quân người lao động làm việc trong khu vực doanh nghiệp
- Tốc độ tăng thu nhập bình quân người lao động làm việc trong tổ chức kinh tế có vốn ĐTNN
- Tỷ lệ lao động đóng bảo hiểm xã hội trong tổ chức kinh tế có vốn ĐTNN
2. Nhóm tiêu chí về bình đẳng giới
- Tỷ lệ lao động nữ trong tổ chức kinh tế có vốn ĐTNN
3. Nhóm tiêu chí về tuân thủ pháp luật của khu vực ĐTNN
- Tỷ lệ số vụ án hình sự liên quan đến tổ chức kinh tế có vốn ĐTNN
5 chỉ tiêu về môi trường
Chỉ tiêu về môi trường gồm 5 chỉ tiêu nhằm đánh giá tác động của dự án ĐTNN đối với môi trường và các biện pháp doanh nghiệp bảo vệ môi trường:
- Tỷ lệ tổ chức kinh tế có vốn ĐTNN áp dụng các biện pháp tiết kiệm năng lượng
- Tỷ lệ các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ của tổ chức kinh tế có vốn ĐTNN được cấp chứng nhận quản lý môi trường theo tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 14001 hoặc tiêu chuẩn quốc tế ISO 14001
- Tốc độ tăng số lượng các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ của tổ chức kinh tế có vốn ĐTNN được cấp chứng nhận quản lý môi trường theo tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 14001 hoặc tiêu chuẩn quốc tế ISO 14001;
- Tỷ lệ các cơ sở sản xuất, kinh doanh của tổ chức kinh tế có vốn ĐTNN chấp hành tốt quy định pháp luật về bảo vệ môi trường;
- Tỷ trọng phát thải khí nhà kính của các tổ chức kinh tế có vốn ĐTNN trong tổng số cơ sở phải thực hiện kiểm kê khí nhà kính.
Trên đây là danh sách các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả đầu tư nước ngoài tại Việt Nam theo Quyết định 315/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ban hành ngày 18/02/2025. KNA CERT cung cấp dịch vụ chứng nhận theo tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 14001 hoặc chứng nhận ISO 14001 theo tiêu chuẩn quốc tế cho các dự án đầu tư nước ngoài tại Việt Nam. Quý Doanh Nghiệp vui lòng liên hệ với KNA CERT theo số Hotline: 0968.038.122 hoặc Email: salesmanager@knacert.com để biết thêm thông tin chi tiết.
Tin Mới Nhất

Workshop "Lương và chính sách chế độ cho người lao động theo tiêu chuẩn trách nhiệm xã hội”
Thứ Sáu – Ngày 25/04/2025 (⏰ Từ 9:00–11:30 sáng), KNA CERT tổ chức Hội thảo trực tuyến Miễn phí với chủ đề “Lương và chính sách chế độ cho người lao động theo tiêu chuẩn trách nhiệm xã hội”

EU siết chặt quy định với nông sản tươi nhập khẩu
Liên minh Châu Âu (EU) đang áp dụng các quy định nghiêm ngặt hơn đối với nông sản nhập khẩu nhằm đảm bảo an toàn thực phẩm, kiểm soát dư lượng hóa chất bảo vệ thực vật và bảo vệ...

Vai trò của phát triển xanh trong kỷ nguyên mới
Trong kỷ nguyên mới, phát triển xanh không chỉ đơn thuần là một giải pháp bảo vệ môi trường mà còn là động lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và nâng cao chất lượng cuộc sống. Đây là mô...

Ngành gỗ và bài toán thay đổi để thích ứng thị trường
Dù phải đối mặt với nhiều rào cản thương mại từ các thị trường đối tác, ngành gỗ Việt Nam vẫn đứng trước cơ hội phát triển mạnh mẽ khi nhu cầu đồ nội thất gỗ trên thế giới tiếp...

ESG: Chìa khóa phát triển bền vững hay hiệu ứng phong trào?
Trong suốt thập kỷ qua, ESG (Environmental - Môi trường, Social - Xã hội, Governance - Quản trị) đã trở thành một chủ đề nóng trên toàn cầu. Nhiều người xem đây là chìa khóa giúp doanh nghiệp phát triển...

Ngành Nhựa: Tiềm năng phát triển & Bài toán xanh hóa
Ngành Nhựa Việt Nam đang cho thấy những bước tiến mạnh mẽ khi nhu cầu thị trường liên tục mở rộng, đặc biệt ở các lĩnh vực như xây dựng, sản xuất công nghiệp và bao bì. Dù đối mặt...