Cùng doanh nghiệp vươn tầm quốc tế
nâng vị thế thương hiệu
quốc gia

MENU
KNA Cert - Quality Innovation

Chứng nhận CE Marking - Điều kiện bắt buộc để xuất khẩu Châu Âu

KNA CERT cung cấp dịch vụ chứng nhận CE Marking theo quy định hiện hành mới nhất cho các doanh nghiệp muốn xuất khẩu hàng hóa sang Châu Âu.

Chứng nhận CE Marking là gì?

"CE" được viết tắt từ "Conformite Europeenne" là một loại chứng nhận cho các hàng hóa nhập khẩu vào thị trường Châu Âu (EU) nên còn được gọi là "Chứng nhận CE Marking".  Có thể hiểu CE giống như một tiêu chuẩn đặt ra các quy định nhằm xác minh một số sản phẩm đảm bảo an toàn để phân phối và tiêu thụ ở Châu Âu.

Chứng nhận CE Marking là gì ?

Chứng nhận CE Marking là gì ?

Chứng chỉ CE hay Giấy chứng nhận CE (CE certificate) được cấp sau khi Doanh nghiệp chứng minh được sự tuân thủ với các yêu cầu của tiêu chuẩn CE. Đi kèm với chứng chỉ, doanh nghiệp sẽ được phép sử dụng Dấu CE (CE Marking) trên sản phẩm được chứng nhận.

Đối tượng của chứng nhận CE Marking

Dấu chứng nhận CE (CE Marking) trên các sản phẩm được chứng nhận để chỉ ra rằng sản phẩm tuân thủ các quy tắc an toàn của Châu Âu có thể được giao dịch tự do tại thị trường này. Trong đó có những quốc gia bắt buộc các nhà xuất khẩu phải chứng nhận CE để được xuất khẩu hàng hóa sang nước họ

Tư vấn từ chuyên gia

Cụ thể, thành viên của EU bao gồm 27 nước sau yêu cầu hàng hóa phải chứng nhận CE

Bỉ

Bồ Đào Nha

Cộng hòa Litva (từ năm 2004)

Đức

Tây Ban Nha

Malta (từ năm 2004)

Hà Lan

Áo (từ năm 1995)

Cộng hòa Séc (từ năm 2004)

Luxembourg

Phần Lan (từ năm 1995)

Đảo Síp (từ năm 2004)

Pháp

Thụy Điển (từ năm 1995)

Slovakia (từ năm 2004)

Ý

Ba Lan

Slovenia (từ năm 2004)

Đan Mạch

Estonia

Bulgaria (từ năm 2007)

Ireland

Hungary (từ năm 2004)

Romania (từ năm 1995)

Hy Lạp

Latvia (từ năm 2004)

Croatia (từ năm 2013)

Ngoài 27 nước trên, 4 quốc gia: Iceland, Liechtenstein, Na Uy, Thụy Sĩ là hội viên của Hiệp hội thương mại tự do châu Âu (European Free Trade Association – EFTA) cũng bắt buộc hàng hóa phải có Dấu CE (CE Marking) để được tiêu thụ.

Đặc biệt, Thổ Nhĩ Kỳ vừa không phải là thành viên của EU, vừa không được coi là một phần của EEA, cũng không ký kết EFTA nhưng quốc gia này lại tuân thủ và thực hiện phần lớn các chỉ thị về đánh dấu CE của châu Âu. Vì vậy với nhiều sản phẩm, Thổ Nhĩ Kỳ cũng yêu cầu phải có dấu CE khi nhập khẩu vào nước họ. Thống kê cho thấy khoảng 70% hàng nhập khẩu vào Thổ Nhĩ Kỳ bắt cuộc phải có dấu CE.

Như vậy, tất cả các hàng hóa, sản phẩm, dịch vụ thuộc danh sách các mặt hàng phải có dấu chứng nhận CE khi xuất khẩu sang 32 quốc gia kể trên đều bắt buộc phải có dấu CE trên sản phẩm. Nếu nhà sản xuất cố tình vi phạm thì sẽ bị cơ quan chức năng các nước xử phạt, tịch thu hàng hóa hoặc từ chối thông quan.

Lưu ý: Trước ngày 31/1/2020, Vương quốc Anh vẫn là một thành viên của Liên minh Châu Âu nên cũng yêu cầu bắt buộc đánh dấu CE cho hàng hóa nhập khẩu. Tuy nhiên từ ngày 31/1/2020, Vương quốc Anh rời khỏi EU, nước này đã yêu cầu các sản phẩm phải được dán nhãn UKCA thay vì nhãn CE như trước đây. Tuy nhiên quá trình chuyển đổi này cũng cần có thời gian, vì vậy dấu CE vẫn sẽ được chấp nhận trong giai đoạn chuyển tiếp và kết thúc vào ngày 1/1/2022.

Ngoài ra, dấu CE cũng nằm trong các thỏa thuận về việc công nhận lẫn nhau khi đánh giá sự phù hợp giữa Liên minh Châu Âu với các khu vực và quốc gia khác như:

  • Australia
  • Nhật Bản
  • Hoa Kỳ
  • Canada
  • New Zealand
  • Israel
  • Turkey

Danh mục sản phẩm bắt buộc phải chứng nhận CE Marking là gì?

Các sản phẩm Liên minh Châu Âu chỉ định BẮT BUỘC phải Chứng nhận CE Marking bao gồm:

STT

TÊN CHỈ THỊ

SẢN PHẨM

SỐ CHỈ THỊ

1

Machinery Directive

Máy móc cơ khí

2006/42/EC

2

Low Voltage (LVD)

Thiết bị điện và điện tử bao gồm AC 50V 1000V, DC 75V ~ 1500V

2014/35/EU

3

Electro-magnetic Compatibilty (EMC)

Thiết bị điện và điện tử

2014/30/EU

4

Medical Device

Thiết bị y tế

(EU) 2017/745

5

Active Implantable medical Device

Thiết bị y tế cấy dưới da

90/385/EEC

6

In Vitro Diagnostic medical Device

Các thiết bị y tế ống nghiệm

(EU) 2017/746

7

Lifts Directive

Thang máy

2014/33/EU

8

Equipment for Explosive Atmspheres (ATEX)

Sản phẩm chống cháy nỗ

2014/34/EC

9

Safety of Toys

Đồ chơi trẻ em

2009/48/EC

10

Simple Pressure Vessels

Thiết bị áp lực đơn

2014/29/EU

11

Appliances Burning Gaseous Fuels

Thiết bị khí đốt

(EU) 2016/426

12

Radio Equipment

Thiết bị đầu cuối, truyền thông

2014/53/EU

13

Non-automatic weighing instruments

Thiết bị cân không tự động

2014/31/EU

14

Personal Protective Equipment

Thiết bị bảo vệ cá nhân

(EU) 2016/425

15

Hot-water Boilers

Nồi hơi nước nóng

92/42/EEC

16

Construction Products

Vật liệu xây dựng

(EU)No 305/2011

17

Marine equipment

Thiết bị hằng hải

2014/90/EU

18

Pressure Equipment

Thiết bị áp lực

2014/68/EU

19

Explosives For Civil uses

Các loại thuốc nỗ dân dụng

2014/28/EU

20

Recreational Craft

Du thuyền

2013/53/EU

21

Measuring instruments

Dụng cụ đo lường

2014/32/EU

22

Packaging and packaging waste

Thùng để đóng gói

94/62/EC

23

Pyrotechnic articles

Pháo hoa

2013/29/EU

EU KHÔNG BẮT BUỘC gắn dấu CE với các mặt hàng:

  • Hóa chất
  • Dệt may
  • Thực phẩm

Lợi ích khi làm chứng chỉ CE

  • Nắm rõ và tuân thủ các cơ sở pháp lý của thị trường châu Âu
  • Đáp ứng yêu cầu của khách hàng và đối tác kinh doanh
  • Chứng minh sản phẩm của doanh nghiệp đạt chất lượng chuẩn châu Âu

Chứng nhận CE Marking chính là một chiếc chìa khóa giúp bạn có thể tiến đến thị trường châu Âu giàu có

Chứng nhận CE Marking chính là một chiếc chìa khóa giúp bạn có thể tiến đến thị trường châu Âu giàu có

  • Dấu CE là “hộ chiếu” để đưa sản phẩm vào thị trường nước ngoài, đặc biệt là các quốc gia thuộc Khu vực kinh tế châu Âu
  • Gia tăng khả năng cạnh tranh cho sản phẩm
  • Nâng cao uy tín và hình ảnh thương hiệu trong mắt khách hàng và đối tác kinh doanh
  • Tăng trưởng doanh thu nhờ sản phẩm được các khách hàng và đối tác tin tưởng lựa chọn
  • Mở rộng cơ hội kinh doanh và phát triển
Đăng ký ngay

Quy trình chứng nhận CE Marking

Chứng nhận CE Marking là một quá trình khắt khe, bao gồm nhiều bước và phải được thực hiện bởi các cơ quan, tổ chức đánh giá, chứng nhận được cấp phép. Quy trình cấp chứng nhận CE và dấu CE gồm những bước sau:

 

Dich vụ chứng nhận CE Marking của KNA CERT

Chứng chỉ CE mới nhất

“Chứng chỉ CE” hay “Giấy chứng nhận CE” (CE certificate) được coi như bằng chứng chứng minh doanh nghiệp đã sản xuất sản phẩm phù hợp với các Tiêu chuẩn / Quy định / Chỉ thị của Châu Âu.

Dưới đây là mẫu chứng chỉ CE mới nhất được cấp từ dịch vụ Chứng nhận CE Marking của KNA CERT:

Công ty Kim Tín Long An

Công ty Kim Tín Long An

 Năng lực của KNA CERT

KNA CERT đã thành công ký kết thỏa thuận hợp tác với tổ chức Applus+ về dịch vụ chứng nhận CE. Applus+ là  tổ chức có được thành lập từ năm 1996, chuyên cung cấp các dịch vụ kiểm định, chứng nhận và thử nghiệm sản phẩm, đáp ứng các yêu cầu an toàn, chất lượng và hiệu suất. Tổ chức này có trụ sở chính tại Tây Ban Nha và có mặt tại hơn 70 quốc gia trên toàn thế giới. Applus+ được cấp phép đánh giá và chứng nhận sản phẩm phù hợp với các Quy định và Tiêu chuẩn an toàn của Liên minh châu Âu (EU), trong đó có chứng nhận CE Marking.

Giấy chứng nhận năng lực của KNA

Theo thỏa thuận hợp tác, Applus+ đã chỉ định KNA CERT là đơn vị đánh giá CE Marking tại Việt Nam. Việc KNA hợp tác với Applus+ cung cấp dịch vụ chứng nhận CE Marking là một bước đi quan trọng để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của các nhà sản xuất và doanh nghiệp Việt Nam trong việc xuất khẩu sản phẩm đến thị trường châu Âu.

→ Xem thêm KNA CERT hợp tác với Applus+ cung cấp dịch vụ Chứng nhận CE

Khách Hàng sử dụng dịch vụ Chứng nhận CE Marking của KNA

KNA CERT đã hỗ trợ cấp hàng nghìn chứng chỉ CE Marking cho các doanh nghiệp hoạt động trong nhiều lĩnh vực, ngành nghề khác nhau. Dưới đây là một số Khách Hàng đã sử dụng dịch vụ của Chúng Tôi:

Công ty TNHH Youngjin Hi-Tech Vina

Công ty TNHH Youngjin Hi-Tech Vina

Công ty Cổ phần Thép Posco Yamato Vina

Công ty Cổ phần Thép Posco Yamato Vina

Công ty Cổ phần Kim Tín Hưng Yên

Công ty Cổ phần Kim Tín Hưng Yên

Công ty TNHH Cơ khí Chế tạo Nam Sơn

Công ty TNHH Cơ khí Chế tạo Nam Sơn

Liên hệ KNA CERT để tìm hiểu dịch vụ Chứng nhận CE Marking

Với tư cách là một trong những tổ chức chứng nhận hàng đầu tại Việt Nam, cùng phương châm: “Cùng Doanh Nghiệp vươn tầm Quốc Tế - Nâng vị thế Thương Hiệu Quốc Gia”, KNA tự hào đã giúp hàng nghìn doanh nghiệp sở hữu các chứng chỉ hợp lệ, trong đó có chứng nhận CE Marking.  

KNA CERT sở hữu đội ngũ chuyên gia trong lĩnh vực quản lý chất lượng sản phẩm có trên 10 năm kinh nghiệm và liên tục cải tiến chất lượng dịch vụ để mang tới những trải nghiệm tốt nhất cho Quý Khách Hàng. Đó không chỉ là chìa khóa thành công của Chúng Tôi mà còn là cơ sở uy tín để Khách Hàng tin tưởng lựa chọn.

  • 99% Khách Hàng hài lòng với chất lượng dịch vụ
  • 95% Khách Hàng quay trở lại sử dụng dịch vụ
  • Cấp hàng nghìn chứng chỉ mỗi năm

KNA CERT cam kết về chất lượng dịch vụ:

  • Quy trình làm việc Khoa học – Chuyên nghiệp
  • Thủ tục tinh giản – Đảm bảo tiến độ
  • Báo phí trọn gói từ A đến Z – Không phát sinh chi phí
  • Hỗ trợ 24/7 – Tận tâm – Trách Nhiệm
  • Chính sách hậu mãi siêu tốt – Kèm nhiều ưu đãi hấp dẫn

☑️ Công nhận Quốc tế

🎖️Tư vấn Miễn phí

☑️ Thương hiệu Toàn cầu

🎖️+ 10.000 Khách Hàng hài lòng

☑️ Dịch vụ chuyên nghiệp

☎ 0968.038.122

Hãy liên hệ với KNA CERT ngay hôm nay để tìm hiểu chi tiết về dịch vụ chứng nhận CE Marking và nhận báo giá ưu đãi mới nhất

Nhận ngay khóa học tiêu chuẩnMIỄN PHÍ

Tin Mới Nhất

ISO 59000: Chuỗi tiêu chuẩn mới về Kinh tế tuần hoàn

22-11-2024

ISO 59000: Chuỗi tiêu chuẩn mới về Kinh tế tuần hoàn

Vào ngày 22/05/2024, Tổ chức Tiêu chuẩn hóa Quốc tế (ISO) đã công bố một nhóm tiêu chuẩn mới để hướng dẫn quá trình chuyển đổi sang nền kinh tế tuần hoàn, đó là nhóm tiêu chuẩn ISO 59000. Các...

Bảng hỏi kiểm định HACCP là gì? Chi tiết các câu hỏi

21-11-2024

Bảng hỏi kiểm định HACCP là gì? Chi tiết các câu hỏi

Bảng hỏi kiểm định HACCP là một công cụ quan trọng để đánh giá mức độ tuân thủ và hiệu quả của hệ thống HACCP trong một doanh nghiệp sản xuất thực phẩm. Vậy bảng hỏi kiểm định HACCP là...

FQA: Những câu hỏi thường gặp về HACCP

21-11-2024

FQA: Những câu hỏi thường gặp về HACCP

Tiêu chuẩn HACCP là một trong những hệ thống quản lý an toàn thực phẩm được áp dụng rộng rãi trên Thế giới. Đối với các doanh nghiệp thực phẩm, việc triển khai HACCP không chỉ giúp đảm bảo an...

Mối liên quan giữa FSSC 22000 và ISO 22000 và HACCP

21-11-2024

Mối liên quan giữa FSSC 22000 và ISO 22000 và HACCP

Các hệ thống quản lý như HACCP, ISO 22000 và FSSC 22000 được sử dụng rộng rãi trong ngành thực phẩm để đảm bảo an toàn cho sản phẩm. Mặc dù những hệ thống này có chung mục tiêu là...

So sánh BRC và HACCP [Tìm điểm khác biệt và tương đồng]

21-11-2024

So sánh BRC và HACCP [Tìm điểm khác biệt và tương đồng]

Doanh nghiệp ngày nay thường áp dụng các tiêu chuẩn Quốc tế về an toàn thực phẩm, trong đó BRC và HACCP là hai hệ thống quản lý phổ biến và được công nhận rộng rãi. Mặc dù cả BRC...

1
Bước 1: Xem xét mục tiêu của sản phẩm cần chứng nhận CE

Bước đầu tiên là cần xác định rõ mục tiêu của sản phẩm. Bước này là tiền đề quan trọng cho các bước tiếp theo.


2
Bước 2: Xác định các Tiêu chuẩn / Quy định CE hiện hành

Có hơn 20 tiêu chuẩn và quy định CE khác nhau áp dụng cho những loại sản phẩm khác nhau. Có thể áp dụng nhiều Tiêu chuẩn / Quy định cho một sản phẩm. Ngược lại, có những sản phẩm không bắt buộc phải gắn dấu CE, vì vậy doanh nghiệp cần xem xét kỹ sản phẩm của mình có thuộc phạm vi phải chứng nhận CE Marking hay không.


3
Bước 3: Xác định yêu cầu đối với sản phẩm theo các Tiêu chuẩn / Quy định CE liên quan

Mỗi chỉ thị sẽ đặt ra các yêu cầu pháp lý hay còn gọi là yêu cầu thiết yếu mà sản phẩm phải tuân thủ. Sản phẩm muốn được gắn dấu CE thì phải đáp ứng đầy đủ tất cả yêu cầu cần thiếttừ các Tiêu chuẩn / Quy định liên quan


4
Bước 4: Xem xét có cần bên thứ ba xác minh sự tuân thủ hay không

Một số chỉ thị yêu cầu sản phẩm của doanh nghiệp phải trải qua sự kiểm tra và chứng nhận của bên thứ ba để chứng minh sản phẩm đó phù hợp với các yêu cầu thiết yếu hiện hành. Bên thứ ba này phải là các tổ chức được cơ quan có thẩm quyền của EU ủy quyền đánh giá.

Nếu doanh nghiệp sử dụng tiêu chuẩn hài hòa để xác định sự phù hợp thì không cần phải thực hiện chứng nhận với bên thứ ba mà có thể dựa vào cơ sở sản xuất của họ để tự đánh giá sự phù hợp.


5
Bước 5: Đánh giá sự phù hợp của sản phẩm

Doanh nghiệp cần đánh giá sản phẩm của mình xem có phù hợp với các yêu cầu hiện hành của Tiêu chuẩn / Quy định liên quan hay không. Trường hợp không có đủ máy móc, phương tiện, kỹ thuật để kiểm tra thì doanh nghiệp phải gửi mẫu sản phẩm tới một đơn vị thử nghiệm được cấp phép để kiểm nghiệm chất lượng.


6
Bước 6: Đánh giá sự phù hợp của hệ thống

Tổ chức chứng nhận CE sẽ tiến hành đánh giá hệ thống sản xuất của doanh nghiệp. Trong đó xem xét tài liệu kỹ thuật liên quan đến thiết kế, sản xuất và / hoặc hoạt động của sản phẩm, đánh giá hiện trường để tiến hành xác minh sự phù hợp của sản phẩm


7
Bước 7: Xây dựng Hồ sơ kỹ thuật

Các chỉ thị về CE đều yêu cầu doanh nghiệp phải xây dựng và cung cấp tài liệu kỹ thuật chứa thông tin chứng minh sản phẩm phù hợp với các yêu cầu của Tiêu chuẩn / Quy định hiện hành. Trong đó có các thông tin:

  • Sơ đồ tổ chức
  • Tài liệu mô tả đặc điểm kỹ thuật của sản phẩm
  • Bao bì, nhãn dán sản phẩm
  • Kế hoạch sản xuất, kiểm tra, giám sát chất lượng sản phẩm
  • Kế hoạch quản lý, kiểm soát máy móc, thiết bị, phương tiện đo lường, thử nghiệm sản phẩm
  • Kết quả thử nghiệm sản phẩm
  • Hướng dẫn sử dụng sản phẩm

8
Bước 8: Nhận chứng chỉ CE và dán nhãn CE Marking trên sản phẩm

Sau khi chứng minh được sự phù hợp, doanh nghiệp sẽ được cấp chứng chỉ CE. Tới đây, doanh nghiệp có thể đưa ra Tuyên bố về sự phù hợp của sản phẩm. Nội dung của tuyên bố bao gồm:

  • Tên doanh nghiệp
  • Tên/loại sản phẩm
  • Những chỉ thị áp dụng
  • Tiêu chuẩn nào được sử dụng
  • Nơi có thể tìm thấy kết quả kiểm tra
  • Tên và chữ ký của người chịu trách nhiệm trong doanh nghiệp

Sau khi tuyên bố về sự phù hợp thì sản phẩm sẽ được dán nhãn CE (CE  Marking) theo quy định


KNA đồng hành cùng bạn trên chặng đường vươn xa phía trước
Cùng phát triển bền vững & thịnh vượng

back to top
mesenger zalo
phone
0968.038.122
TẢI BẢNG GIÁ