Chứng nhận IFS FOOD – Đảm bảo Vệ sinh an toàn thực phẩm
KNA CERT cung cấp dịch vụ chứng nhận IFS FOOD về Hệ thống quản lý An toàn thực phẩm (Food Safety Management System – FSMS) theo quy định hiện hành mới nhất cho các doanh nghiệp trong ngành Thực phẩm.
CHỨNG NHẬN IFS FOOD LÀ GÌ?
Chứng nhận IFS FOOD (IFS FOOD certification) là hoạt động kiểm tra, đánh giá và cấp chứng chỉ do tổ chức chứng nhận IFS FOOD có thẩm quyền (CBs) thực hiện nhằm đánh giá sự phù hợp của Hệ thống quản lý An toàn thực phẩm của doanh nghiệp trong ngành Thực phẩm
Chứng chỉ IFS FOOD hay Giấy chứng nhận IFS FOOD (IFS FOOD certificate) được cấp sau khi Doanh nghiệp chứng minh được sự tuân thủ với các yêu cầu của tiêu chuẩn IFS FOOD.
ĐỐI TƯỢNG CỦA CHỨNG NHẬN IFS FOOD LÀ GÌ?
Phiên bản mới nhất của Tiêu chuẩn IFS FOOD về Hệ thống quản lý An toàn thực phẩm (Food Safety Management System – FSMS) là IFS FOOD phiên bản 9 (được ban hành vào ngày 18/04/2023).
IFS FOOD áp dụng cho tất cả cả cơ sở có liên quan đến sản phẩm hoặc dịch vụ tiếp xúc với thực phẩm hoặc nằm trong chuỗi cung ứng thực phẩm. Dưới đây là một số đối tượng tiêu biểu có thể chứng nhận IFS FOOD trong lĩnh vực thực phẩm:
- Ngư trường, trang trại trồng trọt - chăn nuôi
- Doanh nghiệp sản xuất Thực phẩm chức năng
- Doanh nghiệp chế biến rau, củ, quả, trứng, thịt, sữa, thủy hải sản
- Doanh nghiệp sản xuất nước tinh khiết, nước ngọt, cafe, rượu, bia
- Doanh nghiệp sản xuất, chế biến gia vị, hương liệu, chất phụ gia
- Đơn vị vận chuyển thực phẩm
- Cơ sở sản xuất chế biến sẵn, quán ăn, nhà hàng, khách sạn, hệ thống lưu động
- Hệ thống siêu thị, cửa hàng bán lẻ
- Doanh nghiệp sản xuất bao gói thực phẩm
- Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ hỗ trợ như: vệ sinh, diệt côn trùng, sản xuất máy móc thiết bị dùng cho thực phẩm
- ….
LỢI ÍCH CỦA VIỆC SỞ HỮU CHỨNG CHỈ IFS FOOD LÀ GÌ?
1. Lợi ích với Doanh nghiệp
Việc sở hữu giấy chứng nhận IFS FOOD giúp các Doanh nghiệp:
- Xây dựng Hệ thống quản lý An toàn thực phẩm đạt chuẩn Quốc tế
- Tuân thủ các quy định của pháp luật về vệ sinh an toàn thực phẩm
- Xác định mối nguy và nguồn gốc mối nguy trong thực phẩm
- Có các biện pháp ngăn chặn, hạn chế và kiểm soát mối nguy phù hợp
- Nâng cao chất lượng sản phẩm và vệ sinh an toàn thực phẩm
- Tiết kiệm chi phí xử lý các sự cố liên quan tới thực phẩm bẩn hoặc mất vệ sinh an toàn thực phẩm
- Thể hiện cam kết trong việc đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm
- IFS là một trong các chương trình được GFSI thừa nhận (Global Food Safety Initiative – Sáng kiến An toàn Thực phẩm Toàn cầu)
- Chứng chỉ IFS FOOD thay thế hợp pháp cho Giấy phép Cơ sở đủ điều kiện Vệ sinh an toàn thực phẩm
- Giảm bớt các cuộc kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm của cơ quan quản lý
- Nâng cao uy tín của doanh nghiệp
- Được các Khách hàng và Đối tác tin tưởng lựa chọn
- Tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường
- Dễ dàng xuất khẩu hàng hóa sang thị trường Quốc tế như: Mỹ, Châu Âu, Anh, …
2. Lợi ích với Khách hàng
Sử dụng dịch vụ và lựa chọn sản phẩm của những công ty có chứng nhận IFS FOOD tức là Khách hàng đang:
- Hạn chế nguy cơ lựa chọn nhầm thực phẩm không đảm bảo chất lượng và vệ sinh an toàn
- Bảo vệ sức khỏe của bản thân và gia đình
- Trở thành người tiêu dùng thông thái
- Ủng hộ các doanh nghiệp có ý thức tuân thủ các quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm
- Thúc đẩy hoạt động sản xuất thực phẩm sạch
QUY TRÌNH CHỨNG NHẬN IFS FOOD
KNA CERT CUNG CẤP DỊCH VỤ HỖ TRỢ CHỨNG NHẬN IFS FOOD UY TÍN
1. Yêu cầu KO là gì?
Có những yêu cầu cụ thể trong Tiêu chuẩn Thực phẩm IFS được đặt tên là yêu cầu KO. Những yêu cầu này rất cần thiết và giải quyết các chủ đề chính mà cơ sở sản xuất phải thực hiện để đạt được sự tuân thủ. Có thể hiểu đây là những yêu cầu doanh nghiệp bắt buộc phải tuân thủ nếu muốn được cấp chứng nhận IFS FOOD.
Trong Tiêu chuẩn Thực phẩm IFS có 10 (mười) yêu cầu sau đây được xác định là yêu cầu KO:
1) Điều khoản 1.2.1 Quản trị và cam kết
2) Điều khoản 2.3.9.1 Hệ thống giám sát của từng CCP
3) Điều khoản 3.2.2 Vệ sinh cá nhân
4) Điều khoản 4.1.3 Thỏa thuận khách hàng
5) Điều khoản 4.2.1.3 Thông số nguyên liệu
6) Điều khoản 4.12.1 Giảm thiểu rủi ro tạp chất
7) Điều khoản 4.18.1 Truy xuất nguồn gốc
8) Điều khoản 5.1.1 Đánh giá nội bộ
9) Điều khoản 5.9.1 Thủ tục thu hồi, thu hồi và sự cố
10) Điều khoản 5.11.3 Hành động khắc phục
2. Hệ thống chấm điểm IFS FOOD
a) Chấm điểm tổng thể
Kết quả | Mô tả | Điểm |
A | Tuân thủ đầy đủ. | 20 điểm |
B (độ lệch) | Tuân thủ gần như đầy đủ. | 15 điểm |
C (độ lệch) | Một phần yêu cầu không được thực hiện | 5 điểm |
D (độ lệch) | Yêu cầu không được thực hiện. | –20 điểm |
Major (không phù hợp) |
Sự không tuân thủ nghiêm trọng có thể bị đánh giá với bất kỳ yêu cầu thông thường nào (không được xác định là yêu cầu KO). Lý do xếp hạng chính là: • Có sự thất bại đáng kể trong việc đáp ứng các yêu cầu của tiêu chuẩn, bao gồm nhưng không giới hạn ở an toàn thực phẩm và/hoặc các yêu cầu pháp lý của quốc gia sản xuất và/hoặc quốc gia tiêu thụ. • Một quy trình nằm ngoài tầm kiểm soát có thể ảnh hưởng đến an toàn thực phẩm. |
Doanh nghiệp sẽ bị trừ 15% tổng số điểm nếu có sự không phù hợp nghiêm trọng (lỗi Major, đồng thời sẽ không được cấp giấy chứng nhận. |
Yêu cầu KO bị điểm D (không tuân thủ) | Yêu cầu không được thực hiện. | Doanh nghiệp sẽ bị trừ 50% tổng số điểm nếu có Yêu cầu KO bị điểm D, đồng thời sẽ không được cấp giấy chứng nhận. |
N/A Không áp dụng | N/A có thể bị đánh giá cho bất kỳ yêu cầu nào, ngoại trừ các yêu cầu KO số 1, 3 và 5 đến 10. Đánh giá viên phải đưa ra lời giải thích trong báo cáo. | Không được tính vào tổng điểm. |
b) Chấm điểm yêu cầu KO
Kết quả | Mô tả | Điểm |
A | Tuân thủ đầy đủ | 20 điểm |
KO B (deviation) | Một phần nhỏ yêu cầu không được thực hiện, không ảnh hưởng đến an toàn thực phẩm, tính hợp pháp và yêu cầu của khách hàng. | 0 điểm |
C (deviation) | Không thể đạt điểm “C” | |
D (= KO không phù hợp) | Yêu cầu không được thực hiện. | Doanh nghiệp sẽ bị trừ 50% tổng số điểm nếu có KO không phù hợp, đồng thời sẽ không được cấp giấy chứng nhận. |
3. Giấy chứng nhận IFS FOOD mới nhất
"Chứng chỉ IFS FOOD" hay "Giấy chứng nhận IFS FOOD" (IFS FOOD certificate) được coi như bằng chứng chứng minh doanh nghiệp đã xây dựng Hệ thống quản lý An toàn thực phẩm đạt yêu cầu của tiêu chuẩn IFS FOOD.
Mẫu chứng chỉ IFS FOOD
Chứng chỉ IFS FOOD được chia thành 2 cấp độ là Higher Level và Foundation Level. Dưới đây là điều kiện để được cấp chứng chỉ IFS FOOD:
Kết quả đánh giá | Trạng thái | Hành động của doanh nghiệp | Mẫu báo cáo đánh giá | Giấy chứng nhận |
Tổng số điểm ≥ 95% | Đạt IFS Food Higher Level sau khi nhận được kế hoạch hành động | Gửi kế hoạch hành động đã hoàn thành trong vòng 04 (bốn) tuần kể từ khi nhận được kế hoạch hành động cùng với danh sách các phát hiện. | Báo cáo bao gồm kế hoạch hành động cung cấp trạng thái | Chứng chỉ ở cấp độ Higher Level, có giá trị 12 tháng. Giấy chứng nhận chỉ được cấp khi việc khắc phục được thực hiện. |
Tổng điểm ≥ 75% và < 95% | Đạt IFS Food Foundation Level sau khi nhận được kế hoạch hành động | Chứng chỉ ở cấp độ Foundation Level, có giá trị 12 tháng. Giấy chứng nhận chỉ được cấp khi việc khắc phục được thực hiện. | ||
Tối đa một lỗi Major và tổng điểm ≥ 75% | Không được thông qua trừ khi có hành động tiếp theo được thực hiện và xác nhận sau đợt đánh giá tiếp theo | Gửi kế hoạch hành động đã hoàn thành trong vòng 04 (bốn) tuần kể từ khi nhận được kế hoạch hành động cùng với danh sách các phát hiện. Đánh giá tiếp theo tối đa 06 (sáu) tháng sau ngày đánh giá. | Chứng chỉ ở cấp độ Foundation Level, nếu lỗi Major được giải quyết một cách hiệu quả trong quá trình đánh giá tiếp theo. Giấy chứng nhận chỉ được cấp khi việc khắc phục được thực hiện. | |
> một lỗi Major và/hoặc tổng điểm là < 75% | Không được thông qua | Các hành động và đánh giá ban đầu mới sẽ được thống nhất | Không được cấp chứng chỉ | |
Ít nhất một yêu cầu KO đạt điểm D | Không được thông qua | Không được cấp chứng chỉ |
4. Khách Hàng sử dụng dịch vụ Chứng nhận IFS FOOD của KNA
KNA CERT đã hỗ trợ cấp hàng nghìn chứng chỉ IFS FOOD cho các doanh nghiệp hoạt động trong nhiều lĩnh vực, ngành nghề khác nhau. Dưới đây là một số Khách Hàng đã sử dụng dịch vụ của Chúng Tôi:
KNA CERT triển khai IFS cho Công ty CP Đầu tư Dừa Bến Tre
KNA CERT triển khai IFS cho Công ty TNHH Công nghiệp Dừa Liên Vĩnh Xương
5. Liên hệ KNA CERT để tìm hiểu dịch vụ cấp chứng chỉ IFS FOOD
Với tư cách là một trong những tổ chức chứng nhận hàng đầu tại Việt Nam, cùng phương châm: “Cùng Doanh Nghiệp vươn tầm Quốc Tế - Nâng vị thế Thương Hiệu Quốc Gia”, KNA tự hào đã giúp hàng nghìn doanh nghiệp sở hữu các chứng chỉ hợp lệ, trong đó có chứng nhận IFS FOOD.
KNA CERT sở hữu đội ngũ chuyên gia trong lĩnh vực quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm có trên 10 năm kinh nghiệm và liên tục cải tiến chất lượng dịch vụ để mang tới những trải nghiệm tốt nhất cho Quý Khách Hàng. Đó không chỉ là chìa khóa thành công của Chúng Tôi mà còn là cơ sở uy tín để Khách Hàng tin tưởng lựa chọn.
- 99% Khách Hàng hài lòng với chất lượng dịch vụ
- 95% Khách Hàng quay trở lại sử dụng dịch vụ
- Cấp hàng nghìn chứng chỉ mỗi năm
KNA CERT cam kết về chất lượng dịch vụ:
- Quy trình làm việc Khoa học – Chuyên nghiệp
- Thủ tục tinh giản – Đảm bảo tiến độ
- Báo phí trọn gói từ A đến Z – Không phát sinh chi phí
- Hỗ trợ 24/7 – Tận tâm – Trách Nhiệm
- Chính sách hậu mãi siêu tốt – Kèm nhiều ưu đãi hấp dẫn
Hãy liên hệ với KNA CERT ngay hôm nay để tìm hiểu chi tiết về dịch vụ chứng nhận IFS FOOD và nhận báo giá ưu đãi mới nhất năm 2023
- Trụ sở chính: Tầng 11, Tòa nhà Ladeco Building, 266 Đội Cấn, Ba Đình, Hà Nội
- Chi nhánh: Tầng 7, Tòa nhà Thủy Lợi 4, 205A Nguyễn Xí, Phường 26, Quận Bình Thạnh, TPHCM
- Facebook: https://www.facebook.com/KNACertification
- Hotline: 0968.038.122
- Email: salesmanager@knacert.com
Tin Mới Nhất
Thư Mời tham gia Hội thảo “Chứng nhận UN Marking: Chìa khóa cho Bao bì An toàn và Tuân thủ Quốc tế”
Hàng hóa Việt Nam thuộc các ngành khác nhau hiện đã được xuất khẩu sang nhiều quốc gia trên thế giới. T
Chứng nhận BIS theo chương trình ISI & CRS & Scheme-X của Ấn Độ mới nhất
Giấy chứng nhận của Cục Tiêu chuẩn Ấn Độ (BIS) là bắt buộc đối với các doanh nghiệp xuất khẩu, nhà sản xuất cả trong và ngoài nước để hàng hóa được tiêu thụ tại thị trường Ấn Độ. Hãy...
Cục Tiêu chuẩn Ấn Độ (BIS) là gì? Các Chương trình chứng nhận BIS phổ biến
Chứng nhận BIS đề cập đến quá trình lấy chứng chỉ tiêu chuẩn chất lượng từ Cục Tiêu chuẩn Ấn Độ (BIS) để sản xuất và bán nhiều sản phẩm khác nhau tại Ấn Độ. Các chương trình chứng nhận...
ISO 59000: Chuỗi tiêu chuẩn mới về Kinh tế tuần hoàn
Vào ngày 22/05/2024, Tổ chức Tiêu chuẩn hóa Quốc tế (ISO) đã công bố một nhóm tiêu chuẩn mới để hướng dẫn quá trình chuyển đổi sang nền kinh tế tuần hoàn, đó là nhóm tiêu chuẩn ISO 59000. Các...
Bảng hỏi kiểm định HACCP là gì? Chi tiết các câu hỏi
Bảng hỏi kiểm định HACCP là một công cụ quan trọng để đánh giá mức độ tuân thủ và hiệu quả của hệ thống HACCP trong một doanh nghiệp sản xuất thực phẩm. Vậy bảng hỏi kiểm định HACCP là...
Bảng mô tả sản phẩm HACCP - Những thông tin chính
Trong lĩnh vực an toàn thực phẩm, bảng mô tả sản phẩm HACCP là một tài liệu không thể thiếu. Đây là công cụ hỗ trợ các doanh nghiệp trong việc kiểm soát an toàn thực phẩm và đảm bảo...