Chứng nhận nào có thể thay thế HACCP?
Trong hệ thống quản lý an toàn thực phẩm (FSMS - Food Safety Management System) thì HACCP là tiêu chuẩn cơ bản và nền tảng nhất. Bởi vậy những tiêu chuẩn được xây dựng dựa trên các nguyên tắc của HACCP và có yêu cầu cao hơn HACCP đều có thể thay thế HACCP. Vậy chứng nhận nào có thể thay thế HACCP, hãy cùng KNA CERT tìm kiếm câu trả lời trong bài viết dưới đây?
Tiêu chuẩn HACCP là gì?
HACCP là viết tắt của “Hazard Analysis and Critical Control Point”, tiếng Việt là “Phân tích mối nguy và Điểm kiểm soát tới hạn”. Tiêu chuẩn này là tiêu chuẩn cơ bản về hệ thống quản lý an toàn thực phẩm dựa trên các tiêu chuẩn được Ủy ban Tiêu chuẩn Thực phẩm Quốc tế CODEX đề xuất. Tiêu chuẩn HACCP Codex 2020 được Uỷ ban Codex chính thức ban hành ngày 23/11/2020, mang số hiệu CXC 1-1969 Rev.5-2020. Phiên bản này đã được Ủy ban Codex Alimentarius chỉnh sửa thêm vào năm 2023. Các cơ quan chứng nhận hay tổ chức kiểm toán và cơ quan quản lý vẫn chưa công bố ngày áp dụng chính thức cho phiên bản HACCP Codex 2023.
Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm HACCP cung cấp khuôn khổ bao gồm bảy nguyên tắc chính, từ phân tích mối nguy cho đến lập tài liệu và hồ sơ. Giúp doanh nghiệp có thể theo dõi và cải tiến quy trình sản xuất một cách hiệu quả. Việc áp dụng HACCP không chỉ giúp giảm thiểu rủi ro về an toàn thực phẩm mà còn nâng cao chất lượng sản phẩm, tạo niềm tin cho người tiêu dùng và đáp ứng các yêu cầu pháp lý trong ngành thực phẩm.
Chứng nhận nào có thể thay thế HACCP?
Như đã biết thì HACCP là tiêu chuẩn cơ bản và nền tảng nhất về hệ thống quản lý an toàn thực phẩm. Tuy nhiên, hiện nay nhiều thị trường có những yêu cầu khắt khe hơn về vấn đề an toàn thực phẩm nhưng cũng đi kèm với đảm bảo chất lượng. Chính vì vậy một số chứng nhận về hệ thống quản lý an toàn thực phẩm mới ra đời có thể thay thế được HACCP. Những chứng nhận an toàn thực phẩm thay thế HACCP bao gồm:
1. Chứng nhận ISO 22000
ISO 22000 là tiêu chuẩn quốc tế về hệ thống quản lý an toàn thực phẩm (FSMS - Food Safety Management System) do Tổ chức Tiêu chuẩn hóa Quốc tế (ISO - International Organization for Standardization) ban hành. Tiêu chuẩn này bao gồm các thành phần chính để đảm bảo an toàn thực phẩm như: giao tiếp tương tác, quản lý hệ thống, triển khai các chương trình tiên quyết và việc xem xét và cải tiến liên tục hệ thống.
ISO 22000 được xây dựng dựa trên việc kết hợp các nguyên tắc của HACCP và sự tương thích với các hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001. Điều này khiến ISO 22000 là tiêu chuẩn lý tưởng để triển khai một hệ thống quản lý an toàn thực phẩm một cách toàn diện. Tóm lại, ISO 2200 là một tiêu chuẩn quốc tế linh hoạt, có thể áp dụng cho mọi loại hình doanh nghiệp trong chuỗi cung ứng thực phẩm, từ nhà sản xuất, cung cấp nguyên liệu đến các công ty vận chuyển và phân phối. Việc đạt được chứng nhận này không chỉ giúp doanh nghiệp đáp ứng các yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn thực phẩm mà còn gia tăng uy tín thương hiệu, củng cố niềm tin của khách hàng. Đồng thời, đây là chìa khóa mở ra cơ hội thâm nhập và cạnh tranh tại các thị trường quốc tế đầy tiềm năng.
2. Chứng nhận FSSC 22000
FSSC 22000 (Food Safety System Certification 22000) là một hệ thống chứng nhận về quản lý an toàn thực phẩm được phát triển nhằm đáp ứng yêu cầu ngày càng cao về an toàn thực phẩm trong ngành công nghiệp thực phẩm trên toàn cầu. Được phát triển bởi quỹ FSSC (Quỹ chứng nhận an toàn thực phẩm).
FSSC 22000 đặt ra các yêu cầu để phát triển, triển khai và vận hành hệ thống quản lý an toàn thực phẩm. Các yêu cầu của FSSC 22000 được xây dựng dựa trên tiêu chuẩn hiện hành ISO 22000:2018, các chương trình tiên quyết có liên quan (PRP), thông số kỹ thuật và các yêu cầu bổ sung của FSSC. Có thể thấy, tiêu chuẩn FSSC 22000 là tiêu chuẩn gần như bao hàm các yếu tố của cả HACCP và ISO 22000. Nên việc có chứng nhận FSSC 22000 có thể giúp doanh nghiệp có một hệ thống quản lý toàn diện và chuyên sâu hơn, được công nhận rộng rãi trên toàn cầu. Nhằm tạo ra lợi thế cạnh tranh hơn cho doanh nghiệp trên nhiều thị trường quốc tế có yêu cầu nghiêm ngặt hơn.
3. Chứng nhận BRC FOOD
BRC Food (British Retail Consortium Food) là một tiêu chuẩn quốc tế về hệ thống quản lý an toàn thực phẩm, được phát triển bởi Hiệp hội Bán lẻ Anh nhằm đảm bảo các sản phẩm thực phẩm đáp ứng các yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, chất lượng và trách nhiệm pháp lý. Tiêu chuẩn này cung cấp cho các tổ chức hoạt động trong ngành thực phẩm một khuôn khổ để quản lý tính an toàn, tính toàn vẹn và chất lượng của sản phẩm và dịch vụ của họ. Bao gồm các nhà bán lẻ, nhà sản xuất, nhà nhập khẩu, đơn vị cung cấp dịch vụ ăn uống và nhà cung cấp nguyên liệu.
Việc áp dụng BRC FOOD không chỉ giúp doanh nghiệp giảm thiểu rủi ro gây hại cho sức khỏe người tiêu dùng mà còn đảm bảo sản phẩm luôn đạt chất lượng ổn định. Hiện nay, nhiều nhà bán lẻ lớn trên thế giới yêu cầu các nhà cung cấp phải có chứng nhận BRC Food. Nên việc có chứng nhận BRC FOOD là một lợi thế giúp tăng khả năng cạnh tranh cũng như đáp ứng yêu cầu của khách hàng trên những thị trường lớn.
4. Chứng nhận IFS FOOD
Tiêu chuẩn quốc tế IFS FOOD là một chương trình chứng nhận chuẩn mực của Sáng kiến an toàn thực phẩm toàn cầu (GFSI) dành cho các sản phẩm được 'chế biến' hoặc có khả năng bị nhiễm bẩn trong quá trình đóng gói chính. Tiêu chuẩn này áp dụng cho tất cả các nhà sản xuất thực phẩm, thành phần và thức ăn cho vật nuôi, đặc biệt là những nhà sản xuất cho các thương hiệu riêng và bao gồm các điều khoản bắt buộc tuân thủ thông số kỹ thuật của khách hàng.
Việc đạt được chứng nhận IFS FOOD giúp doanh nghiệp đảm bảo an toàn thực phẩm bằng cách kiểm soát hiệu quả các mối nguy và rủi ro trong quy trình sản xuất. Đồng thời, nâng cao uy tín thương hiệu, khẳng định cam kết của doanh nghiệp đối với chất lượng và an toàn thực phẩm, từ đó củng cố lòng tin của khách hàng và đối tác. Ngoài ra, IFS Food mở ra cơ hội lớn để doanh nghiệp tiếp cận các nhà bán lẻ hàng đầu, đặc biệt tại châu Âu, và mở rộng thị trường quốc tế. Không chỉ vậy, việc đạt chứng nhận còn giúp cải thiện nội bộ, tối ưu hóa quy trình sản xuất, giảm thiểu sai sót và tăng hiệu quả hoạt động.
Vì sao những chứng nhận trên có thể thay thế chứng nhận HACCP?
Những chứng nhận như ISO 22000, FSSC 22000, BRC Food, và IFS Food có thể thay thế HACCP. Vì tất cả các tiêu chuẩn này đều dựa trên hoặc tích hợp các nguyên tắc quản lý rủi ro và kiểm soát mối nguy của HACCP cũng như mở rộng hơn để đáp ứng các yêu cầu khác về quản lý hệ thống và vệ sinh an toàn thực phẩm.
Đồng thời, những tiêu chuẩn này giúp doanh nghiệp có thể quản lý hệ thống toàn diện hơn. Chẳng hạn như, ISO 22000 đã kết hợp các nguyên tắc HACCP với các yêu cầu quản lý chất lượng theo ISO 9001, giúp xây dựng một hệ thống quản lý an toàn thực phẩm toàn diện. FSSC 22000 bổ sung thêm các chương trình tiên quyết (PRPs) và một số yêu cầu để tăng tính chuyên sâu và phù hợp với nhiều lĩnh vực hơn. Hay BRC Food và IFS Food nhấn mạnh nhiều hơn tới chất lượng sản phẩm, trách nhiệm pháp lý và khả năng truy xuất nguồn gốc. Bên cạnh đó, các tiêu chuẩn FSSC 22000, BRC FOOD, IFS FOOD đều được GFSI công nhận, mang lại sự chấp nhận rộng rãi trên toàn thế giới. Điều này giúp doanh nghiệp dễ dàng tiếp cận các thị trường quốc tế hơn so với chỉ sử dụng HACCP.
Tóm lại, các tiêu chuẩn như ISO 22000, FSSC 22000, BRC Food, và IFS Food được phát triển để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao về an toàn thực phẩm và chất lượng, vượt xa những gì HACCP cung cấp. Nên chúng trở thành sự thay thế lý tưởng cho HACCP trong bối cảnh ngành công nghiệp thực phẩm hiện đại.
Doanh nghiệp nên lựa chọn chứng nhận nào?
Chắc hẳn hiện nay có nhiều chứng nhận liên quan đến hệ thống quản lý an toàn thực phẩm khiến nhiều doanh nghiệp băn khoăn không biết chọn chứng nhận nào. Để có thể lựa chọn được chứng nhận phù hợp, doanh nghiệp cần xem xét nhu cầu cụ thể của mình, thị trường mục tiêu cũng như quy mô của mình.
Chẳng hạn, doanh nghiệp bạn là doanh nghiệp có quy mô nhỏ, hay là những nhà máy sản xuất nhỏ, cửa hàng bán lẻ,.. bạn cần một tiêu chuẩn cơ bản và đơn giản về an toàn thực phẩm để đáp ứng yêu cầu của khách hàng thì chứng nhận HACCP là lựa chọn phù hợp. Vì HACCP là tiêu chuẩn cơ bản, đơn giản, tập trung vào việc phân tích mối nguy và kiểm soát các điểm quan trọng trong quá trình sản xuất. Ngoài ra, việc đạt được chứng nhận HACCP cũng thường dễ dàng hơn cho những doanh nghiệp có quy mô nhỏ. Tuy nhiên, HACCP không bao gồm các yếu tố về quản lý chất lượng tổng thể và cải tiến hệ thống như ISO 22000.
Còn nếu doanh nghiệp của bạn muốn hệ thống quản lý an toàn thực phẩm toàn diện, linh hoạt và có thể áp dụng cho toàn bộ chuỗi cung ứng thực phẩm. Hay phù hợp với các yêu cầu quốc tế cao hơn thì lựa chọn chứng nhận ISO 22000 là hoàn toàn phù hợp. Bởi khi có chứng nhận ISO 22000, doanh nghiệp bạn không chỉ tích hợp các nguyên tắc của HACCP mà còn đáp ứng phần nào các yêu cầu của hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001. Việc đạt chứng nhận ISO 22000 không chỉ giúp doanh nghiệp đảm bảo an toàn thực phẩm mà còn tăng cường uy tín thương hiệu và tạo cơ hội thâm nhập vào các thị trường quốc tế.
Hay nếu doanh nghiệp muốn một chứng nhận toàn diện và khắt khe hơn, có tính toàn cầu và nhận được công nhận rộng rãi thì có thể chọn chứng nhận FSSC 22000. Vì FSSC 22000 được xây dựng dựa trên nền tảng ISO 22000 và kết hợp các chương trình tiên quyết (PRP) và các yêu cầu bổ sung. Đây là một hệ thống chứng nhận toàn diện và nghiêm ngặt, giúp doanh nghiệp có một hệ thống quản lý an toàn thực phẩm chuyên sâu, đặc biệt phù hợp cho các doanh nghiệp muốn cạnh tranh trên các thị trường quốc tế với yêu cầu cao về an toàn thực phẩm.
Cuối cùng nếu doanh nghiệp bạn hướng tới các nhà bán lẻ lớn hoặc muốn gia tăng khả năng cạnh tranh tại các thị trường châu Âu và quốc tế thì việc chọn BRC Food hoặc IFS Food là hoàn toàn hợp lý. Vì BRC Food thích hợp cho các doanh nghiệp muốn đáp ứng yêu cầu của các nhà bán lẻ lớn, đặc biệt là tại Anh và các khu vực quốc tế. Việc đạt được chứng nhận này giúp doanh nghiệp giảm thiểu rủi ro về sức khỏe người tiêu dùng và đảm bảo chất lượng ổn định của sản phẩm. IFS Food phù hợp với các doanh nghiệp cung cấp sản phẩm cho các thương hiệu riêng hoặc có sản phẩm có khả năng bị nhiễm bẩn trong quá trình sản xuất và đóng gói. IFS Food mở ra cơ hội cho doanh nghiệp tiếp cận các nhà bán lẻ hàng đầu, đặc biệt là tại châu Âu. Tóm lại, doanh nghiệp nên xem xét về nguồn lực, ngân sách, nhu cầu mở rộng, quy mô cũng như yêu cầu khách hàng, nhà cung cấp để lựa chọn được chứng nhận phù hợp.
Trên đây là những thông tin liên quan đến Chứng nhận nào có thể thay thế HACCP. Hy vọng rằng bài viết này của KNA CERT đã giúp quý độc giả hiểu được chứng nhận nào thay thế HACCP cũng như lựa chọn được chứng nhận liên quan đến hệ thống quản lý an toàn thực phẩm phù hợp. Nếu doanh nghiệp đang có thắc mắc về hai tiêu chuẩn trên, hãy liên hệ ngay với KNA CERT để được giải đáp.
- Địa chỉ: Tầng 11, Tòa nhà Ladeco, 266 Đội Cấn, Ba Đình, Hà Nội.
- Điện thoại: 0968.038.122
- Email: salesmanager@knacert.com
Tin Mới Nhất
Chứng nhận FSSC 22000 thay thế HACCP được không?
Cả hai tiêu chuẩn HACCP và FSSC 22000 đều là những tiêu chuẩn được sử dụng rộng rãi về hệ thống quản lý an toàn thực phẩm. Tiêu chuẩn FSSC 22000 là tiêu chuẩn ra đời sau và được xây...
Chứng nhận nào có thể thay thế HACCP?
Trong hệ thống quản lý an toàn thực phẩm (FSMS - Food Safety Management System) thì HACCP là tiêu chuẩn cơ bản và nền tảng nhất. Bởi vậy những tiêu chuẩn được xây dựng dựa trên các nguyên tắc của...
Tổ chức chứng nhận HACCP uy tín tại Việt Nam
Chứng nhận HACCP là chứng nhận phù hợp cho các doanh nghiệp trong lĩnh vực thực phẩm muốn thể hiện cam kết về vệ sinh an toàn thực phẩm. Nhưng làm thế nào để lựa chọn được tổ chức chứng...
Thư Mời tham gia Hội thảo “Chứng nhận UN Marking: Chìa khóa cho Bao bì An toàn và Tuân thủ Quốc tế”
Hàng hóa Việt Nam thuộc các ngành khác nhau hiện đã được xuất khẩu sang nhiều quốc gia trên thế giới. T
Chứng nhận BIS theo chương trình ISI & CRS & Scheme-X của Ấn Độ mới nhất
Giấy chứng nhận của Cục Tiêu chuẩn Ấn Độ (BIS) là bắt buộc đối với các doanh nghiệp xuất khẩu, nhà sản xuất cả trong và ngoài nước để hàng hóa được tiêu thụ tại thị trường Ấn Độ. Hãy...
Cục Tiêu chuẩn Ấn Độ (BIS) là gì? Các Chương trình chứng nhận BIS phổ biến
Chứng nhận BIS đề cập đến quá trình lấy chứng chỉ tiêu chuẩn chất lượng từ Cục Tiêu chuẩn Ấn Độ (BIS) để sản xuất và bán nhiều sản phẩm khác nhau tại Ấn Độ. Các chương trình chứng nhận...