Đánh giá nội bộ ISO 22000 là gì? Phân tích Điều khoản 9.2
Đánh giá nội bộ được đề cập trong điều khoản 9.2 của tiêu chuẩn ISO 22000:2018 và là một hoạt động không thể thiếu trong quá trình duy trì và cải tiến hệ thống quản lý an toàn thực phẩm (FSMS - Food Safety Management System). Vậy đánh giá nội bộ ISO 22000 là gì? Hãy cùng KNA CERT tìm kiếm câu trả lời trong bài viết dưới đây.
Đánh giá nội bộ ISO 22000 là gì?
Đánh giá nội bộ ISO 22000 là cuộc kiểm tra định kỳ trong công ty, trong đó đánh giá viên được chỉ định đánh giá các quy trình và hệ thống quản lý an toàn thực phẩm của tổ chức dựa trên các mẫu câu hỏi đánh giá nội bộ theo ISO 22000.
Đánh giá nội bộ ISO 22000 là yêu cầu thuộc Điều khoản 9.2 của ISO 22000:2018 về Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm. Đánh giá nội bộ giúp đảm bảo hệ thống quản lý an toàn thực phẩm của tổ chức luôn đáp ứng yêu cầu của tiêu chuẩn ISO 22000 và các quy định nội bộ của công ty.
Cụ thể, Điều khoản 9.2 đánh giá nội bộ iso ISO 22000 nêu rõ:
“9.2.1 Tổ chức phải tiến hành đánh giá nội bộ theo những khoảng thời gian đã hoạch định để cung cấp thông tin về việc HTQL ATTP:
a) phù hợp với:
1) các yêu cầu của chính tổ chức đối với HTQL ATTP;
2) các yêu cầu của tiêu chuẩn này;
b) được áp dụng và duy trì hiệu lực.
9.2.2 Tổ chức phải:
a) hoạch định, thiết lập, áp dụng và duy trì các chương trình đánh giá, bao gồm tần suất, phương pháp, trách nhiệm, các yêu cầu về hoạch định và việc báo cáo, có tính đến tầm quan trọng của các quá trình liên quan, những thay đổi trong HTQL ATTP và kết quả giám sát, đo lường, đánh giá trước đó;
b) xác định các chuẩn mực đánh giá và phạm vi của từng cuộc đánh giá;
c) chọn các chuyên gia đánh giá có năng lực và tiến hành các cuộc đánh giá để đảm bảo tính vô tư và tính khách quan của quá trình đánh giá;
d) đảm bảo rằng các kết quả đánh giá được báo cáo cho nhóm an toàn thực phẩm và cấp lãnh đạo thích hợp;
e) lưu giữ thông tin dạng văn bản làm bằng chứng về việc thực hiện chương trình đánh giá và kết quả đánh giá;
f) thực hiện khắc phục và hành động khắc phục cần thiết trong khung thời gian đã thỏa thuận;
g) xác định xem HTQL ATTP có đáp ứng được mục đích của chính sách an toàn thực phẩm (xem 5.2) và các mục tiêu của HTQL ATTP (xem 6.2) hay không.
Các hoạt động tiếp theo của tổ chức phải bao gồm việc thẩm tra các hành động đã thực hiện và báo cáo kết quả thẩm tra.
CHÚ THÍCH: ISO 19011 đưa ra hướng dẫn đánh giá các hệ thống quản lý.”
Các yêu cầu của Điều khoản 9.2 đánh giá nội bộ ISO 22000
Điều khoản 9.2 ISO 22000 yêu cầu tổ chức phải thiết lập, thực hiện và duy trì (các) chương trình đánh giá nội bộ. Chương trình đánh giá nội bộ là một phương pháp tiếp cận có hệ thống được sử dụng để kiểm tra và thẩm định các biện pháp kiểm soát quy trình và hoạt động nội bộ trong tổ chức. Mục tiêu chính của chương trình đánh giá nội bộ ISO 22000 là giúp tổ chức đạt được các mục tiêu an toàn thực phẩm, và quản lý mối nguy có thể xảy ra trong quá trình sản xuất.
Khi thiết lập chương trình đánh giá nội bộ, tổ chức phải xác định các yếu tố chính như tần suất, phương pháp, trách nhiệm, yêu cầu lập kế hoạch và quy trình báo cáo.
- Tần suất đánh giá: Tần suất có thể thay đổi tùy theo quy mô, mức độ phức tạp, ngành và các yếu tố rủi ro của tổ chức. Tổ chức có thể cân nhắc tiến hành đánh giá thường xuyên, liên tục (ví dụ: hàng tháng, hàng quý hoặc hàng năm) hay đánh giá đột xuất để ứng phó với các rủi ro mới phát sinh.
- Phương pháp đánh giá: Tổ chức cần xác định phương pháp tiếp cận để kiểm tra các biện pháp kiểm soát, tuân thủ và hiệu quả hoạt động. Các phương pháp này có thể bao gồm: lấy mẫu, xem xét tài liệu, phỏng vấn và hướng dẫn quy trình,..
- Trách nhiệm: Tổ chức phải xác định rõ ràng vai trò và trách nhiệm của các cá nhân tham gia vào quá trình đánh giá nội bộ. Các vai trò chính bao gồm: đánh giá viên, người được đánh giá,...
- Yêu cầu lập kế hoạch: Tổ chức cần phác thảo quy trình đánh giá nội bộ. Bao gồm: Xác định phạm vi, đánh giá rủi ro, phân bổ nguồn lực, phát triển kế hoạch đánh giá, giao tiếp.
- Quy trình báo cáo: Tổ chức phải xác định quy trình, cách thức ghi chép và báo cáo sau các cuộc đánh giá.
- ….
Điều khoản 9.2 ISO 22000 cũng yêu cầu tổ chức phải thiết lập các tiêu chí cụ thể để đánh giá đối tượng được đánh giá. Các tiêu chí này phải có thể đo lường được, khách quan và phù hợp với mục tiêu đánh giá. Các tiêu chí có thể bao gồm:
- Tiêu chuẩn quốc tế
- Yêu cầu về quy định pháp luật
- Chính sách và thủ tục của tổ chức
- Khung đánh giá nội bộ (ví dụ: COSO)
- ..
Hơn nữa, tổ chức phải xác định phạm vi đánh giá để chỉ rõ những gì được làm và không được làm trong cuộc đánh giá nội bộ. Tổ chức cần nêu chính xác các quy trình, chức năng, địa điểm, mốc thời gian diễn ra cuộc đánh giá.
Điều khoản 9.2 yêu cầu tổ chức phải lựa chọn các chuyên gia đánh giá có trình độ, được đào tạo bài bản và có chuyên môn phù hợp về chủ đề có liên quan. Đánh giá viên phải có kiến thức và kỹ năng cần thiết để đánh giá hiệu quả các lĩnh vực thuộc phạm vi của cuộc đánh giá nội bộ. Sau đó, tiến hành đánh giá theo đúng kế hoạch đã được lập trước đó. Điều này giúp tổ chức đảm bảo được tính khách quan và độc lập của quá trình đánh giá nội bộ.
Điều khoản 9.2 yêu cầu tổ chức phải đảm bảo rằng kết quả đánh giá được báo cáo cho ban quản lý có liên quan. Việc này đảm bảo rằng tất cả các bên liên quan đều nhận thức được các vấn đề, kết quả và các hành động cần thực hiện sau cuộc đánh giá.
Đặc biệt, Điều khoản 9.2 ISO 22000 yêu cầu tổ chức phải lưu giữ thông tin dạng văn bản làm bằng chứng thực hiện chương trình đánh giá và các kết quả đánh giá. Những tài liệu, hồ sơ tổ chức cần lưu giữ về đánh giá nội bộ theo ISO 22000 có thể bao gồm:
- Tài liệu về biên bản đánh giá: Đây là tài liệu ghi lại chi tiết về quá trình và kết quả đánh giá nội bộ. Biên bản này sẽ nêu rõ phạm vi của cuộc đánh giá, các hoạt động đã thực hiện, các phát hiện chính, vấn đề được phát hiện và các khuyến nghị cải tiến.
- Tài liệu liên quan đến kết quả đánh giá: Tài liệu này tổng hợp các kết quả đánh giá và phân tích những điểm mạnh, điểm yếu trong hệ thống quản lý an toàn thực phẩm.
- Tài liệu về quy trình hành động khắc phục: Bao gồm quy trình xác định nguyên nhân gốc rễ, hành động khắc phục và xác minh hiệu quả của các biện pháp.
- Hồ sơ hành động khắc phục: Hồ sơ hành động khắc phục bao gồm hồ sơ phân tích nguyên nhân gốc rễ, kế hoạch hành động và bằng chứng về hiệu quả của các hành động khắc phục.
- …
Cuối cùng, khi các vấn đề được phát hiện trong quá trình đánh giá, tổ chức cần thực hiện các hành động khắc phục và phòng ngừa để giải quyết những vấn đề này trong thời gian đã thỏa thuận. Điều này giúp bảo đảm rằng hệ thống quản lý an toàn thực phẩm không chỉ hoạt động hiệu quả mà còn có khả năng ứng phó với các sự cố.
Sau đó, tổ chức cần đánh giá xem hệ thống quản lý an toàn thực phẩm có đạt được mục đích của chính sách an toàn thực phẩm và các mục tiêu đã đặt ra trong hệ thống quản lý hay không. Điều này giúp đảm bảo rằng các hoạt động liên quan đến an toàn thực phẩm không chỉ tuân thủ các yêu cầu mà còn mang lại giá trị thực tế và phù hợp với chiến lược dài hạn của tổ chức.
Ví dụ về câu hỏi trong checklist đánh giá nội bộ theo ISO 22000
Điều khoản ISO 22000:2018 |
Câu hỏi đánh giá nội bộ ISO 22000 |
Điều khoản 4: Bối cảnh tổ chức |
|
4.1. Hiểu tổ chức và bối cảnh tổ chức |
Tổ chức đã xác định các vấn đề bên ngoài và bên trong có liên quan đến mục đích và ảnh hưởng đến khả năng đạt được kết quả mong muốn của hệ thống quản lý an toàn thực phẩm như thế nào? Những yếu tố đó ảnh hưởng tích cực hay tiêu cực đến khả năng thành công của hệ thống FSMS trong tổ chức? Tổ chức có theo dõi và xem xét thông tin về những vấn đề bên ngoài và nội bộ (bao gồm các điều kiện môi trường đang bị ảnh hưởng hoặc có khả năng ảnh hưởng đến tổ chức) hay không? Tổ chức đã dùng các biện pháp gì để theo dõi và xem xét thông tin về những vấn đề bên ngoài và nội bộ trên? |
4.2. Hiểu được nhu cầu và mong đợi của các bên quan tâm |
Tổ chức đã xác định các bên quan tâm có liên quan đến hệ thống quản lý an toàn thực phẩm chưa? Tổ chức đã xác định các yêu cầu của các bên quan tâm có liên quan đến hệ thống quản lý an toàn thực phẩm chưa? Tổ chức theo dõi và xem xét thông tin về các bên quan tâm và yêu cầu của họ như thế nào? |
4.3. Xác định phạm vi của hệ thống quản lý an toàn thực phẩm |
Tổ chức đã áp dụng tất cả các yêu cầu của ISO 22000:2018 trong phạm vi xác định của hệ thống quản lý an toàn thực phẩm hay chưa? Phạm vi của hệ thống quản lý an toàn thực phẩm của tổ chức có sẵn có và được duy trì dưới dạng thông tin dạng văn bản không? Phạm vi của tổ chức có nêu rõ các loại sản phẩm và dịch vụ được đề cập không? |
4.4 Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm
|
Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm đã được tổ chức thiết lập như thế nào? Các quy trình của Hệ thống ISO 22000 đã được xác định như thế nào? Tiêu chí, phương pháp đo lường và hiệu suất liên quan các chỉ số cần thiết để vận hành và kiểm soát những quá trình đó là gì? |
Lưu ý: Trên đây là một phần của checklist để doanh nghiệp tham khảo, vui lòng liên hệ với KNA CERT nếu muốn nhận checklist đánh giá ISO 22000 đầy đủ.
Lợi ích khi thực hiện đánh giá nội bộ ISO 22000
- Đảm bảo tuân thủ yêu cầu của tiêu chuẩn ISO 22000: Đánh giá nội bộ giúp tổ chức kiểm tra mức độ tuân thủ các yêu cầu của ISO 22000, cũng như xác định các khu vực có thể thiếu sót và thực hiện các biện pháp khắc phục. Điều này giúp doanh nghiệp duy trì sự phù hợp với các tiêu chuẩn quốc tế và đảm bảo rằng hệ thống quản lý an toàn thực phẩm của họ luôn đáp ứng các yêu cầu của tiêu chuẩn.
- Phát hiện sớm các lỗi sai: Thông qua đánh giá nội bộ ISO 22000, tổ chức có thể phát hiện sớm các vấn đề hoặc lỗ hổng trong hệ thống an toàn thực phẩm trước khi chúng trở thành sự cố nghiêm trọng. Việc phát hiện và khắc phục kịp thời giúp giảm thiểu rủi ro ô nhiễm thực phẩm và bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng.
- Cải tiến liên tục: Đánh giá nội bộ là một phần của quá trình cải tiến liên tục trong ISO 22000. Các kết quả từ đánh giá giúp tổ chức nhận diện các cơ hội để cải thiện quy trình, từ đó nâng cao hiệu quả hoạt động và chất lượng sản phẩm. Quá trình này hỗ trợ tổ chức duy trì và nâng cao các biện pháp an toàn thực phẩm hiện tại.
- Nâng cao ý thức và sự tham gia của nhân viên: Việc thực hiện đánh giá nội bộ khuyến khích sự tham gia của toàn bộ nhân viên trong việc thực hiện và duy trì các quy trình an toàn thực phẩm. Nhân viên được đào tạo và nhận thức rõ hơn về các tiêu chuẩn an toàn thực phẩm và trách nhiệm của mình trong việc tuân thủ chúng. Điều này giúp xây dựng văn hóa an toàn thực phẩm trong tổ chức.
- Giảm thiểu chi phí: Đánh giá nội bộ theo ISO 22000 giúp tổ chức phát hiện các quy trình không hiệu quả hoặc các lỗ hổng trong hệ thống an toàn thực phẩm. Việc khắc phục các vấn đề này kịp thời giúp giảm thiểu các chi phí liên quan đến thu hồi sản phẩm, kiện tụng pháp lý và tổn thất do vi phạm các quy định về an toàn thực phẩm.
- Chuẩn bị cho cuộc đánh giá chứng nhận ISO 22000: Việc thực hiện đánh giá nội bộ giúp tổ chức chuẩn bị cho các cuộc đánh giá bên ngoài từ các tổ chức chứng nhận hoặc cơ quan quản lý. Đánh giá nội bộ giúp đảm bảo rằng hệ thống an toàn thực phẩm của tổ chức luôn trong tình trạng tốt nhất và đáp ứng các yêu cầu của bên thứ ba, từ đó giúp đạt được chứng nhận và duy trì sự tuân thủ.
- Đảm bảo duy trì hệ thống FSMS: Đánh giá nội bộ ISO 22000 đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì và phát triển bền vững của hệ thống quản lý an toàn thực phẩm. Qua đó, doanh nghiệp không chỉ đạt được hiệu quả về chất lượng và an toàn thực phẩm mà còn đảm bảo sự phát triển lâu dài và ổn định trong ngành thực phẩm.
Hy vọng rằng bài viết này đã giúp doanh nghiệp có thêm thông tin về Điều khoản 9.2 đánh giá nội bộ ISO 22000. Nếu doanh nghiệp đang có bất kỳ thắc mắc nào liên quan tới Đánh giá nội bộ ISO 22000, hãy liên hệ ngay với KNA CERT để được giải đáp.
- Trụ sở chính: Tầng 11, Tòa nhà Ladeco Building, 266 Đội Cấn, Ba Đình, Hà Nội
- Chi nhánh: Tầng 7, Tòa nhà Thủy Lợi 4, 205A Nguyễn Xí, Phường 26, Quận Bình Thạnh, TPHCM
- Facebook: https://www.facebook.com/KNACertification
- Hotline: 0968.038.122
- Email: salesmanager@knacert.com
Tin Mới Nhất
[Điều khoản 7.1 của ISO 22000] Nguồn lực trong hệ thống quản lý an toàn thực phẩm
Trong ISO 22000 Điều khoản 7.1 đề cập đến nguồn lực cần có trong quá trình xây dựng hệ thống quản lý an toàn thực phẩm (FSMS) của tổ chức. Vậy nội dung của Điều khoản 7.1 theo ISO 22000...
Điều khoản 5 của ISO 22000:2018 - Phân tích sự lãnh đạo trong FSMS
Tiêu chuẩn ISO 22000:2018 là tiêu chuẩn phổ biến để thiết lập hệ thống quản lý an toàn thực phẩm (FSMS). Điều khoản 5 của ISO 22000:2018 là một trong những yêu cầu quan trọng nhất của tiêu chuẩn ISO...
Văn bản pháp quy bắt buộc chứng nhận HACCP không? Luật về HACCP
Việc đảm bảo an toàn thực phẩm trong ngành thực phẩm là ưu tiên hàng đầu. Tiêu chuẩn HACCP là tiêu chuẩn được sử dụng rộng rãi về hệ thống quản lý an toàn thực phẩm. Và có rất nhiều...
Điều kiện đánh giá HACCP không thể bỏ qua
Để đánh giá hệ thống phân tích mối nguy và điểm kiểm soát tới hạn (HACCP) một cách hiệu quả thì việc hiểu rõ các điều kiện đánh giá HACCP là rất quan trọng. Bài viết dưới đây của KNA...
Báo cáo đánh giá nhà máy theo HACCP là gì? Nội dung báo cáo
Một trong những bước quan trọng để duy trì và chứng minh sự tuân thủ HACCP là việc thực hiện đánh giá nhà máy. Báo cáo đánh giá nhà máy theo HACCP phản ánh hiệu quả của hệ thống an...