ISO 22000 là gì? Nội dung chi tiết về Hệ thống ATTP
“ISO 22000 là gì?” – Đây là câu hỏi được những người đang có nhu cầu tìm hiểu và xây dựng Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm (FSMS) quan tâm hiện nay. Tiêu chuẩn ISO 22000:2018 đặt ra những yêu cầu để đảm bảo chuỗi cung ứng thực phẩm an toàn và chất lượng. Hãy cùng KNA CERT tìm hiểu nội dung chi tiết về Tiêu chuẩn ISO 22000 trong bài viết sau.
ISO 22000 là gì?
1. Tiêu chuẩn ISO 22000 là gì?
ISO 22000 là tiêu chuẩn Quốc tế về Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm (FSMS - Food Safety Management System). Tiêu chuẩn ISO 22000 được phát triển bởi Tổ chức Tiêu chuẩn Hóa quốc tế (ISO - International Organization for Standarlization).
Tiêu chuẩn ISO 22000 thiết lập một Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm tiên tiến giúp ngăn ngừa các mối nguy hại có khả năng ảnh hướng tới chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm. ISO 22000 phân tích mối nguy và kiểm soát tới hạn dựa trên tiêu chuẩn HACCP.
2. Tiêu chuẩn ISO 22000:2018 là gì?
Tiêu chuẩn ISO 22000:2018 là phiên bản mới nhất hiện nay của tiêu chuẩn ISO 22000 về Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm, được ban hành vào ngày 19/06/2018.
ISO 22000:2018 ra đời thay thế cho phiên bản trước đó là ISO 22000:2005 (được ban hành vào 01/09/2005).
3. Sự khác biệt chính giữa ISO 22000:2018 và ISO 22000:2005
Nếu doanh nghiệp đã từng áp dụng ISO 22000:2005, bạn sẽ nhận ra hầu hết các yêu cầu trong ISO 22000:2018. Tuy nhiên, có khá nhiều thay đổi so với ISO 22000:2005 mà bạn phải chuẩn bị để chuyển đổi và tuân thủ ISO 22000:2018.
Dưới đây là một số thay đổi quan trọng cần xem xét:
a) Thay đổi do áp dụng HLS
-
Bối cảnh kinh doanh và các bên quan tâm: Chương 4.1 - Các vấn đề bên ngoài và nội bộ, giới thiệu các điều khoản mới để xác định và giám sát một cách có hệ thống bối cảnh kinh doanh; Chương 4.2 - Nhu cầu và mong đợi của các bên quan tâm, giới thiệu các yêu cầu xác định và hiểu những yếu tố có thể ảnh hưởng đến khả năng đạt kết quả dự kiến của Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm.
- Tăng cường nhấn mạnh vào cam kết lãnh đạo và quản lý: Chương 5.1 hiện bao gồm các yêu cầu mới để lãnh đạo tích cực tham gia và chịu trách nhiệm về tính hiệu quả của hệ thống quản lý.
- Quản lý rủi ro: Chương 6.1 hiện yêu cầu các công ty xác định, xem xét và, khi cần thiết, thực hiện hành động để giải quyết mọi rủi ro có thể tác động (tích cực hoặc tiêu cực) đến khả năng hệ thống quản lý mang lại kết quả dự kiến.
- Tăng cường tập trung vào các mục tiêu làm động lực cải tiến: Những thay đổi này có thể được tìm thấy trong Chương 6.2 và chương 9.1 đánh giá hiệu quả hoạt động.
- Các yêu cầu mở rộng liên quan đến truyền thông: Chương 7.4 hiện có tính quy định chặt chẽ hơn về “cơ chế” truyền thông, bao gồm cả việc xác định nội dung, thời điểm và cách thức truyền thông.
- Yêu cầu ít nghiêm ngặt hơn đối với sổ tay an toàn thực phẩm: Thay đổi được giới thiệu ở chương 7.5. Vẫn cần phải có thông tin tài liệu. Thông tin dạng văn bản phải được kiểm soát để đảm bảo nó được bảo vệ đầy đủ (tham khảo 7.5.3). Yêu cầu rõ ràng về việc phải có một thủ tục dạng văn bản đã được loại bỏ.
b) Thay đổi khác dành riêng cho ISO 22000 và quản lý ATTP
- Chu trình PDCA: Phiên bản ISO 2018 làm rõ chu trình Lập kế hoạch (Plan) - Thực hiện (Do) - Kiểm tra (Check) - Hành động (Act), bằng cách có hai chu trình riêng biệt trong tiêu chuẩn hoạt động cùng nhau: một chu trình bao gồm hệ thống quản lý và chu trình kia bao gồm các nguyên tắc của HACCP.
- Phạm vi hiện nay đặc biệt bao gồm thực phẩm dành cho động vật
- Một số thay đổi quan trọng trong định nghĩa: ‘Có hại’ được thay thế bằng ‘ảnh hưởng xấu đến sức khỏe’ để đảm bảo tính nhất quán với định nghĩa về mối nguy an toàn thực phẩm. Việc sử dụng từ ‘đảm bảo’ làm nổi bật mối quan hệ giữa người tiêu dùng và sản phẩm thực phẩm, dựa trên việc đảm bảo an toàn thực phẩm.
- Truyền đạt chính sách an toàn thực phẩm: Chương 5.2.2 - Yêu cầu rõ ràng ban quản lý tạo điều kiện cho nhân viên hiểu rõ về chính sách an toàn thực phẩm.
- Mục tiêu của hệ thống quản lý an toàn thực phẩm: Việc thiết lập các mục tiêu cho hệ thống quản lý an toàn thực phẩm được quy định cụ thể hơn trong Chương 6.2.1 và bao gồm các mục như ví dụ: 'phù hợp với yêu cầu của khách hàng', 'được giám sát' và 'đã được xác minh'.
- Kiểm soát các quy trình, sản phẩm hoặc dịch vụ do bên ngoài cung cấp: Chương 7.1.6 - Điều khoản này yêu cầu phải kiểm soát các nhà cung cấp sản phẩm, quy trình và dịch vụ (bao gồm cả các quy trình thuê ngoài) và đảm bảo truyền đạt đầy đủ yêu cầu liên quan, để đáp ứng an toàn thực phẩm
- Ngoài ra, có một số thay đổi quan trọng trong ISO 22000:2018 so với ISO 22000:2005 liên quan đến hệ thống HACCP.
Đối tượng áp dụng Bộ tiêu chuẩn ISO 22000
Tiêu chuẩn ISO 22000 có thể áp dụng cho mọi tổ chức, doanh nghiệp trong chuỗi cung ứng thực phẩm, không phân biệt quy mô hay vị trí địa lý, tất cả các đơn vị có nhu cầu cung cấp sản phẩm chất lượng, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm đều có thể áp dụng tiêu chuẩn ISO 22000 để xây dựng Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm đạt chuẩn.
Công ty TNHH Emergent Cold Việt Nam là một trong những doanh nghiệp tham gia vào chuỗi cung ứng thực phẩm.
Dưới đây là một số đối tượng tiêu biểu có thể áp dụng tiêu chuẩn ISO 22000 trong lĩnh vực thực phẩm:
- Ngư trường, trang trại trồng trọt - chăn nuôi
- Doanh nghiệp sản xuất Thực phẩm chức năng
- Doanh nghiệp chế biến rau, củ, quả, trứng, thịt, sữa, thủy hải sản
- Doanh nghiệp sản xuất nước tinh khiết, nước ngọt, cafe, rượu, bia
- Doanh nghiệp sản xuất, chế biến gia vị, hương liệu, chất phụ gia
- Đơn vị vận chuyển thực phẩm
- Cơ sở sản xuất chế biến sẵn, quán ăn, nhà hàng, khách sạn, hệ thống lưu động
- Hệ thống siêu thị, cửa hàng bán lẻ
- Doanh nghiệp sản xuất bao gói thực phẩm
- Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ hỗ trợ như: vệ sinh, diệt côn trùng, sản xuất máy móc thiết bị dùng cho thực phẩm
- ….
Nội dung Tiêu chuẩn ISO 22000 mới nhất
1. Cấu trúc ISO 22000:2018
Giới thiệu
1 Phạm vi
2 Tài liệu tham khảo
3 Thuật ngữ và định nghĩa
4 Bối cảnh của tổ chức
4.1 Hiểu tổ chức và bối cảnh của nó
4.2 Hiểu nhu cầu và mong đợi của các bên quan tâm
4.3 Xác định phạm vi của hệ thống quản lý an toàn thực phẩm
4.4 Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm
5 Lãnh đạo
5.1 Sự lãnh đạo và cam kết
5.2 Chính sách
5.3 Vai trò, trách nhiệm và quyền hạn của tổ chức
6 Lập kế hoạch
6.1 Hành động giải quyết rủi ro và cơ hội
6.2 Mục tiêu của hệ thống quản lý an toàn thực phẩm và lập kế hoạch để đạt được chúng
6.3 Lập kế hoạch thay đổi
7 Hỗ trợ
7.1 Tài nguyên
7.2 Năng lực
7.3 Nhận thức
7.4 Giao tiếp
7.5 Thông tin dạng văn bản
8 Vận hành
8.1 Lập kế hoạch và kiểm soát hoạt động
8.2 Chương trình tiên quyết (PRP)
8.3 Hệ thống truy xuất nguồn gốc
8.4 Chuẩn bị và ứng phó với tình huống khẩn cấp
8.5 Kiểm soát mối nguy
8.6 Cập nhật thông tin nêu rõ PRP và kế hoạch kiểm soát mối nguy
8.7 Kiểm soát việc theo dõi và đo lường
8.8 Xác minh liên quan đến PRP và kế hoạch kiểm soát mối nguy
8.9 Kiểm soát sự không phù hợp của sản phẩm và quá trình
9 Đánh giá hiệu suất
9.1 Giám sát, đo lường, phân tích và đánh giá
9.2 Kiểm toán nội bộ
9.3 Xem xét của lãnh đạo
10 Cải tiến
10.1 Sự không phù hợp và hành động khắc phục
10.2 Cải tiến liên tục
10.3 Cập nhật hệ thống quản lý an toàn thực phẩm
Phụ lục A Tham chiếu chéo giữa CODEX HACCP và tài liệu này
Phụ lục B Tham chiếu chéo giữa tài liệu này và ISO 22000:2005
Thư mục
2. Nội dung ISO 22000:2018
Nội dung ISO 22000 bao gồm một loạt những yêu cầu mà các tổ chức, doanh nghiệp cần tuân thủ để đảm bảo an toàn thực phẩm trong toàn bộ chuỗi cung ứng. Dưới đây là một số điểm chính trong nội dung ISO 22000:2018
a. Xác định yêu cầu về Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm
ISO 22000 yêu cầu các tổ chức thiết lập và duy trì một Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm. Điều này bao gồm việc xác định và đánh giá những nguy cơ tiềm ẩn, thiết lập biện pháp kiểm soát và đảm bảo tuân thủ quy định pháp luật liên quan đến ATTP.
KNA CERT hỗ trợ Công ty TNHH Hàng Hóa Nông Sản Việt đạt chứng nhận ISO 22000
b. Xây dựng kế hoạch phòng ngừa và kiểm soát nguy cơ
ISO 22000:2018 yêu cầu các tổ chức xác định và đánh giá những nguy cơ tiềm ẩn liên quan đến an toàn thực phẩm trong quá trình sản xuất và cung ứng. Tổ chức phải phát triển các biện pháp phòng ngừa và kiểm soát để đảm bảo rằng nguy cơ này được giảm thiểu và kiểm soát hiệu quả.
c. Thiết lập các tiêu chuẩn vệ sinh
Tiêu chuẩn ISO 22000 yêu cầu các tổ chức thiết lập các tiêu chuẩn vệ sinh và quy trình làm việc an toàn. Điều này bao gồm việc đảm bảo sự sạch sẽ của các khu vực sản xuất, đảm bảo việc vệ sinh cá nhân và đào tạo nhân viên về quy trình làm việc an toàn.
d. Quản lý các sản phẩm không an toàn
Tiêu chuẩn ISO 22000:2018 yêu cầu các tổ chức thiết lập quy trình quản lý sản phẩm không an toàn. Điều này nhằm đảm bảo rằng các sản phẩm không an toàn được phát hiện, thu hồi và xử lý một cách nhanh chóng, hiệu quả, từ đó đảm bảo an toàn cho người tiêu dùng.
e. Kiểm tra và đánh giá hiệu quả
ISO 22000 yêu cầu các tổ chức thực hiện kiểm tra và đánh giá hiệu quả của Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm. Điều này bao gồm việc thực hiện đánh giá nội bộ để kiểm tra hiệu quả của các biện pháp kiểm soát và đảm bảo rằng Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm luôn được tuân thủ.
f. Liên tục cải thiện
ISO 22000 khuyến khích các tổ chức liên tục cải tiến Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm của mình. Điều này bao gồm việc thu thập thông tin phản hồi từ khách hàng, theo dõi chỉ số hiệu suất và thực hiện những biện pháp cải thiện để nâng cao hiệu quả cũng như đáp ứng yêu cầu an toàn thực phẩm ngày càng cao.
Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm ISO 22000
1. Hệ thống ISO 22000 là gì?
Hệ thống ISO 22000 là Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm (FSMS). Hệ thống ISO 22000 tập hợp các yếu tố có liên quan hoặc tương tác lẫn nhau của tổ chức để thiết lập chính sách, mục tiêu và các quá trình nhằm quản lý an toàn thực phẩm.
Tiêu chuẩn ISO 22000 là một trong những tiêu chuẩn được sử dụng phổ biến nhất hiện nay trên thế giới để xây dựng Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm đạt chuẩn Quốc tế.
2. Các bước xây dựng Hệ thống ISO 22000
- Bước 1: Khởi động dự án
- Bước 2: Thành lập bộ phận chuyên trách
- Bước 3: Khảo sát thực trạng
- Bước 4: Thu thập dữ liệu về quy trình sản xuất và cung ứng thực phẩm
- Bước 5: Đào tạo nhận thức ISO 22000:2018
- Bước 6: Hoàn thiện hạ tầng, trang bị thiết bị (nếu cần)
- Bước 7: Lập kế hoạch xây dựng Hệ thống FSMS
- Bước 8: Soạn thảo quy trình, tài liệu ISO 22000
- Bước 9: Triển khai thực hiện ISO 22000
- Bước 10: Đào tạo đánh giá nội bộ Hệ thống FSMS
- Bước 11: Đánh giá nội bộ
- Bước 12: Hành động khắc phục
- Bước 13: Xem xét của lãnh đạo
- Bước 14: Đăng ký chứng nhận ISO 22000
- Bước 15: Đánh giá chứng nhận ISO 22000
- Bước 16: Hành động khắc phục
- Bước 17: Duy trì chứng nhận ISO 22000
- Bước 18: Tái chứng nhận ISO 22000
Lợi ích khi áp dụng tiêu chuẩn ISO 22000
Dưới đây là 5 lợi ích quan trọng khi áp dụng ISO 22000:
1. Đảm bảo an toàn thực phẩm
Tiêu chuẩn ISO 22000 giúp tăng cường khả năng kiểm soát và quản lý các nguy cơ liên quan đến an toàn thực phẩm. Nhờ vậy doanh nghiệp có thể giảm nguy cơ nhiễm khuẩn thực phẩm, ngộ độc thực phẩm và các vấn đề liên quan đến an toàn thực phẩm khác.
2. Tăng cường uy tín và lòng tin của Khách hàng
Việc tuân thủ tiêu chuẩn ISO 22000 giúp tạo ra một hình ảnh tích cực về một doanh nghiệp có ý thức đảm bảo chất lượng và an toàn thực phẩm trong mắt Khách hàng. Điều này có thể dẫn đến sự tin tưởng và dễ dàng thu hút khách hàng hơn. Nhờ vậy, doanh nghiệp có thể gia tăng doanh số bán hàng và duy trì sự trung thành của các khách hàng cũ.
3. Cải thiện hiệu quả quy trình
Việc này thúc đẩy sự tổ chức, quản lý và theo dõi các quy trình sản xuất thực phẩm, từ việc nhập liệu đến sản xuất và phân phối theo yêu cầu của ISO 2200 giúp doanh nghiệp cải thiện hiệu suất hoạt động và giảm lãng phí đáng kể.
KNA CERT hỗ trợ Công ty Cổ phần Tập đoàn Giống Cây trồng Việt Nam đạt chứng nhận ISO 22000
4. Tiết kiệm chi phí
Mặc dù việc tuân thủ và thực hiện tiêu chuẩn ISO 22000 có thể đòi hỏi một sự đầu tư ban đầu, nhưng nó có thể giúp tiết kiệm chi phí trong tương lai. Bằng cách giảm nguy cơ sản phẩm bị từ chối, kém chất lượng và sự rủi ro về thương hiệu, bạn có thể tiết kiệm chi phí và tăng lợi nhuận.
5. Tuân thủ pháp luật và quy định ATTP
Áp dụng ISO 22000 giúp đảm bảo rằng bạn tuân thủ các quy định và luật pháp liên quan đến an toàn thực phẩm tại thị trường Quốc gia và Quốc tế. Nhờ vậy, doanh nghiệp có thể tránh các vấn đề pháp lý và trừng phạt có thể xảy ra do vi phạm quy định. Ví dụ như: Điểm K – Khoản 1 – Điều 12 - Nghị định số 15/2018/NĐ-CP quy định định rõ: Cơ sở đã được cấp Giấy chứng nhận Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm ISO 22000 không phải thực hiện thủ tục xin cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện VSATTP.
Dịch vụ Hỗ trợ Chứng nhận ISO 22000 của KNA CERT
Là một trong những tổ chức Đào tạo - Chứng nhận uy tín hàng đầu tại Việt Nam hiện nay, KNA CERT cung cấp dịch vụ hỗ trợ Chứng nhận ISO 22000 theo phiên bản mới nhất cho tất cả các tổ chức, doanh nghiệp trong chuỗi cung ứng thực phẩm.
Giấy chứng nhận ISO 22000 (Chứng chỉ ISO 22000) được cấp từ dịch vụ của KNA CERT có đầy đủ giá trị pháp lý, được công nhận Toàn cầu.
KNA CERT cam kết về chất lượng dịch vụ:
- Quy trình làm việc Khoa học – Chuyên nghiệp
- Thủ tục tinh giản – Đảm bảo tiến độ
- Báo phí trọn gói từ A đến Z – Không phát sinh chi phí
- Hỗ trợ 24/7 – Tận tâm – Trách Nhiệm
- Chính sách hậu mãi siêu tốt – Kèm nhiều ưu đãi hấp dẫn
→ Tìm hiểu thêm về Dịch vụ Chứng nhận ISO 22000 của KNA CERT
Hy vọng bài viết này đã phần nào giúp người đọc hiểu tiêu chuẩn ISO 22000 là gì và nắm được một số thông tin về Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm (FSMS). Nếu Quý Doanh Nghiệp muốn biết chi tiết hơn về các yêu cầu của tiêu chuẩn hoặc quan tâm tới dịch vụ chứng nhận ISO 22000, vui lòng liên hệ với KNA CERT theo số Hotline: 0968.038.122 hoặc Email: salesmanager@knacert.com để được hỗ trợ sớm nhất.
Tin Mới Nhất
KNA CERT thông báo nghỉ Lễ Quốc Khánh 2-9-2024
Chào mừng kỷ niệm 79 năm Ngày Quốc khánh nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam (2/9/1945 - 2/9/2024). KNA CERT xin thông báo lịch nghỉ lễ của Công Ty
Duy trì ISO 9001:2015 như thế nào? Phương pháp duy trì ISO 9001 hiệu quả
Duy trì Hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001:2015 hiệu quả là một quá trình liên tục, đòi hỏi sự cam kết từ toàn bộ doanh nghiệp. Nếu như để được chứng nhận ISO 9001 là một quá trình...
Thời hạn hết hiệu lực của ISO 9001:2015 là lúc nào? Khi nào ISO sẽ ban hành phiên bản mới?
Trước câu hỏi “Thời hạn hết hiệu lực của ISO 9001:2015 là khi nào?” nhiều người sẽ nhầm lẫn với thời gian hết hiệu lực của chứng nhận ISO 9001:2015. Tuy nhiên hai khái niệm về thời hạn hiệu lực...
Workshop "Thực hành kiểm kê khí nhà kính theo tiêu chuẩn ISO 14064-1 cho ngành thực phẩm"
THƯ MỜI THAM DỰ HỘI THẢO "Thực hành kiểm kê khí nhà kính theo tiêu chuẩn ISO 14064-1 cho ngành thực phẩm" Khí nhà kính hiện đang là nguyên nhân làm gia tăng sự
Chứng chỉ ISO 9001 là gì? Mẫu giấy chứng nhận chuẩn & Lợi ích khi sở hữu
Chứng chỉ ISO 9001 là bằng chứng chứng mình hệ thống quản lý chất lượng của một tổ chức phù hợp theo tiêu chuẩn Quốc tế. Vậy chứng chỉ ISO 9001 là gì và công ty nào cung cấp chứng...
Điều khoản 9.2 ISO 14001: Đánh giá nội bộ EMS (Các yêu cầu chính)
Điều khoản 9.2 trong ISO 14001:2015 yêu cầu tổ chức phải tiến hành đánh giá nội bộ để kiểm tra hiệu quả của Hệ thống quản lý môi trường (EMS). Hãy tìm hiểu các yêu cầu chính mà Điều khoản...