Cùng doanh nghiệp vươn tầm quốc tế
nâng vị thế thương hiệu
quốc gia

MENU
KNA Cert - Quality Innovation

Để xuất khẩu, hàng may mặc Việt Nam cần dáp ứng yêu cầu gì ?

Nhờ những hiệp định thương mại, ngành dệt may Việt Nam đang có cơ hội lớn để phát triển. Trong đó, xuất khẩu chính là hướng đi quan trọng trong chiến lược phát triển này. Vậy có những tiêu chuẩn nào đối với hàng may mặc Việt Nam khi xuất khẩu sang các nước?

Để xuất khẩu, hàng may mặc Việt Nam cần tuân thủ theo một số tiêu chuẩn nhất định

Yêu cầu về hình dáng bên ngoài

Để xuất khẩu, hàng may mặc cần đáp ứng một số tiêu chuẩn về hình dáng, kiểu mẫu và kích thước cơ bản:

  • Hình dáng quần áo phù hợp với bản thiết kế, tránh để trường hợp “treo đầu dê bán thịt chó”. Đặc biệt, với những quần áo có nhiều lớp, các lớp bên trong cần phù hợp với màu sắc, chất liệu của những lớp ngoài.
  • Đối với quần áo thông dụng, kiểu mẫu và kích thước cơ bản phải tuân thủ quy định trong tiêu chuẩn các cấp hoặc trong hợp đồng.
  • Kích thước sai lệch cho phép cũng đã được quy định cụ thể. 
  • Đối với quần áo 2 lớp, quá trình kiểm tra kích thước sai lệch cho lớp ngoài tương tự như quần áo thông dụng. Lớp trong cần phù hợp với thông số lớp ngoài để trong quá trình may, kiểu dáng sản phẩm không bị ảnh hưởng. 
  • Đối với sản phẩm có nhiều lớp dựng, lớp ngoài và lớp trong được xem như tương đương với quần áo thông dụng và quần áo 2 lớp, do vậy quá trình kiểm tra cũng diễn ra như vậy. Với lớp dựng, quy định về kích thước và vị trí sẽ được kiểm tra theo yêu cầu sản phẩm. 
  • Quy mô của ngành dệt may xuất khẩu tại Việt Nam thuộc top 3 thế giới.

Yêu cầu về mặt kỹ thuật

Bất kể mẫu mã, hình dáng bên ngoài ra sao, mỗi loại nguyên liệu (bao gồm cả nguyên liệu chính và nguyên liệu phụ), phụ kiện trang trí đều cần tuân thủ theo đúng quy chuẩn:

  • Vải chính: Chất lượng phải tốt, đáp ứng tiêu chuẩn đã được ký kết trong hợp đồng.
  • Vải dựng: Có màu sắc, độ co dãn và độ dày phù hợp với vải chính, giúp cho sản phẩm khi hoàn thiện được chỉn chu nhất có thể.
  • Vải lót: Có tính chất cơ - lý - hóa phù hợp, không làm ảnh hưởng đến kích thước sản phẩm đầu ra. 
  • Đối với từng loại nguyên liệu, tiêu chuẩn cụ thể được quy định như sau:
  • Chỉ may: Phù hợp với đường may liên kết; đúng mẫu đã nêu ra trong hợp đồng. Phụ liệu chỉ may phải có độ bền kéo đứt tối thiểu là 7N (700 gram). Đối với chỉ hay tơ vắt sổ, cần có độ mềm mại, trơn đều. Đối với chỉ thêu, phải có độ bền màu và đồng màu, đảm bảo chất lượng họa tiết trong quá trình sản xuất.

Cúc, gài và dán: Các loại cúc cần có chất lượng tốt, đảm bảo, có độ bền cơ và độ bền nhiệt cao để trong lúc gia công và sử dụng, cúc không bị biến dạng. Bên cạnh đó, màu sắc và kích thước phải phù hợp với thiết kế quần áo hoặc tuân thủ theo yêu cầu quy định trong hợp đồng. Các loại gài phải có tính thẩm mỹ, dễ liên kết và sử dụng. Băng dính có kích thước phù hợp và có độ bám dính cao, gắn chắc vào sản phẩm.

Khóa kéo: Cần phải bền, chắc, có màu sắc và kích thước phù hợp với vị trí đặt khóa kéo.
Nhãn mác: Nhãn chính, nhãn hướng dẫn sử dụng được thiết kế rõ ràng, trình bày đẹp mắt, kích thước và nội dung chính xác theo hợp đồng.

Yêu cầu về cách ghi nhãn, bao gói, vận chuyển

Đối với nhãn dán và bao bì: Các thông tin về nguồn gốc xuất xứ, kiểu sản phẩm, nguyên liệu, màu sắc, hướng dẫn sử dụng, địa chỉ nhận hàng, số hợp đồng, số lô, khối lượng sản phẩm,…phải được thể hiện đầy đủ, chính xác.

Đối với quá trình vận chuyển: Các đơn vị vận tải cần đảm bảo về an toàn vệ sinh và chất lượng sản phẩm. Nơi bảo quản cần có diện tích đủ lớn, có mái che, không được chứa cũng các vật dụng hay chất dễ gây cháy nổ.

Trên đây là các tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm may mặc. Đó cũng chính là khuôn khổ chung để đánh giá ngành dệt may. Không chỉ doanh nghiệp mà cả người tiêu dùng nên tìm hiểu và nắm rõ những tiêu chuẩn này.

Hy vọng bài viết trên cung cấp cho bạn thêm thông tin về Yêu cầu đối với hàng may mặc của Việt Nam khi xuất khẩu ra nước ngoài.  Truy cập website https://knacert.vn/ để đọc thêm những bài viết khác. 

Liên hệ hotline 0968.038.122 hoặc email salesmanager@knacert.com để được hỗ trợ đăng ký khóa học về Tiêu chuẩn Dệt may.

Tin Mới Nhất

Mục đích của ISO 9001: Cốt lõi của hệ thống quản lý chất lượng 

18-04-2025

Mục đích của ISO 9001: Cốt lõi của hệ thống quản lý chất lượng 

Tìm hiểu mục đích của ISO 9001 theo tổ chức ISO: vì sao tiêu chuẩn này được xây dựng và vai trò thực sự trong quản lý chất lượng. 

Workshop

02-04-2025

Workshop "Lương và chính sách chế độ cho người lao động theo tiêu chuẩn trách nhiệm xã hội”

Thứ Sáu – Ngày 25/04/2025 (⏰ Từ 9:00–11:30 sáng), KNA CERT tổ chức Hội thảo trực tuyến Miễn phí với chủ đề “Lương và chính sách chế độ cho người lao động theo tiêu chuẩn trách nhiệm xã hội”

EU siết chặt quy định với nông sản tươi nhập khẩu

20-03-2025

EU siết chặt quy định với nông sản tươi nhập khẩu

Liên minh Châu Âu (EU) đang áp dụng các quy định nghiêm ngặt hơn đối với nông sản nhập khẩu nhằm đảm bảo an toàn thực phẩm, kiểm soát dư lượng hóa chất bảo vệ thực vật và bảo vệ...

Vai trò của phát triển xanh trong kỷ nguyên mới

19-03-2025

Vai trò của phát triển xanh trong kỷ nguyên mới

Trong kỷ nguyên mới, phát triển xanh không chỉ đơn thuần là một giải pháp bảo vệ môi trường mà còn là động lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và nâng cao chất lượng cuộc sống. Đây là mô...

Ngành gỗ và bài toán thay đổi để thích ứng thị trường

18-03-2025

Ngành gỗ và bài toán thay đổi để thích ứng thị trường

Dù phải đối mặt với nhiều rào cản thương mại từ các thị trường đối tác, ngành gỗ Việt Nam vẫn đứng trước cơ hội phát triển mạnh mẽ khi nhu cầu đồ nội thất gỗ trên thế giới tiếp...

ESG: Chìa khóa phát triển bền vững hay hiệu ứng phong trào?

18-03-2025

ESG: Chìa khóa phát triển bền vững hay hiệu ứng phong trào?

Trong suốt thập kỷ qua, ESG (Environmental - Môi trường, Social - Xã hội, Governance - Quản trị) đã trở thành một chủ đề nóng trên toàn cầu. Nhiều người xem đây là chìa khóa giúp doanh nghiệp phát triển...

KNA đồng hành cùng bạn trên chặng đường vươn xa phía trước
Cùng phát triển bền vững & thịnh vượng

back to top
mesenger zalo
phone
0968.038.122
TẢI BẢNG GIÁ