Dịch vụ Hướng dẫn Khai báo – Tính toán – Lập báo cáo CBAM mới nhất
KNA CERT cung cấp dịch vụ Hướng dẫn Khai báo – Tính toán – Lập báo cáo CBAM (Cơ chế điều chỉnh biên giới Carbon) theo yêu cầu của Khách Hàng, đảm bảo đáp ứng các quy định xuất nhập khẩu của Liên minh Châu Âu (EU) với chi phí tiết kiệm và quy trình khoa học.
CƠ CHẾ ĐIỀU CHỈNH BIÊN GIỚI CARBON (CBAM) LÀ GÌ?
Cơ chế điều chỉnh biên giới Carbon (CBAM - Carbon Border Adjustment Mechanism) là một trong những giải pháp chống biến đổi khí hậu toàn cầu được Liên minh châu Âu (EU) đưa ra. Đây là một loại phí hoặc thuế quan đánh vào hàng hóa nhập khẩu vào EU dựa trên lượng khí nhà kính thải ra trong quá trình sản xuất. Về cơ bản, CBAM hướng đến mục tiêu tạo ra một hệ thống minh bạch và công bằng bằng cách áp dụng giá carbon cho hàng nhập khẩu, phản ánh hàm lượng carbon của hàng hóa đưa vào thị trường.
PHẠM VI ĐỐI TƯỢNG ÁP DỤNG CBAM?
1. Về khí thải
Loại khí thải thuộc phạm vi kiểm soát của CBAM là khí Carbon (CO2). Đây là loại khí nhà kính chính, chiếm khoảng 75% tổng lượng khí nhà kính do con người gây ra
2. Về sản phẩm
Giai đoạn đầu tiên của Cơ chế điều chỉnh biên giới Carbon (CBAM) sẽ được triển khai trong ba năm, có hiệu lực vào ngày 01/10/2023. Giai đoạn thử nghiệm ban đầu này tập trung vào các ngành phát thải cao, bao gồm:
- Xi măng
- Phân bón
- Sắt và thép
- Nhôm
- Hydrogen
- Điện
Sau đó, CBAM sẽ dần dần được tăng cường để bao gồm nhiều ngành hơn như: hóa chất hữu cơ, nhựa,… cho đến khi có hiệu lực đầy đủ từ ngày 01/01/2026. Chỉ khi đó, giá carbon mới được tính.
Lộ trình tới năm 2034, hầu hết các hàng hóa có chứa CO2 trong EU-ETS (Hệ thống Thương mại Khí thải Liên minh Châu Âu) đều sẽ thuộc phạm vi kiểm soát của CBAM.
3. Về quốc gia
Tất cả các doanh nghiệp thuộc các nước ngoài EU có sản phẩm hàng hóa thuộc phạm vi quy định của CBAM khi xuất khẩu vào EU đều phải khai báo và nộp báo cáo CBAM cho Ủy ban Châu Âu.
LỢI ÍCH KHI DOANH NGHIỆP TUÂN THỦ CBAM
- Kiểm soát tác động môi trường của chuỗi cung ứng hiệu quả hơn
- Đáp ứng yêu cầu của khách hàng, đối tác và thị trường xuất khẩu
- Tránh rủi ro pháp lý và tài chính trong hoạt động xuất nhập khẩu
- Tăng cường khả năng cạnh tranh so với những đối thủ không tuân thủ CBAM
- Mở rộng cơ hội kinh doanh, đặc biệt ở là ở thị trường EU
- Nâng cao uy tín thương hiệu và xây dựng hình ảnh doanh nghiệp xanh
- Đóng góp vào mục tiêu chung về giảm phát thải carbon
- Thúc đẩy sự phát triển bền vững
- Chuẩn bị tốt cho các chính sách môi trường tương tự trong tương lai
NỘI DUNG CẤU TRÚC BÁO CÁO CBAM
Doanh nghiệp phải tuân thủ theo cấu trúc báo cáo CBAM được liệt kê trong Bảng 1 của Phụ lục I trong Quy định thực hiện 2023/1773 của Ủy ban Châu Âu. Theo đó, báo cáo CBAM bao gồm các nội dung chính sau:
- Ngày phát hành báo cáo
- ID bản thảo báo cáo
- ID báo cáo
- Thời gian báo cáo
- Doanh nghiệp khai báo cáo kèm địa chỉ
- Người đại diện doanh nghiệp kèm địa chỉ
- Nhà nhập khẩu kèm địa chỉ
- Cơ quan có thẩm quyền kèm chữ ký xác nhận báo cáo
- Loại phương pháp báo cáo áp dụng
- Thông tin về hàng hóa CBAM nhập khẩu (xuất xứ, số mặt hàng, mã hàng hóa,…)
- Chứng từ hỗ trợ cho hàng hóa
- Khí thải hàng hóa CBAM (khí thải trực tiếp, khí thải gián tiếp)
- Nhận xét
- …
QUY TRÌNH THỰC HIỆN BÁO CÁO CBAM
KHI NÀO CẦN NỘP BÁO CÁO CBAM?
Cơ chế điều chỉnh biên giới Carbon (CBAM) bắt đầu có hiệu lực bằng thời kỳ quá độ kể từ ngày 01/10/2023.
Trong giai đoạn quá độ từ 01/10/2023 đến 31/12/2025, doanh nghiệp thực hiện chế độ báo cáo, tổng hợp dữ liệu, trao đổi thông tin, thí điểm kê khai và nộp các mẫu báo cáo CBAM vào cuối các quý. Trong giai đoạn này, doanh nghiệp có thể áp dụng lịnh hoạt ba phương pháp tính phát thải (kê khai, tham chiếu nước thứ ba, mặc định) và chưa phải nộp bất kỳ khoản phí carbon nào.
Từ ngày 01/01/2026, Cơ chế điều chỉnh biên giới Carbon (CBAM) sẽ được áp dụng chính thức và đầy đủ, theo đó thống nhất phương pháp tính xả thải của EU và các doanh nghiệp sẽ phải nộp phí xả thải tương ứng với lượng phát thải có trong các sản phẩm hàng hóa vào EU.
HẬU QUẢ CỦA VIỆC KHÔNG KHAI BÁO CBAM
Chỉ áp dụng hình phạt nếu:
- Doanh nghiệp không đáp ứng được nghĩa vụ báo cáo
- Báo cáo CBAM của doanh nghiệp không chính xác hoặc không đầy đủ và người khai báo báo cáo chưa thực hiện các bước cần thiết để sửa báo cáo CBAM sau khi cơ quan có thẩm quyền yêu cầu triển khai quy trình sửa chữa.
Hình phạt bao gồm:
- Các doanh nghiệp không thực hiện đúng nghĩa vụ CBAM có thể phải chịu tiền phạt và chế tài. Mức phạt sẽ dao động từ 10€ đến 50€ cho mỗi tấn hàng hóa nhập khẩu không khai báo hoặc mỗi tấn khí thải ẩn chưa báo cáo
- Các doanh nghiệp cũng có thể bị phạt bằng cách thu hồi tư cách người khai báo CBAM được ủy quyền.
Trong đó, số tiền phạt chính xác do từng Quốc gia thành viên quy định và phụ thuộc vào những yếu tố sau:
- Mức độ thông tin chưa được báo cáo
- Số lượng hàng hóa nhập khẩu chưa được báo cáo và lượng khí thải chưa được báo cáo của chúng
- Sự sẵn lòng của người khai báo trong việc cung cấp thêm thông tin hoặc sửa báo cáo CBAM theo yêu cầu
- Hành vi cố ý hoặc vô ý của người khai báo
- Hành vi trong quá khứ của người khai báo liên quan đến việc tuân thủ các nghĩa vụ báo cáo
- Mức độ hợp tác của người khai báo trong việc chấm dứt hành vi vi phạm
- Người khai báo có tự nguyện thực hiện các bước để đảm bảo rằng hành vi vi phạm tương tự không thể xảy ra trong tương lai hay không.
* Lưu ý: Hình phạt có thể cao hơn nếu doanh nghiệp chậm nộp báo cáo quá sáu tháng theo yêu cầu. Để tránh những hậu quả này, hãy đảm bảo lập báo cáo CBAM chính xác và được nộp đúng thời hạn.
DỊCH VỤ HƯỚNG DẪN KHAI BÁO – TÍNH TOÁN – LẬP BÁO CÁO CBAM CỦA KNA CERT
1. Giải pháp toàn diện của KNA CERT
Hiểu rõ thách thức của doanh nghiệp trong việc tuân thủ CBAM, KNA CERT cung cấp giải pháp hướng dẫn khai báo – tính toán – lập báo cáo CBAM với các bước chính:
- Hướng vấn chuyên sâu về CBAM: KNA CERT cung cấp kiến thức đầy đủ và cập nhật thông tin mới nhất về các yêu cầu của CBAM, từ đó giúp doanh nghiệp hiểu rõ những gì cần chuẩn bị và thực hiện.
- Hướng dẫn khai báo chính xác: Việc khai báo lượng khí thải không chính xác có thể dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng. Đội ngũ chuyên gia của KNA CERT sẽ hỗ trợ doanh nghiệp thu thập dữ liệu, phân tích và hoàn thành quy trình khai báo CBAM một cách chính xác nhất.
- Tính toán lượng phát thải carbon: Với các công cụ và phương pháp tiên tiến, KNA CERT hỗ trợ tính toán chi tiết lượng khí thải carbon phát sinh trong quá trình sản xuất, từ đó giúp doanh nghiệp định lượng rõ mức phát thải của mình và có kế hoạch điều chỉnh hợp lý.
- Lập báo cáo CBAM chuyên nghiệp: Báo cáo CBAM cần phải tuân thủ những tiêu chuẩn khắt khe của EU. KNA CERT sẽ giúp doanh nghiệp xây dựng báo cáo đầy đủ, chính xác, và đảm bảo đáp ứng tất cả các yêu cầu kỹ thuật của CBAM.
2. Vì sao nên chọn KNA CERT?
- Kinh nghiệm lâu năm: Với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực hướng dẫn và hỗ trợ tuân thủ các tiêu chuẩn quốc tế, KNA CERT là đơn vị hàng đầu giúp doanh nghiệp tự tin vượt qua những rào cản của thị trường xuất khẩu
- Đội ngũ chuyên gia giàu kinh nghiệm: Các chuyên gia của KNA CERT không chỉ am hiểu về CBAM mà còn có kiến thức sâu rộng về các tiêu chuẩn khí nhà kính khác như ISO 14064, giúp doanh nghiệp có cái nhìn tổng quan và xây dựng chiến lược phù hợp.
- Hỗ trợ liên tục: KNA CERT cam kết đồng hành với doanh nghiệp trong suốt quá trình thực hiện CBAM, từ khai báo, tính toán đến lập báo cáo và điều chỉnh báo cáo theo yêu cầu của Ủy ban Châu Âu.
- Tùy chỉnh dịch vụ theo nhu cầu của khách hàng: KNA CERT cung cấp các gói dịch vụ linh hoạt, phù hợp với quy mô và nhu cầu của từng doanh nghiệp. Dù là doanh nghiệp nhỏ hay tập đoàn lớn, KNA CERT đều có giải pháp tối ưu cho từng đối tượng, giúp tiết kiệm chi phí và đạt hiệu quả cao.
Hãy liên hệ với KNA CERT ngay hôm nay để tìm hiểu chi tiết về dịch vụ Hướng dẫn Khai báo – Tính toán – Lập báo cáo CBAM và nhận báo giá ưu đãi mới nhất
- Trụ sở chính: Tầng 11, Tòa nhà Ladeco Building, 266 Đội Cấn, Ba Đình, Hà Nội
- Chi nhánh: Tầng 7, Tòa nhà Thủy Lợi 4, 205A Nguyễn Xí, Phường 26, Quận Bình Thạnh, TPHCM
- Facebook: https://www.facebook.com/KNACertification
- Hotline: 0968.038.122
- Email: salesmanager@knacert.com
Tin Mới Nhất

EU siết chặt quy định với nông sản tươi nhập khẩu
Liên minh Châu Âu (EU) đang áp dụng các quy định nghiêm ngặt hơn đối với nông sản nhập khẩu nhằm đảm bảo an toàn thực phẩm, kiểm soát dư lượng hóa chất bảo vệ thực vật và bảo vệ...

Vai trò của phát triển xanh trong kỷ nguyên mới
Trong kỷ nguyên mới, phát triển xanh không chỉ đơn thuần là một giải pháp bảo vệ môi trường mà còn là động lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và nâng cao chất lượng cuộc sống. Đây là mô...

Ngành gỗ và bài toán thay đổi để thích ứng thị trường
Dù phải đối mặt với nhiều rào cản thương mại từ các thị trường đối tác, ngành gỗ Việt Nam vẫn đứng trước cơ hội phát triển mạnh mẽ khi nhu cầu đồ nội thất gỗ trên thế giới tiếp...

ESG: Chìa khóa phát triển bền vững hay hiệu ứng phong trào?
Trong suốt thập kỷ qua, ESG (Environmental - Môi trường, Social - Xã hội, Governance - Quản trị) đã trở thành một chủ đề nóng trên toàn cầu. Nhiều người xem đây là chìa khóa giúp doanh nghiệp phát triển...

Ngành Nhựa: Tiềm năng phát triển & Bài toán xanh hóa
Ngành Nhựa Việt Nam đang cho thấy những bước tiến mạnh mẽ khi nhu cầu thị trường liên tục mở rộng, đặc biệt ở các lĩnh vực như xây dựng, sản xuất công nghiệp và bao bì. Dù đối mặt...

Lợi ích từ giảm phát thải khí nhà kính với Tài chính - Xã hội - Môi trường
Việc giảm phát thải khí nhà kính không chỉ giúp hạn chế biến đổi khí hậu mà còn mang lại nhiều lợi ích quan trọng về tài chính, xã hội và môi trường. Khi chính quyền địa phương, doanh nghiệp...