Cùng doanh nghiệp vươn tầm quốc tế
nâng vị thế thương hiệu
quốc gia

MENU
KNA Cert - Quality Innovation

EU xem xét cấm các loại "hóa chất vĩnh cửu" (PFAS)

Đầu năm 2023, Liên minh Châu Âu (EU) bắt đầu xem xét đề xuất về việc cấm các loại "hóa chất vĩnh cửu" (PFAS) vì những nguy hại mà nó đem lại cho môi trường và sức khỏe con người.

"Hóa chất vĩnh cửu" (PFAS) là gì?

PFAS hay còn gọi là “Hóa chất vĩnh cửu” được sản xuất kể từ những năm 1940 và có thể được tìm thấy trong các sản phẩm không dính như teflon, các sản phẩm không thấm nước, các loại sơn, các sản phẩm tẩy rửa, bao bì thực phẩm và bọt chữa cháy...

PFAS là một nhóm gồm hàng nghìn hóa chất tổng hợp tồn tại vô cùng bền vững trong môi trường và cơ thể chúng ta. PFAS là tên viết tắt của các chất perfluoroalky và polyfluoroalkyl, bao gồm các hóa chất như PFOS, PFOA và GenX. PFAS được sử dụng rộng rãi trong sản xuất bao bì có khả năng chống thấm dầu mỡ và nước cho các loại thực phẩm như bánh kẹp thịt, bánh ngọt.

Các hóa chất này có khả năng dễ dàng đi vào không khí, bụi, thực phẩm, đất và nước. Con người cũng có thể tiếp xúc với PFAS thông qua bao bì thực phẩm và nhiều sản phẩm công nghiệp khác. PFAS tiềm ẩn nhiều tác động có hại đối với sức khỏe con người như tổn thương gan, bệnh tuyến giáp, giảm khả năng sinh sản, cholesterol cao, béo phì, ức chế hormone và ung thư...

Trong một tuyên bố, Cơ quan Thú y và Thực phẩm Đan Mạch cho biết, các hóa chất PFAS rất khó phân hủy trong môi trường, thậm chí một số loại chất còn tích tụ trong cơ thể người và động vật. Trong nhóm PFAS, PFOS và PFOA là hai hóa chất được nghiên cứu nhiều nhất. Cơ quan Bảo vệ môi trường Mỹ xác định hai hóa chất này là chất gây ô nhiễm. Mỹ đã không còn sản xuất hoặc nhập khẩu PFOA và PFOS.

Dự thảo cấm các loại hóa chất PFAS tại EU

PFAS hiện được sử dụng trong hàng nghìn sản phẩm, trong đó có máy bay, ô tô, hàng dệt may, thiết bị y tế...  Các hóa chất PFAS có khả năng tồn tại lâu dài trong đất, nước và không khí bất chấp nhiệt độ khắc nghiệt và hiện tượng ăn mòn. Tuy nhiên, những loại hóa chất này liên quan tới những nguy cơ sức khỏe như ung thư, rối loạn nội tiết tố, suy giảm hệ miễn dịch, tăng cholesterol, giảm khả năng sinh sản... cũng như gây hại cho môi trường.

Trước mức độ nguy hại trên của hóa chát PFAS, trong một tuyên bố chung, 5 quốc gia gồm Đức, Hà Lan, Đan Mạch, Thụy Điển, Na Uy cho biết đã và đang hợp tác soạn thảo đề xuất việc cấm các loại "hóa chất vĩnh cửu" (PFAS). Những nước này nhấn mạnh, nếu được thông qua, đây sẽ là "một trong những lệnh cấm lớn nhất đối với các loại hóa chất tại châu Âu". Đại diện các quốc gia nói thêm rằng lệnh cấm PFAS sẽ làm giảm lượng PFAS trong môi trường trong thời gian dài, đồng thời sẽ tạo ra các sản phẩm và quy trình an toàn hơn cho con người.

Theo dự thảo đề xuất, các công ty sẽ có thời gian từ 18 tháng đến 12 năm để đưa ra các chất thay thế, tùy theo tính ứng dụng và tính sẵn có của các chất thay thế đó. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, hiện vẫn chưa có loại thay thế nào như vậy, thậm chí có những trường hợp không thể có chất thay thế. Mặc dù vậy, 5 quốc gia trên vẫn cho rằng các công ty cần bắt tay ngay vào việc tìm kiếm các chất thay thế từ bây giờ.

Dự thảo cho biết có khoảng 140.000 - 310.000 tấn PFAS đã được bán ra tại thị trường Châu Âu trong năm 2020 và tổng chi phí thăm khám, điều trị hằng năm liên quan đến việc tiếp xúc với những loại hóa chất này tại "Lục địa Già" ước tính từ 52 - 84 tỷ euro (tương đương khoảng 55,7 - 90 tỷ USD).

Các Cơ quan Hóa chất Châu Âu (ECHA - European Chemicals Agency), 2 ủy ban khoa học gồm Ủy ban Đánh giá rủi ro (RAC) và Ủy ban Phân tích Kinh tế - Xã hội (SEAC) sẽ cùng nhau xem xét liệu đề xuất này có phù hợp với các quy định của EU đối với các hóa chất có tên gọi REACH hay không. Việc này sẽ được tiến hành thông qua đánh giá khoa học và tham vấn từ các chuyên gia ngành công nghiệp hóa chất.

ECHA cho biết ủy ban này và SEAC có thể cần nhiều hơn 12 tháng so với thông thường để đưa ra đánh giá của họ. Sau đó, Ủy ban châu Âu (EC) và các nước thành viên EU sẽ đưa ra quyết định về những biện pháp hạn chế tiềm năng.

Các sáng kiến nhằm hạn chế sử dụng PFAS

Được biết, bắt đầu từ năm 2020, Đan Mạch là quốc gia đầu tiên cấm sử dụng hóa chất PFAS trong sản xuất bao bì thực phẩm. Chính phủ Đan Mạch cho biết, nước này có thể sẽ tiếp tục sử dụng giấy và giấy tái chế để đóng gói thực phẩm nhằm hạn chế hóa chất.

Ngoài ra, các hợp chất PFAS phải được ngăn cách với thực phẩm bằng một “hàng rào” để bảo đảm chất này không thể xâm nhập vào thực phẩm. Theo quy định mới, các đồ dùng như giấy nướng bánh và túi làm bỏng ngô trong lò vi sóng phải được bảo đảm không chứa các hóa chất PFAS.

Bà Arlene Blum - Viện Chính sách khoa học xanh và Khoa Hóa học của Đại học California, Mỹ nhận xét, Đan Mạch đang đi tiên phong trên hành trình mang thực phẩm có lợi hơn cho sức khỏe đến với người tiêu dùng. Bà mong rằng quyết định mới của Đan Mạch sẽ khuyến kích các nước khác trên khắp EU, nước Mỹ và toàn Thế giới có các hành động tương tự.

Các sáng kiến nhằm hạn chế sử dụng PFAS cũng đang được thúc đẩy ở nhiều nơi trên Thế giới. Tập đoàn đa quốc gia 3M của Mỹ vào tháng 12/2022 đã tự đặt ra mục tiêu ngừng sản xuất PFAS vào năm 2025. Trước đó một tháng, 3M và công ty hóa chất DuPont de Nemours (doanh nghiệp Mỹ) là 2 trong số các công ty khác bị Tổng chưởng lý bang California kiện và yêu cầu bồi thường chi phí dọn dẹp PFAS.

Trước đó, Chính phủ Mỹ cho biết sẽ đề xuất chỉ định một số “hóa chất vĩnh cửu” là chất độc hại theo chương trình Superfund của quốc gia này. Trong khi đó, DuPont cho biết họ đang giới hạn việc sử dụng PFAS đối với "các ứng dụng công nghiệp thiết yếu" và đang làm việc với khách hàng để tìm kiếm những chất thay thế khác.

Tư vấn từ chuyên gia

CÓ THỂ BẠN CHƯA BIẾT: Bạn có thể bị phơi nhiễm với PFAS như thế nào?

  • Thực phẩm

PFAS có thể xâm nhập vào thực phẩm khi thực phẩm tiếp xúc với một số loại bao bì thực phẩm và dụng cụ nấu nướng có chứa PFAS đã xuống cấp. PFAS có thể tích tụ trong cá và động vật có vỏ sống ở vùng nước bị ô nhiễm và trong trái cây hoặc rau trồng ở vùng nước bị ô nhiễm.

  • Nước uống bị ô nhiễm

Nước uống bị nhiễm PFAS là nguồn phơi nhiễm PFAS phổ biến. Hầu hết các trường hợp nước uống bị ô nhiễm ở Hoa Kỳ là kết quả của việc ô nhiễm từ các địa điểm huấn luyện chữa cháy, cơ sở quân sự hoặc cơ sở sản xuất.

  • Sản phẩm Gia dụng và Vật liệu Xây dựng

Nhiều sản phẩm cá nhân và gia dụng có chứa PFAS và việc sử dụng chúng có thể tạo ra các tình huống vô tình nuốt phải hoặc hít phải chúng. PFAS có thể được tìm thấy trong lớp phủ chống vết bẩn được sử dụng trên thảm, vải bọc và các loại vải khác, quần áo chống nước, sản phẩm tẩy rửa, sản phẩm chăm sóc cá nhân (dầu gội, chỉ nha khoa) và mỹ phẩm (sơn móng tay, trang điểm mắt), sơn, vecni và chất dán kín.

  • Bụi ô nhiễm

Bụi có thể bị nhiễm PFAS thông qua sự phân hủy vật liệu xây dựng hoặc sản phẩm có chứa PFAS. Sau đó, người ta có thể vô tình nuốt phải loại bụi này khi chúng dính vào tay, bát đĩa hoặc đồ chơi của họ.  Trẻ nhỏ có nguy cơ nhiễm lớn khi thường xuyên cho đồ vật hoặc tay vào miệng.

----------------------------------------------------------------------------------------------------

Các thông tin trên cho thấy việc sử dụng nguyên liệu tái chế, sản phẩm xanh, thân thiện với môi trường và an toàn cho sức khỏe người tiêu dùng là xu hướng tất yếu của xã hội hiện đại. Nếu doanh nghiệp có nhu cầu kiểm nghiệm hóa chất trong các sản phẩm của mình, vui lòng liên hệ theo số Hotline: 0968.038.122 hoặc Email: salesmanager@knacert.com để được hỗ trợ.

Tin Mới Nhất

KNA CERT thông báo nghỉ Lễ Quốc Khánh 2-9-2024

28-08-2024

KNA CERT thông báo nghỉ Lễ Quốc Khánh 2-9-2024

Chào mừng kỷ niệm 79 năm Ngày Quốc khánh nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam (2/9/1945 - 2/9/2024). KNA CERT xin thông báo lịch nghỉ lễ của Công Ty

Duy trì ISO 9001:2015 như thế nào? Phương pháp duy trì ISO 9001 hiệu quả

20-08-2024

Duy trì ISO 9001:2015 như thế nào? Phương pháp duy trì ISO 9001 hiệu quả

Duy trì Hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001:2015 hiệu quả là một quá trình liên tục, đòi hỏi sự cam kết từ toàn bộ doanh nghiệp. Nếu như để được chứng nhận ISO 9001 là một quá trình...

Thời hạn hết hiệu lực của ISO 9001:2015 là lúc nào? Khi nào ISO sẽ ban hành phiên bản mới?

20-08-2024

Thời hạn hết hiệu lực của ISO 9001:2015 là lúc nào? Khi nào ISO sẽ ban hành phiên bản mới?

Trước câu hỏi “Thời hạn hết hiệu lực của ISO 9001:2015 là khi nào?” nhiều người sẽ nhầm lẫn với thời gian hết hiệu lực của chứng nhận ISO 9001:2015. Tuy nhiên hai khái niệm về thời hạn hiệu lực...

Workshop

19-08-2024

Workshop "Thực hành kiểm kê khí nhà kính theo tiêu chuẩn ISO 14064-1 cho ngành thực phẩm"

THƯ MỜI THAM DỰ HỘI THẢO "Thực hành kiểm kê khí nhà kính theo tiêu chuẩn ISO 14064-1 cho ngành thực phẩm" Khí nhà kính hiện đang là nguyên nhân làm gia tăng sự 

Chứng chỉ ISO 9001 là gì? Mẫu giấy chứng nhận chuẩn & Lợi ích khi sở hữu

14-08-2024

Chứng chỉ ISO 9001 là gì? Mẫu giấy chứng nhận chuẩn & Lợi ích khi sở hữu

Chứng chỉ ISO 9001 là bằng chứng chứng mình hệ thống quản lý chất lượng của một tổ chức phù hợp theo tiêu chuẩn Quốc tế. Vậy chứng chỉ ISO 9001 là gì và công ty nào cung cấp chứng...

Điều khoản 9.2 ISO 14001: Đánh giá nội bộ EMS (Các yêu cầu chính)

13-08-2024

Điều khoản 9.2 ISO 14001: Đánh giá nội bộ EMS (Các yêu cầu chính)

Điều khoản 9.2 trong ISO 14001:2015 yêu cầu tổ chức phải tiến hành đánh giá nội bộ để kiểm tra hiệu quả của Hệ thống quản lý môi trường (EMS). Hãy tìm hiểu các yêu cầu chính mà Điều khoản...

KNA đồng hành cùng bạn trên chặng đường vươn xa phía trước
Cùng phát triển bền vững & thịnh vượng

back to top
mesenger zalo
phone
0968.038.122
TẢI BẢNG GIÁ