Cùng doanh nghiệp vươn tầm quốc tế
nâng vị thế thương hiệu
quốc gia

MENU
KNA Cert - Quality Innovation

Giải pháp tháo gỡ khó khăn cho xuất khẩu gỗ

Kim ngạch xuất khẩu gỗ năm 2023 ước tính chỉ đạt 13,5 tỷ USD, giảm 15,5% so với năm 2022. Theo Chủ tịch Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam (VIFOREST), giải pháp trọng tâm để tháo gỡ khó khăn trong tình hình hiện nay chính là xây dựng hình ảnh ngành gỗ Việt Nam phát triển bền vững.

Kim ngạch xuất khẩu gỗ giảm sâu ở các thị trường lớn

Tại Tọa đàm “Phát triển bền vững và những thách thức đặt ra cho ngành gỗ” do (VIFOREST) cùng các Hiệp hội thành viên, các Chi hội trong Hiệp hội phối hợp với Forest Trends tổ chức, ông Đỗ Xuân Lập, Chủ tịch VIFOREST dẫn số liệu từ Tổng cục Hải quan, cho biết, kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ trong 11 tháng năm 2023 đạt 12,1 tỷ USD, bằng 82,5% kim ngạch xuất khẩu của năm 2022. Ước tính kim ngạch xuất khẩu của ngành gỗ hết 12 tháng năm 2023 sẽ đạt 13,5 tỷ USD, giảm 15,5% so với năm 2022.

Đây là kết quả buồn khi gỗ và sản phẩm gỗ là ngành xuất khẩu trọng điểm của nền kinh tế Việt Nam với kim ngạch xuất khẩu nhiều năm tăng 2 con số. Năm 2022 vừa qua, kim ngạch xuất khẩu ngành hàng này đã vượt mốc 15 tỷ USD (đạt 15,85 tỷ USD).

Tô Xuân Phúc, chuyên gia Forest Trend nhận xét, năm 2023 là một năm khó khăn của ngành gỗ Việt Nam. Nhu cầu sử dụng hàng hóa, đặc biệt là về hàng hóa không thiết yếu như đồ gỗ đã giảm mạnh. Nhìn rộng ra bối cảnh toàn cầu, một số nhà nhập khẩu đồ gỗ lớn trên Thế giới đã phá sản. Nhiều doanh nghiệp ngành gỗ của Việt Nam phải thu hẹp quy mô sản xuất, một số doanh nghiệp thậm chí phải đóng cửa.

Đặc biệt, xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ vào các thị trường lớn đều giảm sút. Số liệu cập nhật đến tháng 10/2023 cho thấy, Mỹ vẫn là thị trường lớn nhất của ngành gỗ Việt Nam, với kim ngạch đạt trên 5,7 tỷ USD, giảm 21,5% so với cùng kỳ năm 2022; Trung Quốc là thị trường lớn thứ hai, kim ngạch 1,43 tỷ USD, giảm 23,2% so với cùng kỳ năm 2022; Thứ ba là Nhật Bản, đạt 1,38 tỷ USD, giảm 11,3% so với cùng kỳ năm 2022…Thị trường EU chỉ giữ vị trí thứ năm, kim ngạch 341,16 triệu USD, giảm 34,5% so với cùng kỳ năm 2022.

Tuy nhiên, năm 2023 ghi nhận kim ngạch xuất khẩu gỗ vào Ấn Độ và Indonesia tăng mạnh. Trong 10 tháng, xuất khẩu gỗ sang Ấn Độ đạt 93,13 triệu USD, tăng 3,87 lần so với cùng kỳ năm 2022; kim ngạch XK sang Indonesia đạt gần 77,76 triệu USD, tăng 2,78 lần so với cùng kỳ 2022.

Phân tích về chủng loại sản phẩm, trong 10 tháng năm 2023, các mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu lớn bao gồm: đồ gỗ, ghế ngồi, dăm gỗ. Trong đó, lớn nhất là đồ gỗ (HS 9403) xuất khẩu đạt 4,23 tỷ USD, chiếm 39,68% tổng kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ, giảm 27,2% so với cùng kỳ năm 2022.

Có dấu hiệu phục hồi nhưng khó khăn chưa hết

Theo Chủ tịch VIFOREST Đỗ Xuân Lập, thị trường hiện đã có một số dấu hiệu hồi phục, tuy nhiên nhận định năm 2024 vẫn tiềm ẩn một số khó khăn. Bên cạnh các khó khăn về đầu ra thị trường, ngành gỗ đang đối mặt với một số vấn đề thời sự ảnh hưởng trực tiếp đến tính bền vững của ngành.

Cụ thể, các thị trường xuất khẩu lớn ngày càng có các quy định chặt chẽ hơn về tính hợp pháp và bền vững của sản phẩm. Cụ thể, Quy định chống phá rừng của EU (EU Deforestation Regulation, EUDR) có hiệu lực từ cuối tháng 6/2023 quy định các sản phẩm nhập khẩu vào thị trường này phải bảo đảm tính hợp pháp và không gây mất rừng.

Bên cạnh đó là yêu cầu cả ở trong nước và tại các thị trường xuất khẩu về mức phát thải carbon thấp trong các hoạt động của toàn chuỗi cung ứng, sẽ khiến sản phẩm có hàm lượng carbon cao dần mất tính cạnh tranh trên thị trường.

Một khó khăn nữa xuất phát từ thực trạng là mỗi năm Việt Nam nhập khẩu khoảng 1,5 - 2 triệu m3 gỗ tròn và gỗ xẻ có nguồn gốc từ các quốc gia nhiệt đới, là gỗ rủi ro về pháp lý, chiếm 30 - 40% tổng lượng gỗ nguyên liệu nhập khẩu của toàn ngành. Điều này không chỉ tác động tiêu cực tới hình ảnh của toàn ngành gỗ Việt Nam mà còn đánh mất cơ hội trong việc sử dụng gỗ nhập khẩu rủi ro thấp và đặc biệt là nguồn gỗ rừng trồng trong nước.

Chủ tịch VIFOREST Đỗ Xuân Lập nhấn mạnh, năm 2024 ngành gỗ vẫn có nhiều bất ổn, do đó, về tổng thể, dự báo, ngành gỗ có tăng trưởng chậm nhưng không nhiều, khoảng 10 - 12% so với những quý cuối năm 2023. Giải pháp trọng tâm nhất trong năm 2024 đó là tạo ra hình ảnh ngành gỗ Việt Nam phát triển bền vững, dựa trên yếu tố cơ bản là sử dụng gỗ có chứng chỉ và sản phẩm giảm phát thải" - Chủ tịch Đỗ Xuân Lập nhấn mạnh.

KNA CERT cung cấp các dịch vụ đánh giá chứng nhận cho ngành gỗ

Áp dụng và tuân thủ các tiêu chuẩn Quốc tế là một trong những giải pháp hữu ích giúp doanh nghiệp ngành gỗ đáp ứng các yêu cầu xuất khẩu.

1. Đánh giá FSC-CoC (Chuỗi hành trình sản phẩm gỗ)

KNA CERT đã thành công ký kết thỏa thuận hợp tác với Tổ chức TÜV Austria Hellas (TAH) về dịch vụ đánh giá FSC-CoC. Theo đó, TAH và KNA hợp tác cung cấp dịch vụ FSC-CoC tại Việt Nam. Đây không chỉ là sự công nhận năng lực dành cho KNA mà còn là dấu mốc mở ra cơ hội lớn cho các doanh nghiệp trong ngành lâm sản Việt Nam, tạo tiền đề để doanh nghiệp có thể mở rộng thị trường xuất khẩu hàng hóa trong tương lai.

→ Tìm hiểu thêm về Dịch vụ Đánh giá FSC-CoC

2. Chứng nhận CARB P2 (Tiêu chuẩn kiểm soát lượng khí thải Formaldehyde từ các sản phẩm gỗ composite)

KNA CERT đã thành công ký kết thỏa thuận hợp tác với tổ chức EPH về dịch vụ chứng nhận CARB P2. EPH là tổ chức chứng nhận bên thứ ba (TPC - Third Party Certifier) được Ủy ban Tài nguyên Không khí California (California Air Resources Board - CARB) phê duyệt năng lực thực hiện hoạt động chứng nhận theo Tiêu chuẩn CARB P1 và CARB P2.

→ Tham khảo Dịch vụ Chứng nhận CARB P2

3. Chứng nhận PEFC (Chương trình chứng thực chứng chỉ rừng)

KNA CERT cung cấp dịch vụ chứng nhận PEFC cho các doanh nghiệp trong ngành gỗ. KNA sở hữu đội ngũ chuyên gia có trên 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực triển khai các tiêu chuẩn gỗ, và liên tục cải tiến dịch vụ để mang tới những trải nghiệm tốt nhất cho Quý Khách Hàng.

→ Thông tin chi tiết về Dịch vụ Chứng nhận PEFC

4. Các dịch vụ khác

Ngoài những dịch vụ trên, KNA CERT còn cung cấp đa dạng các dịch vụ chứng nhận khác phù hợp với ngành gỗ như: Tiêu chuẩn ISO, Tiêu chuẩn Trách nhiệm xã hội, Tiêu chuẩn An ninh, Tiêu chuẩn Tái chế,…

----------------------------------------------------------------------------------------------------

Để được nhận báo giá ưu đãi về các dịch vụ trên, Quý Doanh nghiệp vui lòng liên hệ với KNA CERT theo số Hotline: 0968.038.122 hoặc Email: salesmanager@knacert.com để được hỗ trợ.

Tư vấn từ chuyên gia

Tin Mới Nhất

KNA CERT thông báo nghỉ Lễ Quốc Khánh 2-9-2024

28-08-2024

KNA CERT thông báo nghỉ Lễ Quốc Khánh 2-9-2024

Chào mừng kỷ niệm 79 năm Ngày Quốc khánh nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam (2/9/1945 - 2/9/2024). KNA CERT xin thông báo lịch nghỉ lễ của Công Ty

Duy trì ISO 9001:2015 như thế nào? Phương pháp duy trì ISO 9001 hiệu quả

20-08-2024

Duy trì ISO 9001:2015 như thế nào? Phương pháp duy trì ISO 9001 hiệu quả

Duy trì Hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001:2015 hiệu quả là một quá trình liên tục, đòi hỏi sự cam kết từ toàn bộ doanh nghiệp. Nếu như để được chứng nhận ISO 9001 là một quá trình...

Thời hạn hết hiệu lực của ISO 9001:2015 là lúc nào? Khi nào ISO sẽ ban hành phiên bản mới?

20-08-2024

Thời hạn hết hiệu lực của ISO 9001:2015 là lúc nào? Khi nào ISO sẽ ban hành phiên bản mới?

Trước câu hỏi “Thời hạn hết hiệu lực của ISO 9001:2015 là khi nào?” nhiều người sẽ nhầm lẫn với thời gian hết hiệu lực của chứng nhận ISO 9001:2015. Tuy nhiên hai khái niệm về thời hạn hiệu lực...

Workshop

19-08-2024

Workshop "Thực hành kiểm kê khí nhà kính theo tiêu chuẩn ISO 14064-1 cho ngành thực phẩm"

THƯ MỜI THAM DỰ HỘI THẢO "Thực hành kiểm kê khí nhà kính theo tiêu chuẩn ISO 14064-1 cho ngành thực phẩm" Khí nhà kính hiện đang là nguyên nhân làm gia tăng sự 

Chứng chỉ ISO 9001 là gì? Mẫu giấy chứng nhận chuẩn & Lợi ích khi sở hữu

14-08-2024

Chứng chỉ ISO 9001 là gì? Mẫu giấy chứng nhận chuẩn & Lợi ích khi sở hữu

Chứng chỉ ISO 9001 là bằng chứng chứng mình hệ thống quản lý chất lượng của một tổ chức phù hợp theo tiêu chuẩn Quốc tế. Vậy chứng chỉ ISO 9001 là gì và công ty nào cung cấp chứng...

Điều khoản 9.2 ISO 14001: Đánh giá nội bộ EMS (Các yêu cầu chính)

13-08-2024

Điều khoản 9.2 ISO 14001: Đánh giá nội bộ EMS (Các yêu cầu chính)

Điều khoản 9.2 trong ISO 14001:2015 yêu cầu tổ chức phải tiến hành đánh giá nội bộ để kiểm tra hiệu quả của Hệ thống quản lý môi trường (EMS). Hãy tìm hiểu các yêu cầu chính mà Điều khoản...

KNA đồng hành cùng bạn trên chặng đường vươn xa phía trước
Cùng phát triển bền vững & thịnh vượng

back to top
mesenger zalo
phone
0968.038.122
TẢI BẢNG GIÁ