Giao dịch tín chỉ carbon sớm có lợi cho doanh nghiệp xuất khẩu châu Âu
Có thể bạn chưa biết: Khi Việt Nam chưa hình thành thị trường giao dịch tín chỉ carbon, hàng hóa xuất khẩu vào châu Âu sẽ phải nộp 100% phí carbon cho lượng phát thải vượt quá hạn ngạch.
Giới thiệu Cơ chế điều chỉnh biên giới carbon (CBAM)
Sáng ngày 16/08/2024 diễn ra buổi Tọa đàm về tín chỉ carbon. Tại đây, các chuyên gia cung cấp thông tin liên quan đến hoạt động sản xuất giảm phát thải, thị trường tín chỉ carbon, cơ chế vận hành và cam kết của Việt Nam trên lộ trình Net Zero.
Một trong những nội dung mở đầu được quan tâm là cơ chế điều chỉnh biên giới carbon của EU (CBAM), áp dụng cho 6 ngành gồm sắt thép, xi măng, nhôm, điện và phân bón.
Với tham vọng trở thành khu vực trung hòa khí carbon vào năm 2050, CBAM được thành lập theo Quy định 2023/956 của Hội đồng và Nghị viện Châu Âu. Cơ chế này được thiết lập nhằm tránh “rò rỉ carbon” khi doanh nghiệp châu Âu có thể chuyển những hoạt động sản xuất phát thải nhiều carbon ra nước ngoài để tranh thủ các tiêu chuẩn còn lỏng lẻo, tạo cơ chế xanh đối với hàng hóa nhập khẩu từ ngoài EU thông qua hệ thống định giá hợp lý lượng carbon thải ra trong quá trình sản xuất, từ đó khuyến khích sản xuất giảm phát thải.
CBAM đánh thuế carbon đối với tất cả hàng hóa nhập khẩu vào thị trường các nước thuộc EU dựa trên cường độ phát thải khí nhà kính trong quy trình sản xuất tại nước sở tại. Việc đánh thuế này là trụ cột quan trọng trong các chính sách khí hậu của châu Âu và cũng là một trong những cơ chế mà EU khuyến khích các đối tác thương mại khử carbon trong lĩnh vực sản xuất.
Theo đó, nhà nhập khẩu hàng hóa vào EU theo Cơ chế CBAM đăng ký với cơ quan quản lý trong nước và mua chứng chỉ CBAM. Giá của chứng chỉ dựa vào giá tín chỉ phát thải hàng tuần của Hệ thống thương mại khí thải của Liên minh châu Âu (EU ETS). Nhà nhập khẩu trong EU kê khai hàm lượng phát thải trong hàng nhập khẩu và giao nộp số lượng tín chỉ tương ứng của mỗi năm. Nếu nhà nhập khẩu chứng minh được giá carbon đã được thanh toán khi sản xuất hàng nhập khẩu, lượng phát thải tương ứng có thể được khấu trừ.
Theo cơ chế này, các nhà nhập khẩu được cấp phép trước khi họ có thể nhập khẩu hàng hóa vào EU. Tuy nhiên, cần báo cáo lượng khí thải ẩn của hàng hóa nhập khẩu và mua - nộp giấy chứng nhận cho mỗi tấn khí thải ẩn.
Bài toán của nhà xuất khẩu và nhà sản xuất nước thứ ba
Tại buổi tọa đàm, các chuyên gia xác nhận, có hơn 10.000 doanh nghiệp liên quan tới 6 loại hàng hóa của CBAM. 6 mặt hàng này cũng là đầu vào quan trọng của ba lĩnh vực lớn tại Châu Âu là năng lương, công nghiệp và hàng không tham gia thị trường EU ETS.
Thời gian thực hiện EU ETS đã được áp dụng từ năm 2005. Theo đó, doanh nghiệp trong các ngành công nghiệp tại EU bắt buộc phải trả tiền cho mỗi tấn carbon xả thải ra môi trường. Đánh thuế carbon được xem là một trong những giải pháp hiệu quả nhất để điều chỉnh lượng xả thải carbon hằng năm theo thỏa thuận Paris về biến đổi khí hậu năm 2015 mà các quốc gia đã ký kết.
Tuy nhiên, đối với hàng hóa nhập khẩu vào châu Âu từ các nước thứ ba được hưởng ưu đãi, vệc áp dụng được chia thành 2 giai đoạn.
Giai đoạn một là "Giai đoạn học tập", tính từ ngày 01/10/2023 - 31/12/2025, các doanh nghiệp nhập khẩu 6 nhóm hàng hóa vào Châu Âu phải khai báo lượng khí thải ẩn trong hàng hóa, làm quen với cơ chế CBAM và Châu Âu sẽ tiến hành thu thập cơ sở dữ liệu để ban hành cơ chế cùng hạn ngạch chính xác.
Giai đoạn hai là "Giai đoạn áp dụng", tính từ ngày 01/01/2026, các nhà nhập khẩu 6 nhóm hàng hóa này phải trả phí phát thải carbon trên mỗi tấn hàng hóa nhập khẩu theo hạn ngạch.
Xem xét tổng thể toàn bộ nền kinh tế Việt Nam khi đánh giá các tác động của CBAM, các chuyên gia nhận định, mặc dù tác động của CBAM không lớn, nhưng đối với từng ngàng hàng, từng doanh nghiệp, giá trị xuất khẩu giảm đi lại là con số không nhỏ. Hệ quả này làm gia tăng áp lực với các doanh nghiệp.
Khi Việt Nam chưa hình thành thị trường giao dịch tín chỉ carbon, hàng hóa xuất khẩu vào Châu Âu sẽ phải nộp 100% phí carbon cho lượng phát thải vượt quá hạn ngạch. Ngược lại, khi đã có thị trường tín chỉ carbon, các doanh nghiệp xuất khẩu đã trả phí carbon tại Việt Nam, hàng hóa thuộc nhóm CBAM xuất khẩu sang châu Âu sẽ được khấu trừ phí carbon. Như vậy, nếu thị trường tín chỉ carbon vận hành muộn, các doanh nghiệp sẽ bị thiệt.
Các chuyên gia khuyến cáo, khi tham gia giao dịch CBAM (tương tự với cơ chế giao dịch của thị trường chứng khoán), các nhà sản xuất ở nước thứ ba cần tính toán lượng phát thải “nhúng” trong lượng hàng hóa xuất khẩu gồm phát thải trực tiếp và gián tiếp.
Thực hiện kiểm kê khí nhà kính là bước đầu tiên
Việc kiểm kê khí nhà kính đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc triển khai Cơ chế điều chỉnh biên giới carbon (CBAM). CBAM là một cơ chế mà Liên minh Châu Âu (EU) áp dụng để đánh thuế carbon đối với các sản phẩm nhập khẩu vào EU, nhằm khuyến khích giảm phát thải khí nhà kính toàn cầu và tạo ra một sân chơi cạnh tranh công bằng giữa các nhà sản xuất.
Để xác định mức thuế carbon cần áp dụng cho một sản phẩm cụ thể, các doanh nghiệp phải thực hiện kiểm kê khí nhà kính để tính toán lượng khí thải phát sinh trong quá trình sản xuất sản phẩm đó. Qua việc kiểm kê khí nhà kính, doanh nghiệp sẽ có được thông tin chính xác về dấu chân carbon của sản phẩm, từ đó có thể so sánh với các tiêu chuẩn của CBAM và tính toán số tiền thuế carbon cần nộp. Đồng thời, kiểm kê khí nhà kính cũng giúp doanh nghiệp xác định những điểm yếu trong quá trình sản xuất, từ đó đưa ra các giải pháp giảm thiểu phát thải, nâng cao hiệu quả sản xuất và đáp ứng các yêu cầu ngày càng khắt khe của thị trường.
KNA CERT là một trong những đơn vị hàng đầu cung cấp dịch vụ hướng dẫn kiểm kê khí nhà kính cho doanh nghiệp, giúp các tổ chức đánh giá chính xác lượng khí nhà kính phát thải trong quá trình hoạt động. Với đội ngũ chuyên gia giàu kinh nghiệm và am hiểu sâu sắc về các tiêu chuẩn kiểm kê khí nhà kính trong nước và quốc tế, KNA CERT sẽ đồng hành cùng doanh nghiệp từ việc xây dựng kế hoạch kiểm kê, thu thập dữ liệu, tính toán lượng khí thải, đến việc xây dựng báo cáo kiểm kê chi tiết và minh bạch.
Dịch vụ hướng dẫn kiểm kê khí nhà kính của KNA CERT không chỉ giúp doanh nghiệp tuân thủ các quy định về báo cáo khí nhà kính mà còn cung cấp thông tin quan trọng để doanh nghiệp xây dựng chiến lược giảm phát thải, nâng cao hiệu quả sản xuất và đóng góp vào mục tiêu phát triển bền vững.
Ngoài ra, KNA CERT còn hỗ trợ doanh nghiệp trong việc xác định các cơ hội giảm phát thải, xây dựng kế hoạch hành động cụ thể và đánh giá hiệu quả của các biện pháp giảm phát thải. Với dịch vụ chuyên nghiệp và chất lượng cao, KNA CERT cam kết sẽ giúp doanh nghiệp của bạn thành công trong quá trình chuyển đổi xanh và bền vững.
Quý Doanh Nghiệp, vui lòng liên hệ với KNA CERT theo số Hotline: 0968.038.122 hoặc Email: salesmanager@knacert.com để biết thêm thông tin chi tiết về dịch vụ hướng dẫn khai báo và lập báo cáo CBAM.
Tin Mới Nhất
Tiêu chuẩn HACCP đặt ra những yêu cầu gì?
HACCP (Hazard Analysis and Critical Control Points) là hệ thống Phân tích mối nguy và Điểm kiểm soát tới hạn. Đây là một phương pháp hiệu quả giúp đảm bảo rằng các sản phẩm thực phẩm không gây hại cho...
12 bước xây dựng hệ thống HACCP cho sản phẩm sữa
Việc đảm bảo an toàn thực phẩm là yếu tố quan trọng trong ngành sản xuất sữa, đặc biệt là khi nhu cầu tiêu dùng ngày càng tăng cao. Để đáp ứng yêu cầu về chất lượng và an toàn...
Hướng dẫn áp dụng HACCP bếp ăn tập thể
Bếp ăn tập thể có công suất hoạt động rất lớn và lượng thức ăn cung cấp ra tất nhiều. Do vậy, vấn đề đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm rất được quan tâm. Việc áp dụng HACCP...
CCP & CP & PRP là gì trong HACCP? Mối liên hệ và Cách phân biệt
Trong quá trình xây dựng hệ thống phân tích mối nguy và điểm kiểm soát tới hạn (HACCP), doanh nghiệp sẽ bắt gặp các thuật ngữ CCP, CP, PRP. Vậy CCP CP PRP là gì trong HACCP? Mối quan hệ...
Mối tương quan HACCP & GMP & SSOP là gì? Phân biệt 3 tiêu chuẩn
Ba tiêu chuẩn HACCP, GMP và SSOP là những công cụ quan trọng, giúp kiểm soát chất lượng và đảm bảo sản phẩm an toàn cho người tiêu dùng. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ mối tương quan...
Quy trình HACCP với 7 bước thực hiện hiệu quả
HACCP (Hazard Analysis and Critical Control Points) là hệ thống quản lý an toàn thực phẩm được áp dụng rộng rãi trong ngành thực phẩm từ sản xuất, chế biến, phân phối thực phẩm và đồ uống. Để đảm bảo...