Cùng doanh nghiệp vươn tầm quốc tế
nâng vị thế thương hiệu
quốc gia

MENU
KNA Cert - Quality Innovation

HACCP logo là gì? Quy định sử dụng dấu HACCP 

Khi một nghiệp có chứng nhận HACCP chứng tỏ doanh nghiệp đó đã triển khai một hệ thống quản lý an toàn thực phẩm hiệu quả. HACCP Logo cũng là một minh chứng cho chất lượng và cam kết về an toàn thực phẩm của doanh nghiệp. Vậy HACCP Logo là gì? Hãy cùng KNA CERT tìm hiểu những nội dung liên quan đến HACCP Logo trong bài viết dưới đây.

HACCP Logo là gì?

HACCP Logo là biểu tượng đại diện cho chứng nhận của Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm theo tiêu chuẩn HACCP. HACCP Logo giúp doanh nghiệp chứng minh rằng họ đã vượt qua quá trình kiểm tra nghiêm ngặt và đáp ứng các yêu cầu về chất lượng và an toàn thực phẩm.

'HACCP' là viết tắt của Hazard Analysis Critical Control Points, tiếng Việt là “Phân tích mối nguy và Điểm kiểm soát tới hạn”. HACCP được xây dựng dựa trên các tiêu chuẩn quốc tế do Ủy ban Tiêu chuẩn Thực phẩm CODEX ban hành. Tiêu chuẩn này cung cấp khuôn khổ giúp doanh nghiệp xác định, đánh giá và kiểm soát các mối nguy tiềm ẩn trong toàn bộ chuỗi cung ứng thực phẩm: từ sản xuất, chế biến, đóng gói đến phân phối. Việc đạt được chứng nhận HACCP không chỉ giúp doanh nghiệp đảm bảo chất lượng sản phẩm mà còn đáp ứng các yêu cầu pháp lý và tạo lòng tin với người tiêu dùng. Đây thực sự là một công cụ mạnh mẽ để nâng cao vị thế của doanh nghiệp trong ngành thực phẩm đầy cạnh tranh.

Nhận ngay khóa học tiêu chuẩnMIỄN PHÍ

Hình ảnh HACCP Logo

Hiện nay, không có dấu HACCP chung duy nhất cho tất cả các doanh nghiệp, mà HACCP Logo sẽ phụ thuộc vào tổ chức chứng nhận mà doanh nghiệp chọn để đánh giá và cấp chứng chỉ. Mỗi tổ chức chứng nhận sẽ thiết kế logo riêng, giúp nhận diện rõ ràng một hệ thống quản lý đã đạt chứng nhận HACCP.

Ví dụ về mẫu HACCP Logo

Mặc dù HACCP Logo có thể khác nhau giữa các tổ chức chứng nhận, nhưng chúng thường có những điểm chung như sau: :

  • Thường phải có chữ "HACCP" vì đây là đại diện cho hệ thống phân tích mối nguy và điểm kiểm soát tới hạn.
  • Hình ảnh tượng trưng cho an toàn thực phẩm: Các biểu tượng như cây lúa, ngôi sao, dấu tích, hoặc các hình ảnh khác thường xuất hiện để làm nổi bật chủ đề an toàn thực phẩm.
  • Màu sắc: Logo thường sử dụng nền xanh, vàng, đỏ, nâu, với chữ thường là màu trắng hoặc xanh, tùy thuộc vào thiết kế của từng tổ chức chứng nhận.
  • Ngoài chữ "HACCP", nhiều logo còn có các từ ngữ như "Certified Food Safety", hoặc "Hazard Analysis and Critical Control Points" để làm rõ ý nghĩa của chứng nhận.
  • Hình dạng: Logo thường có hình tròn hoặc hình chữ nhật, với các chi tiết như đường viền đậm, nhạt, bo tròn các góc để tạo nên hình ảnh dễ nhận biết.

Tầm quan trọng của HACCP Logo đối với doanh nghiệp

  • Tăng cường uy tín và sự cạnh tranh: Việc có HACCP Logo giúp doanh nghiệp nâng cao uy tín trong mắt khách hàng và các đối tác. Đây là một yếu tố quan trọng giúp doanh nghiệp nổi bật trong thị trường cạnh tranh, đặc biệt trong ngành thực phẩm, nơi mà yêu cầu về an toàn thực phẩm ngày càng cao.
  • Mở rộng cơ hội xuất khẩu: Chứng nhận HACCP là yêu cầu phổ biến của nhiều quốc gia khi nhập khẩu thực phẩm. HACCP Logo là minh chứng giúp doanh nghiệp dễ dàng tiếp cận các thị trường quốc tế và đáp ứng yêu cầu của các nhà phân phối hoặc khách hàng ở nước ngoài.

  • Tuân thủ pháp lý và giảm rủi ro: Việc áp dụng hệ thống HACCP và có HACCP Logo giúp doanh nghiệp đảm bảo tuân thủ các quy định về an toàn thực phẩm của các cơ quan quản lý nhà nước. Điều này giảm thiểu nguy cơ bị xử phạt hoặc thu hồi sản phẩm do vi phạm quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm.
  • Tăng cường niềm tin của người tiêu dùng: Người tiêu dùng ngày nay ngày càng quan tâm đến chất lượng và an toàn của thực phẩm. Đạt được HACCP Logo không chỉ giúp doanh nghiệp thu hút khách hàng mà còn giữ chân khách hàng tin dùng sản phẩm của mình.
  • Nâng cao hiệu quả sản xuất: Quá trình đạt được HACCP Logo giúp doanh nghiệp hoàn thiện các quy trình quản lý chất lượng và an toàn thực phẩm. Điều này không chỉ mang lại lợi ích về mặt chứng nhận mà còn nâng cao hiệu quả và tính bền vững trong sản xuất, giảm thiểu sự cố và thất thoát.

Làm sao để đạt được HACCP Logo?

Để đạt được HACCP Logo, doanh nghiệp cần thực hiện quy trình sau:

Bước 1: Tìm hiểu về tiêu chuẩn HACCP

Doanh nghiệp cần nghiên cứu các yêu cầu, nguyên tắc và tiêu chí liên quan đến an toàn thực phẩm trong tiêu chuẩn HACCP. Việc hiểu rõ tiêu chuẩn này là bước quan trọng để áp dụng đúng cách.

Bước 2: Đào tạo nhân viên về HACCP

Việc này nhằm đảm bảo rằng tất cả nhân viên trong doanh nghiệp được đào tạo đầy đủ về quy trình HACCP. Để tất cả nhân viên đều thực hiện đúng và hiệu quả các biện pháp an toàn thực phẩm trong quá trình sản xuất và chế biến.

Bước 3: Xây dựng kế hoạch HACCP

Doanh nghiệp cần xây dựng kế hoạch HACCP chi tiết, bao gồm việc phân tích các mối nguy, xác định các điểm kiểm soát quan trọng và thiết lập những biện pháp kiểm soát cần thiết.

Bước 4: Áp dụng hệ thống HACCP vào dây chuyền sản xuất

Doanh nghiệp cần thiết lập và triển khai hệ thống HACCP trong toàn bộ quá trình sản xuất và chế biến thực phẩm. Điều này bao gồm việc nhận diện các mối nguy, thiết lập các điểm kiểm soát quan trọng, và thực hiện biện pháp kiểm soát phù hợp để giảm thiểu rủi ro.

Bước 5: Kiểm tra và đánh giá hệ thống

Để đảm bảo hiệu quả của hệ thống HACCP, doanh nghiệp cần thực hiện kiểm tra và đánh giá định kỳ. Nếu phát hiện mối nguy tiềm ẩn, doanh nghiệp cần phải có biện pháp kiểm soát kịp thời. Tất cả các hoạt động kiểm tra, giám sát và đánh giá phải được ghi chép đầy đủ để phục vụ cho việc kiểm tra và đánh giá hồ sơ.

Bước 6: Đăng ký chứng nhận và sử dụng HACCP Logo

Sau khi hoàn thành các bước trên, doanh nghiệp có thể nộp đơn đăng ký chứng nhận với một tổ chức chứng nhận uy tín. Sau khi vượt qua quá trình đánh giá và nhận chứng nhận HACCP, doanh nghiệp sẽ được phép sử dụng HACCP Logo.

Tư vấn từ chuyên gia

Quy định sử dụng dấu HACCP

Dấu HACCP có thể được sử dụng khác nhau tùy vào tổ chức chứng nhận HACCP. Tuy nhiên dấu HACCP đều không được sử dụng trong một số trường hợp dưới đây: 

  • Trên bản thân sản phẩm hoặc mỗi sản phẩm được đóng gói và đóng thùng riêng biệt
  • Trên các bao bì, bao gói sản phẩm 

Doanh nghiệp chỉ được sử dụng giấy chứng nhận theo cách mô tả trong văn bản quy định và chứng nhận của tổ chức chứng nhận. Đồng thời, doanh nghiệp được sử dụng dấu HACCP trên các phương tiện truyền thông không gây ra sự mơ hồ giữa các vấn đề liên quan đến phạm vi chứng nhận khác. Ngoài ra, doanh nghiệp có thể sử dụng dấu HACCP trên: 

  • Trên brochure hay bìa giới thiệu, giấy tiêu đề hoặc báo cáo của công ty
  • Trên các tài liệu quảng cáo, tờ rơi, danh thiếp hay Website điện tử của công ty 
  • Trên các phương tiện vận chuyển như: Xe tải, xe chở hàng,..
  • Trên các bảng hiệu của công ty
  • Trên các gian hàng triển lãm

HACCP Logo được cấp cũng sẽ có hiệu lực theo chứng nhận HACCP. Nghĩa là doanh nghiệp chỉ được sử dụng HACCP Logo trong thời gian chứng nhận HACCP có hiệu lực (3 năm). Trong thời gian này doanh nghiệp sẽ phải chịu sự kiểm tra, đánh giá của tổ chức chứng nhận để đảm bảo rằng hệ thống HACCP vẫn tuân thủ các yêu cầu của tiêu chuẩn. Nếu doanh nghiệp không đáp ứng được các yêu cầu trong quá đánh giá giám sát định kỳ, giấy chứng nhận và HACCP Logo sẽ không còn hiệu lực. Hết thời gian hiệu lực, doanh nghiệp cần đăng ký tái chứng nhận nếu không doanh nghiệp sẽ không được tiếp tục sử dụng HACCP Logo.

Trên đây là những thông tin liên quan đến HACCP Logo. Hy vọng rằng bài viết này của KNA CERT đã giúp mọi người hiểu được HACCP Logo là gì cũng như quy định, tầm quan trọng và cách đạt được HACCP Logo. Nếu doanh nghiệp đang có thắc mắc về HACCP Logo, hãy liên hệ ngay với KNA CERT để được giải đáp.

Tin Mới Nhất

[Điều khoản 7.1 của ISO 22000] Nguồn lực trong hệ thống quản lý an toàn thực phẩm

03-01-2025

[Điều khoản 7.1 của ISO 22000] Nguồn lực trong hệ thống quản lý an toàn thực phẩm

Trong ISO 22000 Điều khoản 7.1 đề cập đến nguồn lực cần có trong quá trình xây dựng hệ thống quản lý an toàn thực phẩm (FSMS) của tổ chức. Vậy nội dung của Điều khoản 7.1 theo ISO 22000...

Điều khoản 5 của ISO 22000:2018 - Phân tích sự lãnh đạo trong FSMS

03-01-2025

Điều khoản 5 của ISO 22000:2018 - Phân tích sự lãnh đạo trong FSMS

Tiêu chuẩn ISO 22000:2018 là tiêu chuẩn phổ biến để thiết lập hệ thống quản lý an toàn thực phẩm (FSMS). Điều khoản 5 của ISO 22000:2018 là một trong những yêu cầu quan trọng nhất của tiêu chuẩn ISO...

Văn bản pháp quy bắt buộc chứng nhận HACCP không? Luật về HACCP

03-01-2025

Văn bản pháp quy bắt buộc chứng nhận HACCP không? Luật về HACCP

Việc đảm bảo an toàn thực phẩm trong ngành thực phẩm là ưu tiên hàng đầu. Tiêu chuẩn HACCP là tiêu chuẩn được sử dụng rộng rãi về hệ thống quản lý an toàn thực phẩm. Và có rất nhiều...

Điều kiện đánh giá HACCP không thể bỏ qua

03-01-2025

Điều kiện đánh giá HACCP không thể bỏ qua

Để đánh giá hệ thống phân tích mối nguy và điểm kiểm soát tới hạn (HACCP) một cách hiệu quả thì việc hiểu rõ các điều kiện đánh giá HACCP là rất quan trọng. Bài viết dưới đây của KNA...

Báo cáo đánh giá nhà máy theo HACCP là gì? Nội dung báo cáo

03-01-2025

Báo cáo đánh giá nhà máy theo HACCP là gì? Nội dung báo cáo

Một trong những bước quan trọng để duy trì và chứng minh sự tuân thủ HACCP là việc thực hiện đánh giá nhà máy. Báo cáo đánh giá nhà máy theo HACCP phản ánh hiệu quả của hệ thống an...

KNA đồng hành cùng bạn trên chặng đường vươn xa phía trước
Cùng phát triển bền vững & thịnh vượng

back to top
mesenger zalo
phone
0968.038.122
TẢI BẢNG GIÁ