ISO 59000: Chuỗi tiêu chuẩn mới về Kinh tế tuần hoàn
Vào ngày 22/05/2024, Tổ chức Tiêu chuẩn hóa Quốc tế (ISO) đã công bố một nhóm tiêu chuẩn mới để hướng dẫn quá trình chuyển đổi sang nền kinh tế tuần hoàn, đó là nhóm tiêu chuẩn ISO 59000. Các tiêu chuẩn này đưa ra bộ định nghĩa và quy tắc Quốc tế đầu tiên cho nền kinh tế tuần hoàn. Đã có hơn một trăm quốc gia tham gia vào quá trình xây dựng tiêu chuẩn. Trong bài viết này hãy cùng KNA CERT tìm hiểu chi tiết hơn về chuỗi tiêu chuẩn ISO 59000.
Sự ra đời của Tiêu chuẩn ISO 59000
Nhóm các tiêu chuẩn ISO 59000 được phát triển bởi Ủy ban Kỹ thuật ISO/TC 323, được thành lập năm 2018. Các tiêu chuẩn này không chỉ đưa ra thuật ngữ, nguyên tắc mà còn cung cấp hướng dẫn thực hiện, đo lường và đánh giá hiệu quả kinh tế tuần hoàn. Hiện tại, các bản dự thảo đầu tiên đã được công bố và đang trong giai đoạn bỏ phiếu.
Mục tiêu của nhóm Tiêu chuẩn ISO 59000
Mục tiêu của bộ tiêu chuẩn ISO 59000 là xây dựng một hệ thống tiêu chuẩn hóa toàn cầu cho kinh tế tuần hoàn, bao gồm:
- Đưa ra các yêu cầu và hướng dẫn giúp tổ chức tối ưu hóa việc sử dụng tài nguyên.
- Đề xuất các công cụ hỗ trợ để giảm thiểu lãng phí, gia tăng hiệu quả tuần hoàn tài nguyên.
- Góp phần thúc đẩy phát triển bền vững trên phạm vi toàn cầu.
Lưu ý: Các khía cạnh kinh tế tuần hoàn đã được đề cập trong các tiêu chuẩn khác sẽ không thuộc phạm vi của ISO/TC 323.
Các tiêu chuẩn chính thuộc chuỗi ISO 59000
Bộ tiêu chuẩn ISO 59000 dự kiến bao gồm tổng cộng 7 tiêu chuẩn, với nội dung như sau:
1. Tiêu chuẩn ISO 59004
Tiêu chuẩn ISO 59004 có tên gọi tiếng Anh đầy đủ là “Circular economy - Vocabulary, principles and guidance for implementation”, dịch sang tiếng Việt là “Kinh tế tuần hoàn - Thuật ngữ, nguyên tắc và hướng dẫn thực hiện”. Tiêu chuẩn này áp dụng cho mọi tổ chức (công hoặc tư), bất kể quy mô, lĩnh vực hay vị trí trong chuỗi giá trị. Phiên bản duy nhất của tiêu chuẩn này là ISO 59004:2024 được công bố vào ngày 22/05/2024.
2. Tiêu chuẩn ISO 59010
Tên tiếng Anh đầy đủ của tiêu chuẩn ISO 59010 là “Circular economy - Guidance on the transition of business models and value networks”, dịch sang tiếng Việt là “Kinh tế tuần hoàn - Hướng dẫn chuyển đổi mô hình kinh doanh và mạng lưới giá trị”. Tiêu chuẩn này hỗ trợ các doanh nghiệp xây dựng và triển khai mô hình kinh doanh tuần hoàn, áp dụng linh hoạt cho mọi ngành nghề. Tiêu chuẩn ISO 59010:2024 được công bố vào ngày 22/05/2024.
3. Tiêu chuẩn ISO 59020
ISO 59020 tên đầy đủ là “Circular economy - Measuring and assessing circularity performance”, tiếng Việt là “Kinh tế tuần hoàn - Đo lường và đánh giá tính tuần hoàn”. Tiêu chuẩn ISO 59020 đưa ra các khung đánh giá hiệu quả của các hoạt động tuần hoàn, giảm sử dụng tài nguyên và khuyến khích dòng tuần hoàn tài nguyên. Phiên bản hiện tại của tiêu chuẩn này là ISO 59020:2024, ban hành ngày 22/05/2024.
4. Tiêu chuẩn ISO 59014
ISO 59014 là tiêu chuẩn “Environmental management and circular economy - Sustainability and traceability of the recovery of secondary materials - Principles, requirements and guidance”, dịch sang tiếng Việt là “Quản lý môi trường và kinh tế tuần hoàn - Tính bền vững và khả năng truy xuất nguồn gốc của việc thu hồi vật liệu thứ cấp - Nguyên tắc, yêu cầu và hướng dẫn”. Tiêu chuẩn ISO 59014 đảm bảo tính minh bạch và bền vững trong việc sử dụng vật liệu thứ cấp. Phiên bản có hiệu lực hiện nay là ISO 59014:2024
5. Tiêu chuẩn ISO/FDIS 59040
ISO/FDIS 59040 có tên gọi “Circular economy — Product circularity data sheet”, tiếng Việt là “Kinh tế tuần hoàn - Bảng dữ liệu về tính tuần hoàn của sản phẩm”. Tiêu chuẩn này hỗ trợ cung cấp thông tin rõ ràng về mức độ tuần hoàn của các sản phẩm. Hiện ISO/FDIS 59040 đã phát hành bản dự thảo cuối cùng và đang trong giai đoạn phê duyệt.
6. Tiêu chuẩn ISO/CD TR 59031
ISO/CD TR 59031 với tên gọi “Circular economy – Performance-based approach – Analysis of cases studies”, dịch sang tiếng Việt là “Kinh tế tuần hoàn – Phương pháp tiếp cận dựa trên hiệu suất – Phân tích các nghiên cứu điển hình”. Tiêu chuẩn ISO/CD TR 59031 tập trung vào việc triển khai hiệu quả các hoạt động dựa trên hiệu suất trong kinh tế tuần hoàn. Ủy ban Kỹ thuật ISO/TC 323 đang xem xét bản dự thảo của tiêu chuẩn này.
7. Tiêu chuẩn ISO TR 59032
ISO TR 59032 tên đầy đủ là “Circular economy — Review of existing value networks”, tiếng Việt là “Kinh tế tuần hoàn - Đánh giá việc triển khai mô hình kinh doanh”. Tiêu chuẩn ISO TR 59032 hướng dẫn đánh giá tính hiệu quả và thực tế khi áp dụng các mô hình kinh doanh tuần hoàn. Phiên bản hiện tại của tiêu chuẩn này là ISO TR 59032 được ban hành vào 22/05/2024.
6 nguyên tắc cốt lõi của các Tiêu chuẩn ISO 59000
Tiêu chuẩn ISO 59000 không chỉ định hướng mà còn định hình nền kinh tế tuần hoàn thông qua sáu nguyên tắc quan trọng, tạo cơ sở cho các tổ chức triển khai các hoạt động bền vững.
1. Tư duy hệ thống
Mọi hoạt động kinh doanh cần được xem xét dưới góc độ tổng thể, bao gồm các tác động môi trường, kinh tế, và xã hội. Nguyên tắc này khuyến khích các tổ chức đánh giá toàn bộ chuỗi giá trị để đảm bảo rằng mọi bước trong quá trình sản xuất và tiêu dùng đều góp phần giảm thiểu tác động tiêu cực.
2. Tạo giá trị thông qua hiệu quả tài nguyên
Việc sử dụng tài nguyên hiệu quả không chỉ tiết kiệm chi phí mà còn giảm thiểu lãng phí, tối ưu hóa sản xuất và góp phần bảo vệ môi trường.
3. Chia sẻ giá trị
Mô hình kinh tế tuần hoàn khuyến khích sự hợp tác và chia sẻ giá trị giữa các bên liên quan, từ nhà sản xuất, nhà cung cấp đến người tiêu dùng, tạo ra một hệ sinh thái bền vững.
4. Đảm bảo tính khả dụng của tài nguyên
Việc quản lý tài nguyên cần hướng tới đảm bảo chúng luôn sẵn sàng để tái sử dụng hoặc tái chế, giảm sự phụ thuộc vào tài nguyên thiên nhiên không tái tạo.
5. Truy xuất nguồn gốc tài nguyên
Khả năng theo dõi tài nguyên dọc theo toàn bộ chuỗi giá trị giúp các tổ chức minh bạch hơn trong việc quản lý và sử dụng tài nguyên, từ đó xây dựng niềm tin với các bên liên quan.
6. Bảo vệ và khôi phục hệ sinh thái và đa dạng sinh học
Một nền kinh tế tuần hoàn không chỉ tập trung vào việc giảm thiểu tác động môi trường mà còn hướng tới việc khôi phục và bảo tồn hệ sinh thái cũng như sự đa dạng sinh học.
Hoạt động thúc đẩy nền kinh tế tuần hoàn theo ISO 59000
ISO 59000 gợi ý nhiều hoạt động mà các tổ chức có thể triển khai để thực hiện các nguyên tắc này, bao gồm:
- Xem xét lại thiết kế và quy trình: Tổ chức cần đánh giá lại các sản phẩm, dịch vụ, cũng như quy trình thiết kế và mua sắm để đảm bảo chúng tối ưu hóa tài nguyên và giảm thiểu lãng phí.
- Cộng sinh công nghiệp: Đẩy mạnh sự hợp tác giữa các doanh nghiệp để sử dụng hiệu quả tài nguyên và năng lượng, tận dụng phụ phẩm và chất thải trong sản xuất.
- Tái sử dụng và bảo trì: Thúc đẩy các hoạt động tái sử dụng, sửa chữa, và bảo trì để kéo dài vòng đời sản phẩm, giảm sự phụ thuộc vào tài nguyên mới.
- Giáo dục và đổi mới: Đẩy mạnh giáo dục, nghiên cứu và đổi mới công nghệ để tạo ra các giải pháp bền vững, đồng thời thay đổi hành vi tiêu dùng và sản xuất.
- Chính sách và hợp tác: Phát triển các chính sách hỗ trợ kinh tế tuần hoàn, tăng cường hợp tác giữa các bên liên quan để tối ưu hóa nguồn lực.
- Tái chế và thu hồi tài nguyên: Các hoạt động như cải tạo, sản xuất lại, tái chế và thu hồi vật liệu, năng lượng cần được tối ưu hóa để tạo nên vòng tuần hoàn khép kín.
Trên đây là các thông tin cơ bản về chuỗi tiêu chuẩn ISO 59000 về kinh tế tuần hoàn. Quý Doanh Nghiệp vui lòng liên hệ với KNA CERT theo số Hotline: 0968.038.122 hoặc Email: salesmanager@knacert.com nếu cần hỗ trợ về tiêu chuẩn.
Tin Mới Nhất
So sánh HACCP và ISO 22000 - Tương đồng & Khác biệt ở đâu?
Hai tiêu chuẩn nổi bật trong lĩnh vực an toàn thực phẩm hiện nay là HACCP và ISO 22000. Mặc dù đều có mục đích chung là quản lý an toàn thực phẩm nhưng chúng lại có những điểm tương...
Danh mục Bộ tài liệu HACCP chi tiết & đầy đủ nhất
Trong bối cảnh các yêu cầu về an toàn thực phẩm ngày càng khắt khe hơn, các doanh nghiệp trong ngành thực phẩm cần phải áp dụng hệ thống quản lý chặt chẽ để đảm bảo sản phẩm của mình...
Lưu đồ HACCP là gì? Ký hiệu lưu đồ HACCP & Ứng dụng lưu đồ trong HACCP
Ngày nay, rất nhiều doanh nghiệp áp dụng tiêu chuẩn HACCP nhằm đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Việc tuân thủ mọi bước của quy trình sản xuất thực phẩm được giám sát tỉ mỉ theo HACCP là...
[HACCP Audit Checklist] Checklist đánh giá HACCP kiểm tra sự tuân thủ
Áp dụng tốt tiêu chuẩn HACCP giúp doanh nghiệp đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm cũng như nâng cao uy tín và có được lòng tin của khách hàng và đối tác. Để tuân thủ tốt các yêu...