Khía cạnh môi trường trong ISO 14001 - Cách xác định và đánh giá
Khía cạnh môi trường là một trong những yếu tố cần nhận biết khi xây dựng Hệ thống quản lý môi trường. Trong bài viết này hãy cùng KNA CERT tìm hiểu Khía cạnh môi trường trong ISO 14001, cách xác định và đánh giá khía cạnh môi trường hiệu quả.
Khía cạnh môi trường là gì?
Định nghĩa khía cạnh môi trường
Khía cạnh môi trường là tất cả các phần từ nhỏ nhất trong hoạt động sản xuất và dịch vụ của tổ chức bạn có tác động đến môi trường. Tác động này có thể là tiêu cực nhưng cũng có thể là tích cực.
Ví dụ: Hoạt động sản xuất của con người có thể gây phát thải thí CO2, khí này có thể gây nên hiệu ứng nhà kính, làm biến đổi khí hậu.
Khía cạnh môi trường là gì ?
Phân loại khía cạnh môi trường
Môi trường đang dần bị đe dọa bởi những hoạt động không bền vững của con người. Để hiểu rõ hơn về tình trạng môi trường và tìm ra các biện pháp bảo vệ hợp lý, việc phân loại khía cạnh môi trường là cực kỳ cần thiết. Nhìn chung, khía cạnh môi trường chia thành 6 loại chính:
a. Khí thải vào không khí
Khía cạnh môi trường này đề cập đến việc thải các loại khí gây ô nhiễm như khí CO2, khí nhà kính và các chất gây ô nhiễm không khí khác. Những loại khí này gây ra hiện tượng biến đổi khí hậu và gây hại cho sức khỏe con người. Giảm thiểu khí thải vào không khí là mục tiêu quan trọng trong việc bảo vệ môi trường.
b. Ô nhiễm đất
Khía cạnh môi trường này tập trung vào vấn đề ô nhiễm của đất, bao gồm sự xâm nhập của chất hóa học độc hại, chất thải công nghiệp và nông nghiệp. Tình trạng ô nhiễm đất ảnh hưởng đến chất lượng nông sản, sức khỏe của hệ thực vật và nguồn nước ngầm.
c. Xả nước thải
Việc xả nước thải từ các nguồn công nghiệp, hộ gia đình và nông nghiệp có thể gây ô nhiễm nước mặt và nước ngầm. Ô nhiễm nước gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ sinh thái dưới nước và nguồn tài nguyên nước.
d. Sử dụng vật liệu/tài nguyên thiên nhiên
Việc khai thác tài nguyên thiên nhiên như gỗ, khoáng sản và nước mặt tạo ra sự suy tàn tài nguyên và thay đổi cảnh quan môi trường. Việc quản lý bền vững tài nguyên là cần thiết để đảm bảo sự tồn tại của các hệ sinh thái.
e. Quản lý chất thải rắn
Sự tăng trưởng dân số và sản xuất đã dẫn đến việc tạo ra lượng lớn chất thải rắn. Chất thải phải được quản lý trong toàn bộ quá trình phát sinh, giảm thiểu, phân loại, thu gom, lưu giữ, trung chuyển, vận chuyển, tái sử dụng, tái chế, xử lý, tiêu hủy. Việc quản lý chất thải rắn đúng cách là cần thiết để tránh ô nhiễm môi trường, bảo vệ sức khỏe con người và duy trì cân bằng sinh thái.
g. Chất thải nguy hại
Chất thải nguy hại là chất thải chứa yếu tố độc hại, phóng xạ, lây nhiễm, dễ cháy, dễ nổ, gây ăn mòn, gây nhiễm độc hoặc có đặc tính nguy hại khác. Xử lý an toàn chất thải nguy hại là một vấn đề quan trọng để tránh hậu quả tiêu cực đến môi trường.
→ Phân loại khía cạnh môi trường giúp các tổ chức nắm bắt được các vấn đề cụ thể đang ảnh hưởng đến môi trường. Việc hiểu rõ và đối phó với mỗi khía cạnh này sẽ đóng góp tích cực vào việc bảo vệ hành tinh, duy trì sự cân bằng hệ sinh thái và tạo nền tảng tương lai bền vững cho thế hệ mai sau.
Ví dụ về khía cạnh môi trường
Mỗi khía cạnh môi trường có thể bao gồm nhiều yếu tố khác nhau, dưới đây là ví dụ về 6 khía cạnh môi trường.
a. Khí thải
- Carbon dioxide (CO2): Loại khí gây hiệu ứng nhà kính hàng đầu
- Sulfur oxide (SOx): Đặc biệt sulfur dioxide, một hợp chất hóa học có công thức SO2. SO2 được tạo ra bởi các núi lửa và trong các quy trình sản xuất công nghiệp như than và dầu mỏ
- Oxide nitơ (NOx): Các oxide nitơ bị thải ra khỏi quá trình đốt cháy nhiệt độ cao và cũng được sản sinh trong các cơn dông do sự phóng điện
- Carbon monoxide (CO): Khí không màu, không mùi, độc nhưng không gây kích thích. Nó là sản phẩm của sự đốt cháy không đầy đủ của nhiên liệu như khí tự nhiên, than đá hoặc gỗ
- ....
Việc thải khí ra môi trường của các doanh nghiệp chính là ví dụ rõ ràng nhất về khía cạnh môi trường
b. Nguồn gây nhiễm đất
- Vi nhựa
- Sự cố tràn dầu
- Khai thác và hoạt động của các ngành công nghiệp nặng khác
- Thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ và phân bón
- Tro than
- ....
c. Nguồn nước thải
- Xả nước thải chưa qua xử lý trực tiếp ra môi trường
d. Sử dụng vật liệu/tài nguyên thiên nhiên
- Tài nguyên rừng: cây cối, nấm, động vật,...
- Tài nguyên biển: tôm, cua, cá,...
- Tài nguyên khoáng sản: gang, sắt, than, dầu mỏ…
- ...
e. Chất thải rắn
- Vỏ chai lọ, hộp nhựa
- Cao su
- Giấy
- Thủy tinh
- Sắt, nhôm, đồng, kẽm
- Đồ đạc đã sử dụng
- Bao bì nhựa,
- Rác sinh hoạt
- ....
g. Chất thải nguy hại
- Hóa chất độc hại
- Thuốc trừ sâu
- Chất phóng xạ
- Chất thải công nghiệp nguy hiểm
- ....
Khía cạnh môi trường trong ISO 14001
Điều khoản 3.2.2 của Tiêu chuẩn ISO 14001:2015 về Hệ thống quản lý môi trường (Environmental management system - EMS) đưa ra một định nghĩa rõ ràng hơn về khía cạnh môi trường:
“Khía cạnh môi trường là các yếu tố của các hoạt động hoặc dịch vụ của tổ chức tương tác hoặc có thể tương tác với môi trường.
Công ty cổ phần đường Biên Hòa - Phan Giang
Khía cạnh môi trường có thể gây ra một hay nhiều tác động môi trường. Một khía cạnh môi trường có ý nghĩa hoặc có thể có một hay nhiều tác động môi trường đáng kể.
Khía cạnh môi trường có ý nghĩa phải được chính tổ chức xác định bằng việc áp dụng một hoặc nhiều chuẩn mực”
Tại sao phải xác định và đánh giá khía cạnh môi trường?
Xác định và đánh giá khía cạnh môi trường là một phần quan trọng của việc thực hiện trách nhiệm xã hội và bảo vệ môi trường. Dưới đây là một số lý do vì sao việc này cực kỳ quan trọng đối với các tổ chức, doanh nghiệp.
1. Tuân thủ các quy định pháp luật
Hầu hết các quốc gia đều có quy định pháp luật liên quan đến bảo vệ môi trường. Các doanh nghiệp cần phải tuân thủ những quy định này để tránh vi phạm pháp luật, tránh các khoản phạt và xử phạt, cũng như đảm bảo uy tín và hình ảnhcủa họ trong cộng đồng. Xác định khía cạnh môi trường giúp tổ chức kiểm soát những yếu tố có thể tác động tiêu cực đến hệ sinh thái, từ đó đảm bảo tuân thủ pháp luật.
2. Xây dựng hình ảnh tích cực
Các tổ chức quan tâm và thực hiện hành động bảo vệ môi trường, trong đó có xác định khía cạnh môi trường thường có hình ảnh tích cực trong mắt khách hàng, cộng đồng và các đối tác kinh doanh. Điều này có thể tạo ra lợi thế cạnh tranh và tạo sự tín nhiệm từ phía khách hàng.
3. Giảm thiểu rủi ro
Đánh giá khía cạnh môi trường giúp doanh nghiệp xác định các nguy cơ và rủi ro môi trường có thể ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh. Bằng cách xác định và quản lý các yếu tố này, doanh nghiệp có thể giảm thiểu rủi ro về tài chính, hình ảnh và pháp lý.
4. Tối ưu hóa tài nguyên và giảm chi phí
Việc đánh giá và quản lý tốt khía cạnh môi trường giúp doanh nghiệp tối ưu hóa việc sử dụng tài nguyên, giảm lãng phí và giảm thiểu chi phí. Chẳng hạn, việc thực hiện các biện pháp tiết kiệm năng lượng và tài nguyên có thể giúp giảm hóa đơn điện và nước, đồng thời còn giúp bảo vệ môi trường.
5. Theo đuổi hướng "phát triển xanh"
Đánh giá khía cạnh môi trường cung cấp thông tin để phát triển và cung cấp các sản phẩm / dịch vụ thân thiện với môi trường. Khách hàng ngày càng quan tâm đến việc mua sắm và hợp tác với các doanh nghiệp có "tầm nhìn xanh" hơn.
Việc xác định khía cạnh môi trường giúp doanh nghiệp có được hướng "phát triển xanh"
→ Xác định và đánh giá khía cạnh môi trường trong doanh nghiệp không chỉ là một nhiệm vụ trách nhiệm xã hội mà còn có thể mang lại lợi ích kinh tế cho doanh nghiệp. Việc thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường có thể cải thiện hiệu suất kinh doanh, tạo động lực sáng tạo và xây dựng tương lai phát triển bền vững.
8 bước xác định và đánh giá khía cạnh môi trường
Xác định và đánh giá khía cạnh môi trường trong doanh nghiệp đòi hỏi một quy trình cụ thể và có kế hoạch. Dưới đây là các bước chính mà doanh nghiệp có thể áp dụng:
Bước 1: Xác định các khía cạnh môi trường quan trọng
Đầu tiên, xác định những khía cạnh môi trường quan trọng đối với hoạt động kinh doanh của bạn. Điều này có thể bao gồm các yếu tố như tiêu thụ năng lượng, sử dụng tài nguyên, quản lý chất thải, tác động đến sinh thái địa phương, và các hoạt động tạo ra khí thải và ô nhiễm.
Bước 2: Thu thập dữ liệu
Thu thập dữ liệu liên quan đến các khía cạnh môi trường đã xác định. Dữ liệu này có thể bao gồm thông tin về tiêu thụ năng lượng, lượng chất thải, mức độ sử dụng tài nguyên, và các yếu tố khác liên quan đến môi trường. Có thể cần tạo các hệ thống giám sát và ghi nhận thông tin liên tục để có dữ liệu đáng tin cậy.
Bước 3: Đánh giá tác động môi trường
Đánh giá cách mà hoạt động kinh doanh của bạn ảnh hưởng đến môi trường. Điều này bao gồm việc xác định các tác động tiềm ẩn của doanh nghiệp đối với không gian, nguồn nước, không khí, đất và sinh thái. Đánh giá cả tác động ngắn hạn và tác động dài hạn.
Bước 4: Xác định các mục tiêu và chỉ số môi trường
Dựa trên dữ liệu và đánh giá, xác định các mục tiêu cụ thể về bảo vệ môi trường mà doanh nghiệp muốn đạt được. Điều này có thể bao gồm giảm lượng khí thải, tối ưu hóa sử dụng tài nguyên, quản lý hiệu quả chất thải, và nhiều mục tiêu khác.
Bước 5. Phân tích và lập kế hoạch
Phân tích dữ liệu và thông tin thu thập được để đánh giá khả năng thực hiện các mục tiêu và đối mặt với các thách thức. Dựa trên phân tích này, lập kế hoạch về cách thực hiện các biện pháp cụ thể để kiểm soát khía cạnh môi trường.
Bước 6: Thực hiện biện pháp và giám sát
Thực hiện các biện pháp đã lập kế hoạch và giám sát quá trình triển khai. Đảm bảo rằng các biện pháp đang có tác động đúng như dự kiến và tiến hành điều chỉnh nếu cần.
Bước 7: Báo cáo kết quả
Tạo báo cáo về khía cạnh môi trường và tiến trình đạt được mục tiêu. Báo cáo này có thể được chia sẻ với cổ đông, nhà đầu tư, khách hàng và cộng đồng để thể hiện cam kết của doanh nghiệp đối với bảo vệ môi trường.
Bước 8: Liên tục cải tiến
Liên tục theo dõi, đánh giá và cải tiến quá trình xác định và đánh giá khía cạnh môi trường. Điều này giúp đảm bảo rằng doanh nghiệp luôn thích nghi bối cảnh hiện tại và cải thiện hiệu suất môi trường theo thời gian.
KNA Cert chứng nhận ISO 14001:2015 cho Công Ty TNHH Artpresto Việt Nam
→ Việc xác định và đánh giá khía cạnh môi trường trong doanh nghiệp là một quy trình liên tục và đòi hỏi sự cam kết từ tất cả các cấp độ trong tổ chức.
>>> Xem thêm: ISO 14001 tại Việt Nam-Thực trạng áp dụng ISO 14001 trong doanh nghiệp
----------------------------------------------------------------------------------------------------
Trên đây là các thông tin về khía cạnh môi trường. Nếu doanh nghiệp đang có nhu cầu xác định và đánh giá tác động môi trường theo tiêu chuẩn Quốc tế ISO 14001 và làm chứng nhận ISO 14001, vui lòng vui lòng liên hệ với KNA CERT theo số Hotline: 0968.038.122 hoặc Email: salesmanager@knacert.com để được hỗ trợ sớm nhất.
Tin Mới Nhất
So sánh HACCP và ISO 22000 - Tương đồng & Khác biệt ở đâu?
Hai tiêu chuẩn nổi bật trong lĩnh vực an toàn thực phẩm hiện nay là HACCP và ISO 22000. Mặc dù đều có mục đích chung là quản lý an toàn thực phẩm nhưng chúng lại có những điểm tương...
Danh mục Bộ tài liệu HACCP chi tiết & đầy đủ nhất
Trong bối cảnh các yêu cầu về an toàn thực phẩm ngày càng khắt khe hơn, các doanh nghiệp trong ngành thực phẩm cần phải áp dụng hệ thống quản lý chặt chẽ để đảm bảo sản phẩm của mình...
Lưu đồ HACCP là gì? Ký hiệu lưu đồ HACCP & Ứng dụng lưu đồ trong HACCP
Ngày nay, rất nhiều doanh nghiệp áp dụng tiêu chuẩn HACCP nhằm đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Việc tuân thủ mọi bước của quy trình sản xuất thực phẩm được giám sát tỉ mỉ theo HACCP là...
[HACCP Audit Checklist] Checklist đánh giá HACCP kiểm tra sự tuân thủ
Áp dụng tốt tiêu chuẩn HACCP giúp doanh nghiệp đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm cũng như nâng cao uy tín và có được lòng tin của khách hàng và đối tác. Để tuân thủ tốt các yêu...