May mặc bền vững – Chìa khóa thành công của tương lai
May mặc bền vững không còn là lý thuyết trên sách vở mà đã trở thành một xu hướng tất yếu cần hướng tới nếu các doanh nghiệp trong ngành dệt may và da giày muốn thành công trong tương lai. Hãy cùng KNA CERT tìm hiểu câu chuyện của Bảo Lân (công ty vải sợi bền vững đầu tiên tại Việt Nam) và Greenyarn (thương hiệu chuyên sản xuất sợi bền vững của Bảo Lân) để thấy rõ hơn về vấn đề này.
Quách Kiến Lân - nhà sáng lập của Greenyarn có một niềm đau đáu thường trực là làm sao tận dụng được mọi tiềm năng, lợi thế của Việt Nam để sản xuất thời trang bền vững. Hành trình thời trang bền vững của Greenyarn được bắt đầu từ mùa hè năm 2011 bằng niềm tin của người sáng lập, sự hòa hợp, cân bằng giữa con người và thiên nhiên với mong muốn xây dựng một mô hình kinh doanh vải sợi bền vững.
Thương hiệu Greenyarn chính thức được ra mắt từ năm 2012. Ngay lập tức, Công ty trung vào tìm kiếm các nguồn nguyên liệu xanh, bền vững cho ngành dệt may. Đến nay, Greenyarn – thương hiệu sợi bền vững của Công ty Vải sợi Bảo Lân – đã có năm dòng sản phẩm vải sợi nổi bật như sợi tre chống nắng, sợi hữu cơ, sợi tái chế có chứng chỉ, sợi supima…
Chú trọng phát triển những sản phẩm bền vững
Ngành dệt may đã gắn bó với truyền thống của gia đình Quách Kiến Lân từ những năm 1970 của thế kỷ 20 bằng việc kinh doanh vải sợi. Được đi du học New Zealand từ nhỏ nên Quách Kiến Lân chịu ảnh hưởng sâu sắc về lối sống và tình yêu môi trường của người New Zealand. Lân đã hình thành những suy nghĩ hướng về môi trường và thời trang bền vững là con đường kinh doanh mà anh lựa chọn.
Bản thân Lân thích lối sống gần gũi với thiên nhiên. Anh cũng hy vọng những người xung quanh mình sống có trách nhiệm để không khí luôn trong lành, đường phố, sông ngòi luôn sạch sẽ. Anh mong muốn nhìn thấy Việt Nam cũng có thể phát triển theo hướng tốt đẹp như vậy trong tương lai.
Sau khi về nước, Lân tham gia công việc kinh doanh của gia đình nhưng thấy không phù hợp. Dó đó, anh quyết định tự mình mở một công ty riêng – Công ty Vải sợi Bảo Lân – để tập trung phát triển nguồn nguyên liệu dệt may bền vững.
Thời trang bền vững, sản xuất nguyên liệu dệt may từ thiên nhiên vẫn là một hướng đi mới mẻ ở Việt Nam. Quách Kiến Lân chia sẻ:
“Định hướng từ những ngày đầu tiên của Công ty Bảo Lân đã là bền vững, và chỉ tập trung vào những sản phẩm bền vững, do đó chúng tôi đã gặp rất nhiều khó khăn, suýt đóng cửa đến hai lần. Những khó khăn ngày đầu đó không chỉ ở việc khách hàng không quan tâm đến sản xuất bền vững, mà còn ở việc chúng tôi không thể tìm thấy nguồn nguyên liệu bền vững để phát triển. Sau những lần thất bại đã cho tôi được bài học rằng cần phải có một kế hoạch tổng thể và tầm nhìn xa với những thử nghiệm ở số lượng ít, từ đó thường xuyên đổi mới và cải tiến dần để ngày một tốt hơn. Chúng ta có thể bắt đầu với việc chưa hoàn hảo, nhưng cần phải thay đổi và phát triển chính mình để ngày một tiệm cận sự hoàn hảo”
Lân tập trung nghiên cứu, tìm nguồn nguyên liệu, phát triển và phân phối các loại vải sợi thiên nhiên cho các nhà sản xuất và công ty dệt may tại Việt Nam. Với Lân, thách thức không nằm ở việc nghiên cứu hay sản xuất ra sản phẩm, mà đó là làm cho khách hàng thay đổi thói quen cũ. Những gì đã quen thường khó thay đổi, do đó Lân phải giới thiệu nhiều về sản phẩm cũng như thuyết phục bằng nhiều cách để khách hàng thử trải nghiệm các dòng sản phẩm mới
Áp dụng Tiêu chuẩn Quốc tế trong sản xuất
Năm 2017, Công ty Bảo Lân ra mắt dự án Gý19 lấy cảm hứng từ di sản và văn hóa Việt Nam. Ý tưởng về màu của sợi mélange được truyền cảm hứng từ những cảnh đẹp dân dã, gắn liền với người Việt.
Chất liệu sợi được dùng cho bộ sưu tập là cotton 100%. Các sản phẩm được nhuộm theo tiêu chuẩn nhuộm sợi của Oeko-Tex (một tiêu chuẩn ít gây ô nhiễm môi trường). Bảo Lân hướng đến mục tiêu là những sợi mélange từ Gý19 sau khi hết hạn sử dụng có thể phân hủy được, không gây hại đến thiên nhiên và môi trường.
Bên cạnh đó, thương hiệu Greenyarn cũng đạt chứng nhận GOTS (Global Organic Textile Standard - Tiêu chuẩn Dệt may Hữu cơ Toàn cầu). Chứng nhận GOTS đảm bảo rằng toàn bộ chuỗi cung ứng đáp ứng các tiêu chuẩn nghiêm ngặt về cả xã hội và môi trường, mọi thứ từ nguyên liệu thô đến thành phẩm đều được đưa vào chứng nhận. Một vài tiêu chí được cân nhắc trong chứng nhận GOTS gồm: lao động, hóa chất được sử dụng, loại sợi, xử lý nước thải và bao bì. GOTS cũng thống nhất các tiêu chuẩn giữa các quốc gia và hiện đang giám sát 1,4 triệu công nhân tại 4.600 nhà máy trên toàn Thế giới.
Vượt qua thử thách, hướng tới thành công
Nhiều công ty ở Việt Nam đã bước vào con đường hoạt động bền vững, bảo vệ môi trường tự nhiên và hệ sinh thái… nhưng rồi lại bỏ cuộc trước áp lực kinh doanh, cuối cùng lại chạy theo số lượng để lấy các đơn hàng lớn. Greenyarn cũng từng như vậy và suýt dừng hoạt động đến hai lần. Tuy nhiên sau tất cả, Greenyarn vẫn kiên trì theo định hướng của mình.
Mỗi doanh nghiệp đều gặp phải những vấn đề khác nhau, và không có thứ gì có thể giải quyết được tất cả. Chiến lược phát triển bền vững cần được nhìn nhận và xây dựng bằng những gì cốt lõi nhất, bắt đầu từ ý thức và suy nghĩ của các lãnh đạo doanh nghiệp.
Nhà lãnh đạo cần chia sẻ, lan tỏa những giá trị và ý nghĩa của tính bền vững cho các cấp quản lý và những bộ phận trong công ty để mỗi cá nhân có thể hiểu hơn về mục tiêu chung, cùng đồng lòng và kiên trì mỗi ngày. Việc chấp nhận rằng mình chưa hoàn hảo, cũng có lúc sai, lúc thiếu sót và bình tĩnh giải quyết, thay đổi, cải tiến mỗi ngày, chầm chậm và không gấp gáp sẽ giúp cho tập thể thấu hiểu lẫn nhau và vững bước hơn trên con đường phát triển bền vững.
Theo Quách Kiến Lân, tiềm năng của nguyên liệu dệt may từ thiên nhiên, thời trang bền vững của Việt còn khá hạn chế so với các quốc gia khác. Tuy nhiên, mỗi đất nước đều nét đặc trưng riêng, do đó Việt Nam cần học hỏi và tận dụng những lợi thế phù hợp. Chẳng hạn như việc trồng cây bông (làm sợi cotton) không thật sự phù hợp tại Việt Nam, nhưng chúng ta có thể phát triển tốt nguồn nguyên liệu từ cây gai dầu (vải hemp) hay cây sen (vải sen)…
Thời trang bền vững tại Việt Nam mới chỉ ở giai đoạn bắt đầu, vẫn còn rất nhiều khó khăn nhưng cũng có nhiều cơ hội tiềm năng có thể nắm bắt. Nói về khó khăn, dễ thấy nhất và lớn nhất là cái nhìn của người tiêu dùng, việc cộng đồng hiểu cũng như ủng hộ còn hạn chế, vì khi đề cập đến từ “bền vững” hay “môi trường”, đa phần trong quan niệm mọi người sẽ nghĩ đến những hình ảnh của rác thải, mất vệ sinh, không đẹp.
Đó là lý do những người làm thời trang bền vững cần cố gắng hơn rất nhiều để thay đổi hình ảnh trong tâm trí người tiêu dùng, từ đó thay đổi suy nghĩ tiêu cực để hướng đến những cái nhìn tích cực với hình ảnh đẹp hơn cho sản phẩm, cho doanh nghiệp và cho thiên nhiên, môi trường quanh ta.
KNA CERT cung cấp dịch vụ về các tiêu chuẩn may mặc bền vững
KNA CERT là đơn vị dẫn đầu trong việc hỗ trợ triển khai và cung cấp dịch vụ đánh giá chứng nhận theo các tiêu chuẩn may mặc bền vững như:
- CCS (Content Claim Standard – Tiêu chuẩn Tuyên bố Thành phần)
- OCS (Organic Content Standard – Tiêu chuẩn Thành phần Hữu cơ)
- GRS (Global Recycled Standard – Tiêu chuẩn Tái chế Toàn cầu)
- RCS (Recycled Claim Standard – Tiêu chuẩn Tuyên bố Tái chế)
- RDS (Responsible Down Standard – Tiêu chuẩn Lông vũ Có trách nhiệm)
- RWS (Responsible Wool Standard – Tiêu chuẩn Len Có trách nhiệm)
- RAS (Responsible Alpaca Standard – Tiêu chuẩn Alpaca Có trách nhiệm)
- RMS (Responsible Mohair Standard – Tiêu chuẩn Mohair Có trách nhiệm)
- GOTS (Global Organic Textile Standard – Tiêu chuẩn Dệt may Hữu cơ Toàn cầu)
- OEKO-TEX (Tiêu chuẩn kiểm nghiệm và chứng nhận cho sản phẩm dệt may)
- …
Nếu doanh nghiệp có nhu cầu tìm hiểu hoặc chứng nhận các tiêu chuẩn dệt may, vui lòng liên hệ với Chúng Tôi theo thông tin dưới đây:
- Trụ sở chính: Tầng 11, Tòa nhà Ladeco Building, 266 Đội Cấn, Ba Đình, Hà Nội
- Chi nhánh: Tầng 7, Tòa nhà Thủy Lợi 4, 205A Nguyễn Xí, Phường 26, Quận Bình Thạnh, TPHCM
- Website: https://isokna.com.vn/
- Facebook: https://www.facebook.com/KNACertification
- Zalo / Skype / Whatapps / Wechat: 0968.038.122
- Điện thoại: 0968.038.122
- Email: salesmanager@knacert.com
Tin Mới Nhất
Tiêu chuẩn HACCP đặt ra những yêu cầu gì?
HACCP (Hazard Analysis and Critical Control Points) là hệ thống Phân tích mối nguy và Điểm kiểm soát tới hạn. Đây là một phương pháp hiệu quả giúp đảm bảo rằng các sản phẩm thực phẩm không gây hại cho...
12 bước xây dựng hệ thống HACCP cho sản phẩm sữa
Việc đảm bảo an toàn thực phẩm là yếu tố quan trọng trong ngành sản xuất sữa, đặc biệt là khi nhu cầu tiêu dùng ngày càng tăng cao. Để đáp ứng yêu cầu về chất lượng và an toàn...
Hướng dẫn áp dụng HACCP bếp ăn tập thể
Bếp ăn tập thể có công suất hoạt động rất lớn và lượng thức ăn cung cấp ra tất nhiều. Do vậy, vấn đề đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm rất được quan tâm. Việc áp dụng HACCP...
CCP & CP & PRP là gì trong HACCP? Mối liên hệ và Cách phân biệt
Trong quá trình xây dựng hệ thống phân tích mối nguy và điểm kiểm soát tới hạn (HACCP), doanh nghiệp sẽ bắt gặp các thuật ngữ CCP, CP, PRP. Vậy CCP CP PRP là gì trong HACCP? Mối quan hệ...
Mối tương quan HACCP & GMP & SSOP là gì? Phân biệt 3 tiêu chuẩn
Ba tiêu chuẩn HACCP, GMP và SSOP là những công cụ quan trọng, giúp kiểm soát chất lượng và đảm bảo sản phẩm an toàn cho người tiêu dùng. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ mối tương quan...
Quy trình HACCP với 7 bước thực hiện hiệu quả
HACCP (Hazard Analysis and Critical Control Points) là hệ thống quản lý an toàn thực phẩm được áp dụng rộng rãi trong ngành thực phẩm từ sản xuất, chế biến, phân phối thực phẩm và đồ uống. Để đảm bảo...