Cùng doanh nghiệp vươn tầm quốc tế
nâng vị thế thương hiệu
quốc gia

MENU
KNA Cert - Quality Innovation

Nhà máy không có HACCP có được không?

Tiêu chuẩn HACCP (Hazard Analysis and Critical Control Points) là tiêu chuẩn phổ biến và được sử dụng rộng rãi trên thế giới về hệ thống quản lý an toàn thực phẩm. Tuy nhiên, rất nhiều doanh nghiệp đặt ra câu hỏi rằng “Nhà máy không có HACCP có được không?”. Hãy cùng KNA CERT tìm kiếm câu trả lời trong bài viết dưới đây.

Tiêu chuẩn HACCP là gì?

HACCP là viết tắt của “Hazard Analysis and Critical Control Point”, là “Phân tích mối nguy và Điểm kiểm soát tới hạn”. Tiêu chuẩn HACCP là tiêu chuẩn về hệ thống quản lý an toàn thực phẩm dựa trên các tiêu chuẩn được Ủy ban Tiêu chuẩn Thực phẩm Quốc tế CODEX đề xuất. 

Tiêu chuẩn HACCP tập trung vào việc xác định, đánh giá và kiểm soát các mối nguy có thể ảnh hưởng đến an toàn thực phẩm. Các mối nguy này có thể là vật lý (như xương, thủy tinh), hóa học (như hóa chất độc hại) hoặc sinh học (như vi khuẩn, nấm). Bên cạnh đó, tiêu chuẩn này còn giúp doanh nghiệp giảm thiểu, loại bỏ các mối nguy tiềm ẩn. Thông qua cách xác định và kiểm soát chúng tại các điểm kiểm soát tới hạn trong quá trình sản xuất thực phẩm.

Nhận ngay khóa học tiêu chuẩnMIỄN PHÍ

Nhà máy không có HACCP có được không?

Câu trả lời cho câu hỏi trên là có. Nhà máy sản xuất không áp dụng HACCP cũng không sao.Vì HACCP không phải là yêu cầu pháp lý, pháp luật Việt Nam không bắt buộc tất cả các nhà máy sản xuất thực phẩm phải có chứng nhận HACCP. Tuy nhiên, cũng có những yêu cầu pháp lý liên quan đến vệ sinh an toàn thực phẩm mà nhà máy sản xuất cần tuân thủ. Đó chính là Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện Vệ sinh an toàn thực phẩm (Giấy phép VSATTP). Đây là giấy tờ nhằm chứng minh cơ sở sản xuất thực phẩm đáp ứng đầy đủ các yêu cầu về vệ sinh an toàn thực phẩm theo quy định của pháp luật Việt Nam. Nếu không có giấy phép này, doanh nghiệp có thể bị xử phạt.

Tuy nhiên, theo quy định tại Điểm K – Khoản 1 – Điều 12 - Nghị định số 15/2018/NĐ-CP: "Cơ sở đã được cấp một trong các Giấy chứng nhận: Thực hành sản xuất tốt (GMP), Hệ thống phân tích mối nguy và điểm kiểm soát tới hạn (HACCP), Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm ISO 22000, Tiêu chuẩn thực phẩm quốc tế (IFS), Tiêu chuẩn toàn cầu về an toàn thực phẩm (BRC), Chứng nhận hệ thống an toàn thực phẩm (FSSC 22000) hoặc tương đương còn hiệu lực." Có nghĩa là nếu nhà máy đã có Giấy chứng nhận HACCP hoặc một trong những chứng nhận trên, thì không cần phải xin thêm Giấy phép VSATTP. Vậy chứng tỏ rằng chứng nhận HACCP có thể thay thế hoàn toàn cho Giấy phép VSATTP trong quá trình hoạt động của nhà máy sản xuất thực phẩm tại Việt Nam.

Nhà máy nên có chứng nhận HACCP hay không?

Tất nhiên là có. Vì giấy chứng nhận HACCP là một bước tiến vượt bậc so với Giấy phép Vệ sinh an toàn thực phẩm. Dưới đây là lý do vì sao doanh nghiệp nên có giấy chứng nhận HACCP thay vì Giấy phép VSATTP:

  • Chứng nhận HACCP có thể thay thế giấy phép VSATTP: Theo Điểm k – Khoản 1 – Điều 12 – Nghị định số 15/2018/NĐ-CP, các cơ sở đã được cấp chứng nhận HACCP không phải xin cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện VSATTP. Điều này có nghĩa là chứng nhận HACCP có thể hoàn toàn thay thế Giấy phép VSATTP, giúp doanh nghiệp dễ dàng tuân thủ quy định pháp luật hơn.
  • Chứng nhận HACCP được quốc tế công nhận: Chứng nhận HACCP là chứng nhận được sử dụng phổ biến trên cả thế giới. Còn giấy phép VSATTP chỉ được công nhận tại Việt Nam. Chính vì vậy, nếu nhà máy sản xuất nào có mong muốn xuất khẩu hàng hoá ra nước ngoài thì nên có chứng nhận HACCP. Vì nhiều thị trường quốc tế yêu cầu sản phẩm phải có chứng nhận HACCP. Việc sở hữu chứng nhận này giúp doanh nghiệp dễ dàng thâm nhập vào các thị trường này. Đồng thời, chứng nhận HACCP chứng tỏ rằng doanh nghiệp đã có một hệ thống quản lý chất lượng an toàn thực phẩm chặt chẽ, đảm bảo sản phẩm an toàn và chất lượng.
  • Cải thiện hiệu quả sản xuất: Giấy phép VSATTP chỉ đảm bảo rằng cơ sở đủ điều kiện vệ sinh an toàn cho thực phẩm. Còn, HACCP giúp doanh nghiệp tối ưu hóa các quy trình sản xuất, giảm thiểu lãng phí và tăng năng suất hoạt động. Cũng như xác định và kiểm soát các mối nguy tiềm ẩn trong quá trình sản xuất, từ đó giảm thiểu nguy cơ xảy ra các sự cố về an toàn thực phẩm.
  • Nâng cao uy tín và hình ảnh thương hiệu: Nhiều khách hàng hiện nay thường không quan tâm đến giấy phép VSATTP. Mà họ thường quan tâm xem doanh nghiệp, nhà máy có chứng nhận HACCP hay không. Vì họ cho rằng chứng nhận HACCP sẽ cho họ hiểu rõ hơn về nguồn gốc, quy trình sản xuất của sản phẩm đó. Việc có chứng nhận HACCP sẽ giúp doanh nghiệp xây dựng lòng tin và tạo dựng hình ảnh thương hiệu tích cực.

Ai nên có chứng nhận HACCP?

  • Nhà máy chế biến và sản xuất thực phẩm: Các công ty tham gia chế biến và sản xuất thực phẩm, bao gồm đồ hộp, thực phẩm đông lạnh, đồ ăn nhẹ và các mặt hàng đóng gói khác.
  • Cơ sở chế biến thịt và gia cầm: Ở nhiều quốc gia, chẳng hạn như Hoa Kỳ, các nhà chế biến thịt và gia cầm theo luật định phải có kế hoạch HACCP do nguy cơ nhiễm khuẩn cao.
  • Ngành công nghiệp hải sản: Các nhà chế biến và phân phối hải sản thường được yêu cầu thực hiện kế hoạch HACCP để kiểm soát các mối nguy sinh học và đảm bảo tiêu dùng an toàn.
  • Ngành công nghiệp sữa: Các nhà sản xuất và chế biến sữa thường cần có kế hoạch HACCP để quản lý rủi ro liên quan đến mầm bệnh và hư hỏng.

  • Ngành công nghiệp đồ uống: Bao gồm các nhà sản xuất nước trái cây, nước ngọt và các loại đồ uống khác, trong đó kế hoạch HACCP đóng vai trò quan trọng trong việc kiểm soát các mối nguy về vi sinh và hóa học.
  • Nhà sản xuất bánh mì và bánh kẹo: Mặc dù không phải lúc nào cũng bắt buộc, nhưng điều này được khuyến nghị để kiểm soát các mối nguy trong quá trình sản xuất các loại bánh nướng và kẹo.
  • Nhà hàng và hoạt động dịch vụ thực phẩm: Đặc biệt là những nơi xử lý thực phẩm có nguy cơ cao, để đảm bảo thực phẩm được bảo quản, chế biến và phục vụ một cách an toàn.
  • Dịch vụ phục vụ ăn uống: Tương tự như nhà hàng, dịch vụ phục vụ ăn uống cần có kế hoạch HACCP để quản lý rủi ro về an toàn thực phẩm, đặc biệt là do môi trường hoạt động của họ rất đa dạng.
  • Nhà sản xuất nông nghiệp: Các trang trại cung cấp nguyên liệu thô trực tiếp cho nhà chế biến thực phẩm hoặc người tiêu dùng cũng có thể cần áp dụng các nguyên tắc HACCP.
  • Nhà ăn trường học và bếp ăn bệnh viện: Nơi phục vụ nhóm dân cư dễ bị tổn thương, HACCP có thể đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo an toàn thực phẩm.
  • Nhà sản xuất bao bì thực phẩm: Họ cần đảm bảo rằng vật liệu đóng gói an toàn và không làm ô nhiễm thực phẩm.
  • Doanh nghiệp thực phẩm xuất khẩu: Đáp ứng các tiêu chuẩn an toàn thực phẩm theo yêu cầu của nước nhập khẩu. 
Tư vấn từ chuyên gia

Trên đây là những thông tin liên quan đến câu hỏi “Nhà máy không có HACCP có được không?”. Hy vọng rằng bài viết này của KNA CERT đã giúp mọi người trả lời được câu hỏi trên. Nếu doanh nghiệp đang có thắc mắc về hệ thống HACCP, hãy liên hệ ngay với KNA CERT để được giải đáp.

  • Địa chỉ: Tòa nhà Ladeco, 266 Đội Cấn, Ba Đình, Hà Nội.  
  • Điện thoại:  0968.038.122
  • Email:  salesmanager@knacert.com

Tin Mới Nhất

Workshop

02-04-2025

Workshop "Lương và chính sách chế độ cho người lao động theo tiêu chuẩn trách nhiệm xã hội”

Thứ Sáu – Ngày 25/04/2025 (⏰ Từ 9:00–11:30 sáng), KNA CERT tổ chức Hội thảo trực tuyến Miễn phí với chủ đề “Lương và chính sách chế độ cho người lao động theo tiêu chuẩn trách nhiệm xã hội”

EU siết chặt quy định với nông sản tươi nhập khẩu

20-03-2025

EU siết chặt quy định với nông sản tươi nhập khẩu

Liên minh Châu Âu (EU) đang áp dụng các quy định nghiêm ngặt hơn đối với nông sản nhập khẩu nhằm đảm bảo an toàn thực phẩm, kiểm soát dư lượng hóa chất bảo vệ thực vật và bảo vệ...

Vai trò của phát triển xanh trong kỷ nguyên mới

19-03-2025

Vai trò của phát triển xanh trong kỷ nguyên mới

Trong kỷ nguyên mới, phát triển xanh không chỉ đơn thuần là một giải pháp bảo vệ môi trường mà còn là động lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và nâng cao chất lượng cuộc sống. Đây là mô...

Ngành gỗ và bài toán thay đổi để thích ứng thị trường

18-03-2025

Ngành gỗ và bài toán thay đổi để thích ứng thị trường

Dù phải đối mặt với nhiều rào cản thương mại từ các thị trường đối tác, ngành gỗ Việt Nam vẫn đứng trước cơ hội phát triển mạnh mẽ khi nhu cầu đồ nội thất gỗ trên thế giới tiếp...

ESG: Chìa khóa phát triển bền vững hay hiệu ứng phong trào?

18-03-2025

ESG: Chìa khóa phát triển bền vững hay hiệu ứng phong trào?

Trong suốt thập kỷ qua, ESG (Environmental - Môi trường, Social - Xã hội, Governance - Quản trị) đã trở thành một chủ đề nóng trên toàn cầu. Nhiều người xem đây là chìa khóa giúp doanh nghiệp phát triển...

KNA đồng hành cùng bạn trên chặng đường vươn xa phía trước
Cùng phát triển bền vững & thịnh vượng

back to top
mesenger zalo
phone
0968.038.122
TẢI BẢNG GIÁ