Cùng doanh nghiệp vươn tầm quốc tế
nâng vị thế thương hiệu
quốc gia

MENU
KNA Cert - Quality Innovation

Nhiệm vụ bảo vệ môi trường trong bối cảnh mới

Bảo vệ môi trường và làm sao để được sống trong môi trường trong lành là vấn đề lớn đặt ra đối với Việt Nam. Bên cạnh những thành tựu về phát triển kinh tế, nước ta đang đứng trước những thách thức to lớn về môi trường, cần phải giải quyết triệt để để hướng đến mục tiêu phát triển bền vững.

Mục tiêu bảo vệ môi trường của chính phủ

Mặc dù thời gian qua, việc bảo vệ môi trường vì mục tiêu phát triển bền vững ở Việt Nam đã thu được một số thành tựu quan trọng, tuy nhiên, vẫn còn một số hạn chế, bất cập trong công tác bảo vệ môi trường, làm cho phát triển ở Việt Nam thời gian qua chưa thực sự bền vững. Từ những kết quả và tồn tại, Đảng đã đề ra các mục tiêu và giải pháp cơ bản nhằm phát triển bền vững về tài nguyên, môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu.

Theo đó, các nhiệm vụ cơ bản được Đảng ta xác định cụ thể đến năm 2030 bao gồm:

1. Nâng cao nhận thức và ý thức trách nhiệm của các cấp, các ngành và toàn dân về bảo vệ môi trường.

Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng nêu rõ, “Tăng cường tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm và nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật về quản lý tài nguyên, bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu”.

Để thực hiện tốt nhiệm vụ này, cần tích cực tuyên truyền, giáo dục trong các cấp ủy đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc, đoàn thể, cán bộ, đảng viên, các tầng lớp nhân dân về trách nhiệm, ý thức bảo vệ môi trường. Phát huy vai trò của các cơ quan thông tin đại chúng trong tuyên truyền về bảo vệ môi trường; đa dạng hóa nội dung, hình thức tuyên truyền, làm cho nhân dân hiểu rõ hậu quả trước mắt cũng như lâu dài của ô nhiễm môi trường và biến đổi khí hậu đối với sự phát triển bền vững của đất nước, sức khỏe con người, đời sống xã hội... Từ đó, dẫn đến sự thay đổi nhận thức và hành vi của từng cá nhân, cộng đồng.

2. Hoàn thiện hệ thống pháp luật bảo vệ môi trường vì mục tiêu phát triển bền vững.

Hiện nay, các văn bản pháp luật bảo vệ môi trường ở nước ta có khá nhiều, nhưng chưa đồng bộ, thiếu thống nhất, còn chồng chéo, mâu thuẫn, nhất là giữa các Luật Bảo vệ môi trường, Luật Đất đai, Luật Khoáng sản và Luật Đa dạng sinh học. Vì vậy, cần tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật một cách đồng bộ, thống nhất. Đồng thời, đẩy nhanh việc hoàn thiện thể chế, cơ chế, chính sách, các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch về quản lý, sử dụng tài nguyên thiên nhiên và hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia về tài nguyên khoáng sản, đất, nước, rừng, biển, đa dạng sinh học, ô nhiễm và suy thoái môi trường. Xây dựng lộ trình, cơ chế, chính sách, pháp luật để hình thành, vận hành mô hình kinh tế tuần hoàn.

Tiếp tục kiện toàn hệ thống tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường từ Trung ương đến cơ sở. Chú trọng phát triển tổ chức quản lý môi trường ở các tập đoàn kinh tế, khu công nghiệp, khu chế xuất và đẩy mạnh phòng, chống tham nhũng về bảo vệ môi trường.

Khắc phục, cải thiện tình trạng ô nhiễm môi trường ở các đô thị, các cụm công nghiệp, làng nghề...

Theo đó, cần có kế hoạch khắc phục căn bản tình trạng hủy hoại, làm cạn kiệt các nguồn tài nguyên, gây ô nhiễm môi trường của các cơ sở sản xuất, các khu công nghiệp, khu đô thị. Cải thiện chất lượng môi trường và điều kiện sống của nhân dân.

Cùng với đó, có biện pháp bảo vệ, nâng cao chất lượng môi trường không khí, hạn chế ô nhiễm tiếng ồn, nhất là ở các đô thị lớn. Tập trung xử lý nước thải ở thành thị và các khu công nghiệp, xử lý rác thải ở nông thôn. Thúc đẩy tái chế sử dụng, sản xuất, thu hồi năng lượng từ chất thải gắn với hình thành chuỗi sản xuất tiếp nối, liên tục. Kiểm soát tốt tác động môi trường của các dự án khai thác tài nguyên.

Thực hiện nguyên tắc đối tượng gây ô nhiễm môi trường phải chi trả chi phí xử lý, khắc phục hậu quả, cải tạo, phục hồi môi trường; đối tượng được hưởng lợi từ tài nguyên, môi trường có nghĩa vụ đóng góp để đầu tư trở lại cho bảo vệ môi trường. Tăng cường kiểm soát các hoạt động khai thác tài nguyên, các ngành, doanh nghiệp dựa nhiều vào tài nguyên, các nguồn phát thải nhà kính.

Quản lý chặt chẽ, bảo vệ và phục hồi rừng tự nhiên; phát triển, nâng cao chất lượng rừng; tăng độ che phủ rừng gắn với bảo tồn đa dạng sinh học, bảo vệ cảnh quan, môi trường sinh thái.

Tăng cường bảo vệ, ngăn ngừa, kiểm soát, giảm ô nhiễm môi trường biển; bảo vệ, phát triển bền vững các hệ sinh thái, đa dạng sinh học biển, đặc biệt là các rặng san hô, thảm cỏ biển, rừng ngập mặn, rừng phòng hộ ven biển.

Quản lý chặt chẽ, bảo vệ và phục hồi rừng tự nhiên gắn với bảo tồn đa dạng sinh học, bảo vệ cảnh quan, môi trường sinh thái. Phát triển mạnh và nâng cao chất lượng trồng rừng, nhất là rừng đặc dụng, rừng phòng hộ đầu nguồn, rừng phòng hộ ven biển. Trồng rừng và tích cực phục hồi rừng tự nhiên cũng là một cách hữu hiệu nhằm bảo tồn đa dạng sinh học, bởi 80% đa dạng sinh học nằm trong rừng tự nhiên.

Nâng cao năng lực nghiên cứu, giám sát biến đổi khí hậu, dự báo khí tượng, thủy văn và cảnh báo thiên tai; năng lực chủ động phòng, tránh, giảm nhẹ, năng lực chống chịu và thích ứng với biến đổi khí hậu.

Để thực hiện tốt nhiệm vụ này trước mắt cần xây dựng năng lực giám sát, cảnh báo khí hậu, thiên tai thông qua việc mở rộng, phát triển, hiện đại hóa hệ thống quan trắc và dự báo khí tượng thủy văn; tăng cường phát triển hệ thống thông tin và dữ liệu về khí hậu và biến đổi khí hậu phục vụ hoạch định chính sách và triển khai thực hiện các hoạt động ứng phó với biến đổi khí hậu; tiếp tục cập nhật, hoàn thiện kịch bản biến đổi khí hậu công bố trước khi xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội để lồng ghép, điều chỉnh kế hoạch kịp thời.

3. Thực hiện có hiệu quả các mục tiêu phát triển bền vững theo Chương trình nghị sự 2030 vì sự phát triển bền vững của Liên hợp quốc.

Duy trì tăng trưởng kinh tế bền vững đi đôi với thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội và bảo vệ môi trường. Để thực hiện thành công Chương trình này, cần hoàn thiện hệ thống thể chế phát triển bền vững, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về phát triển bền vững quốc gia. Đồng thời, huy động sự tham gia của tất cả các bộ, ngành, cơ quan từ Trung ương đến địa phương, nhất là các cơ quan báo chí, các tổ chức chính trị - xã hội, cộng đồng doanh nghiệp và toàn thể người dân tham gia thực hiện mục tiêu phát triển bền vững.

4. Tăng cường hợp tác quốc tế trong quản lý tài nguyên, bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu.

Mở rộng hợp tác quốc tế về môi trường trên tinh thần tôn trọng và thực hiện nghiêm túc các công ước quốc tế mà nước ta đã ký kết, tham gia; tiếp thu, vận dụng những kinh nghiệm quốc tế trong bảo vệ môi trường.

Tranh thủ sự hỗ trợ về mặt tài chính, kỹ thuật từ các tổ chức quốc tế trong công tác bảo vệ môi trường, nhất là các dự án từ GEP (Quỹ môi trường toàn cầu), nhằm thực hiện mục tiêu bảo vệ môi trường có hiệu quả, phù hợp với mục tiêu phát triển bền vững của khu vực và toàn cầu.

Bên cạnh đó, tích cực đấu tranh, ngăn chặn và xử lý nghiêm mọi hành vi vi phạm pháp luật về tài nguyên và môi trường đối với tội phạm môi trường Quốc tế nhằm góp phần đẩy lùi tình trạng gây ô nhiễm, xâm hại môi trường, suy thoái môi trường, suy thoái tài nguyên và suy giảm đa dạng sinh học của Việt Nam.

Trong thời đại ngày nay, việc bảo vệ môi trường không chỉ là trách nhiệm của chính phủ mà còn là trách nhiệm của doanh nghiệp. Doanh nghiệp không chỉ đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế mà còn phải chịu trách nhiệm đối với ảnh hưởng của hoạt động kinh doanh đối với môi trường.

Áp dụng tiêu chuẩn Quốc tế để đẩy mạnh hoạt động bảo vệ môi trường

Doanh nghiệp có thể định hình chiến lược và quy trình kinh doanh của mình dựa trên các tiêu chuẩn Quốc tế về quản lý môi trường như ISO 14001. Việc này giúp đảm bảo rằng hoạt động sản xuất không chỉ đáp ứng yêu cầu về chất lượng mà còn tuân thủ các quy định về bảo vệ môi trường.

Những doanh nghiệp liên quan đến nguyên liệu từ rừng cần hành động có trách nhiệm bằng cách áp dụng các phương pháp khai thác và quản lý rừng bền vững. Việc này sẽ góp phần bảo vệ đa dạng sinh học, giữ nguyên văn hóa cộng đồng, và đảm bảo nguồn cung lâu dài của nguyên liệu gỗ. Các tiêu chuẩn hữu ích cho mục tiêu này có thể kể tới FSC và PEFC.

Chuyển đổi sang nguồn năng lượng tái tạo và tối ưu hóa quy trình sản xuất để tiết kiệm năng lượng cũng là một trong những bước đi quan trọng. Doanh nghiệp có thể xây dựng hệ thống quản lý năng lượng theo tiêu chuẩn ISO 50001. Điều này không chỉ giúp giảm chi phí mà còn giảm phát thải khí nhà kính, góp phần thực hiện nhiệm vụ chống biến đổi khí hậu.

Bên cạnh đó, doanh nghiệp có thể đóng góp tích cực vào nhiệm vụ bảo vệ môi trường bằng cách tăng cường các hoạt động tái chế trong sản xuất, đặc biệt là những doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực sản xuất nhựa, bao bì, vật liệu đóng gói. Tái chế không chỉ giúp giảm lượng rác thải mà còn giảm áp lực lên nguồn tài nguyên tự nhiên. Các tiêu chuẩn liên quan có thể kể đến là RCS, GRS, EN 15343,...

Đặc biệt, quản lý phát thải là một khía cạnh quan trọng khác của bảo vệ môi trường. Doanh nghiệp cần đầu tư vào công nghệ và phương tiện để giảm phát thải ra môi trường, đồng thời thúc đẩy việc giảm lượng khí nhà kính một cách tích cực.

Bằng cách áp dụng các tiêu chuẩn bền vững vào chiến lược kinh doanh, doanh nghiệp không chỉ tối ưu hóa hiệu suất mà còn thể hiện cam kết với cộng đồng và môi trường. Điều này không chỉ mang lại lợi ích bền vững mà còn tăng cường hình ảnh thương hiệu trong mắt khách hàng và đối tác kinh doanh.

Tư vấn từ chuyên gia

Để biết thêm thông tin về các tiêu chuẩn bền vững, Quý Doanh Nghiệp vui lòng liên hệ với KNA CERT theo số hotline: 093.2211.786 hoặc Email: salesmanager@knacert.com để được hướng dẫn cụ thể.

Tin Mới Nhất

Workshop

17-10-2024

Workshop "Hành trình Chuẩn hóa Dữ liệu carbon tạo năng lực cạnh tranh trên đường đua giảm phát thải khí nhà kính"

"Hành trình Chuẩn hóa Dữ liệu carbon tạo năng lực cạnh tranh trên đường đua giảm phát thải khí nhà kính".

Bài giảng HACCP - Đảm bảo ATTP trong chuỗi cung ứng thực phẩm

07-10-2024

Bài giảng HACCP - Đảm bảo ATTP trong chuỗi cung ứng thực phẩm

Bài giảng HACCP (Hazard Analysis and Critical Control Points - Phân tích mối nguy và kiểm soát tới hạn) là tài liệu quan trọng mà các doanh nghiệp phải tìm hiểu kỹ nếu muốn hiểu, áp dụng và được công...

Đề thi câu hỏi trắc nghiệm về HACCP mới nhất 

07-10-2024

Đề thi câu hỏi trắc nghiệm về HACCP mới nhất 

Để đánh giá được kiến thức của bản thân về tiêu chuẩn HACCP, việc làm những đề thi trắc nghiệm HACCP sẽ là một công cụ vô cùng hữu ích. Và dưới đây là 20 câu hỏi trắc nghiệm về...

Bài giảng ISO 9001:2015 mới nhất - Vai trò và nội dung chi tiết

04-10-2024

Bài giảng ISO 9001:2015 mới nhất - Vai trò và nội dung chi tiết

Bài giảng ISO 9001:2015 là tài liệu không thể thiếu trong quá trình đào tạo tiêu chuẩn ISO 9001. Tại sao bài giảng ISO 9001 lại quan trọng như thế? Hãy cùng KNA CERT tìm hiểu qua bài viết dưới...

Tài liệu đào tạo ISO 9001 - Vai trò trong quá trình nhận thức QMS 

04-10-2024

Tài liệu đào tạo ISO 9001 - Vai trò trong quá trình nhận thức QMS 

Quá trình triển khai ISO 9001 đối với nhiều doanh nghiệp được ví như quá trình để kim loại bị gỉ sắt. Vì quá trình này rất phức tạp, khiến doanh nhiều mất nhiều thời gian để thực hiện mà...

Nội dung ISO 45001 về an toàn lao động [Phân tích chi tiết]

04-10-2024

Nội dung ISO 45001 về an toàn lao động [Phân tích chi tiết]

Để xây dựng và duy trì hệ thống quản lý an toàn và sức khỏe nghề nghiệp hiệu quả, doanh nghiệp cần hiểu rõ về nội dung tiêu chuẩn ISO 14001. Vậy nội dung ISO 45001 bao gồm những gì?...

KNA đồng hành cùng bạn trên chặng đường vươn xa phía trước
Cùng phát triển bền vững & thịnh vượng

back to top
mesenger zalo
phone
0968.038.122
TẢI BẢNG GIÁ