Cùng doanh nghiệp vươn tầm quốc tế
nâng vị thế thương hiệu
quốc gia

MENU
KNA Cert - Quality Innovation

7 nội dung chính của ISO 14001 - Diễn giải chi tiết

Để giảm thiểu những tác động tiêu cực tới môi trường, nhiều doanh nghiệp đã áp dụng tiêu chuẩn ISO 14001 nhằm xây dựng hệ thống quản lý môi trường. Trong bài viết này, KNA CERT sẽ chia sẻ cho bạn đọc về nội dung ISO 14001.

Tổng quan về tiêu chuẩn ISO 14001

ISO 14001 là bộ tiêu chuẩn về hệ thống quản lý môi trường do tổ chức quốc tế ISO (International Organization of Standardization) ban hành và có hiệu lực trên phạm vi toàn cầu. Tiêu chuẩn này cung cấp một bộ khung cho tổ chức nhằm thiết lập, vận hành và cải tiến hệ thống quản lý môi trường (EMS - Environmental Management System). 

Tiêu chuẩn ISO 14001 chính thức ban hành lần đầu tiên vào năm 1996. Tính tới thời điểm hiện tại, ISO 14001 đã trải qua 3 phiên bản lần lượt là: ISO 14001:1996, ISO 14001:2004, ISO 14001:2015. Trải qua hàng chục năm phát triển, tiêu chuẩn này đã và đang không ngừng cải tiến, cập nhật để đảm bảo phù hợp với sự biến đổi nhanh chóng của môi trường như hiện nay.

Nội dung tiêu chuẩn ISO 14001 xoay quanh vấn đề gì?

Nội dung của ISO 14001:2015 xoay quanh những nguyên tắc, yêu cầu cơ bản tập trung vào việc giảm thiểu tác động tiêu cực tới môi trường thông qua hiệu quả của hệ thống quản lý môi trường. Ngoài ra đây cũng là nền tảng để doanh nghiệp đảm bảo sự tuân thủ pháp luật và gia tăng khả năng xuất khẩu sang thị trường quốc tế.

Nhận ngay khóa học tiêu chuẩnMIỄN PHÍ

Diễn giải 7 nội dung cốt lõi của ISO 14001 

ISO 14001 có 10 điều khoản, với các điều khoản bổ sung được liên kết theo quy trình PDCA (Plan - Do - Check - Act). Tuy nhiên, chỉ có 7 điều khoản (từ Điều khoản 4 đến Điều khoản 10) bao hàm các nội dung chính của tiêu chuẩn ISO 14001. 

Để triển khai thành công ISO 14001:2015, tổ chức phải hiểu rõ các nội dung của tiêu chuẩn. Dưới đây là các nội dung chính mà doanh nghiệp cần tìm hiểu:

1. Bối cảnh của tổ chức

Bước đầu tiên trong việc xây dựng hệ thống quản lý môi trường (EMS) là phải thiết lập các mục tiêu môi trường, chính sách môi trường,... Muốn thiết lập tốt các mục tiêu ấy thì tiêu chuẩn ISO 14001 yêu cầu doanh nghiệp cần phải tập trung xác định bối cảnh của tổ chức. 

Điều khoản 4 thuộc ISO 14001:2015 yêu cầu doanh nghiệp phải tìm hiểu các nội dung về bối cảnh của tổ chức, bao gồm:

  • Hiểu tổ chức và bối cảnh của tổ chức: Tìm hiểu các vấn đề nội bộ và bên ngoài để định hướng chiến lược về môi trường của doanh nghiệp. 
  • Hiểu nhu cầu và mong đợi của các bên quan tâm: Xem xét tới các yêu cầu của các bên quan tâm, có ảnh hưởng tới việc xác định các khía cạnh môi trường.
  • Xác định phạm vi của hệ thống quản lý môi trường: Được kiểm tra và xác định trên cơ sở các vấn đề nội bộ, bên ngoài; nhu cầu, mong đợi của các bên quan tâm,....
  • Hệ thống quản lý môi trường: Duy trì và cải tiến liên tục hệ thống quản lý môi trường.

2. Sự lãnh đạo

Điều khoản 5 “Sự lãnh đạo” của ISO 14001 tập trung vào vai trò của lãnh đạo trong việc thiết lập, thực hiện và cải tiến hệ thống quản lý môi trường (EMS). Lãnh đạo cao nhất phải thể hiện sự lãnh đạo và cam kết, thiết lập các mục tiêu môi trường và phân quyền cho cấp dưới. Mục đích ở đây là tạo ra sự thống nhất trong định hướng, từ đó thu hút mọi người trong tổ chức cùng tham gia, hành động.

Tổ chức cần hiểu rõ nội dung “Sự lãnh đạo”, trong đó bao gồm:

  • Sự lãnh đạo và cam kết: Lãnh đạo cao nhất phải cam kết rằng hệ thống quản lý môi trường được thiết lập, thực hiện và cải tiến hiệu quả.
  • Chính sách môi trường: Lãnh đạo thiết lập và duy trì chính sách môi trường phù hợp với bối cảnh của tổ chức
  • Vai trò, trách nhiệm và quyền hạn trong tổ chức: Lãnh đạo cao nhất phân quyền rõ ràng cho những người liên quan đến hệ thống quản lý môi trường.

3. Hoạch định 

Nội dung thứ ba của tiêu chuẩn ISO 14001 là nội dung về hoạch định. Nội dung này tập trung vào việc lập kế hoạch cho hệ thống quản lý môi trường (EMS). Mục đích chính là đảm bảo rằng EMS được thiết lập, thực hiện và cải tiến một cách có hệ thống và hiệu quả. Ngoài ra, còn giải quyết các rủi ro, cơ hội, thay đổi và mục tiêu môi trường của tổ chức.

Chi tiết nội dung “Hoạch định” thuộc ISO 14001, gồm: 

  • Hành động giải quyết rủi ro và cơ hội: Tổ chức cần thực hiện các hành động để giải quyết các rủi ro và tận dụng các cơ hội, nhằm đạt được các mục tiêu môi trường đã định.
  • Mục tiêu môi trường và hoạch định để đạt được mục tiêu: Mục tiêu môi trường phải phù hợp với chính sách môi trường, đo lường được, xác định được thời gian.
Bạn sẽ được gọi lại miễn phí sau 5 phútĐăng ký ngay

4. Hỗ trợ

Nội dung “Hỗ trợ” của ISO 14001:2015 đề cập đến các nguồn lực cần thiết để thiết lập, thực hiện và cải tiến hệ thống quản lý môi trường (EMS). Nội dung này đảm bảo rằng tổ chức có đủ nguồn lực để đáp ứng các yêu cầu của tiêu chuẩn và đạt được mục tiêu môi trường của mình.

Các nguồn lực cần thiết được nhắc tới bao gồm:

  • Nguồn lực: Bao gồm con người, cơ sở hạ tầng, môi trường, kiến thức về tổ chức,...
  • Năng lực: Năng lực của nhân viên có đủ để hoàn thành công việc hay không. Tổ chức nên cung cấp các khóa đào tạo, đánh giá năng lực để nâng cao nhận thức về ISO 14001 của nhân viên.
  • Nhận thức: Nhân viên phải hiểu về chính sách môi trường, vai trò của họ với hệ thống quản lý môi trường,...
  • Trao đổi thông tin: Tổ chức thiết lập các kênh giao tiếp hiệu quả để hỗ trợ thực hiện EMS.
  • Thông tin được lập văn bản: Tổ chức phải xây dựng và duy trì thông tin dạng văn bản thích hợp trong phạm vi EMS.

5. Thực hiện

Nội dung Điều khoản 8 “Thực hiện” của tiêu chuẩn ISO 14001 tập trung vào việc thực hiện các hoạt động cần thiết để đáp ứng yêu cầu của các bên quan tâm và các yêu cầu pháp luật quy định, cũng như đạt được mục tiêu môi trường của tổ chức. Cụ thể bao gồm các nội dung cơ bản sau:

  • Hoạch định và kiểm soát việc thực hiện: Yêu cầu tổ chức hoạch định, thực hiện và kiểm soát các quá trình cần thiết, các hành động xác định để đạt được mục tiêu môi trường đã định.
  • Chuẩn bị sẵn sàng và ứng phó với tình huống khẩn cấp: Việc lên phương án và diễn tập đối với các tình huống không bình thường xảy ra trong quá trình thực hiện triển khai EMS.

6. Đánh giá kết quả thực hiện

Nội dung “Đánh giá kết quả thực hiện” trong Điều khoản 9 của ISO 14001 tập trung vào việc theo dõi và đo lường hiệu quả hoạt động của hệ thống quản lý môi trường (EMS) để đảm bảo rằng EMS vẫn phù hợp, hiệu quả và đáp ứng yêu cầu của tiêu chuẩn ISO 14001. Đồng thời tổ chức có thể dựa vào kết quả đánh giá để xác định các điểm mạnh và điểm yếu của EMS, từ đó thực hiện các hành động cải tiến liên tục.

Các nội dung cơ bản cần tìm hiểu ở phần này bao gồm:

  • Theo dõi, đo lường, phân tích và đánh giá: Tổ chức cần theo dõi và đo lường các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của EMS.
  • Đánh giá nội bộ: Thông qua đánh giá nội bộ để có cái nhìn khách quan về hiệu lực của hệ thống quản lý môi trường EMS.
  • Xem xét của lãnh đạo: Lãnh đạo phải xem xét kết quả đánh giá EMS để xác định tính phù hợp, hiệu suất,...

7. Cải tiến

Nội dung cuối cùng của ISO 14001 tập trung vào các yêu cầu hành động cải tiến. Đối với các vấn đề chưa phù hợp, doanh nghiệp phải đưa ra các phương án giải quyết để hoàn thiện EMS. Cụ thể nội dung này được diễn giải qua 2 yêu cầu sau:

  • Sự không phù hợp và hành động khắc phục: Đưa ra các hành động khắc phục đối với sự không phù hợp để quản lý tốt hơn, ngăn chặn sự tái diễn trong tương lai.
  • Cải tiến liên tục: Không ngừng cải tiến những yếu tố chưa phù hợp để mang tới hiệu quả cao hơn.

Tại sao cần tìm hiểu nội dung ISO 14001?

Dù tổ chức của bạn hoạt động trong bất cứ ngành nghề, lĩnh vực nào, quy mô nhỏ hay lớn thì đều có thể áp dụng ISO 14001 để xây dựng hệ thống quản lý môi trường. Để triển khai thực hiện hiệu quả thì chắc chắn tổ chức của bạn không thể không tìm hiểu về 7 nội dung quan trọng của tiêu chuẩn này. 

Việc tìm hiểu nội dung, các yêu cầu cốt lõi của tiêu chuẩn ISO 14001 sẽ giúp tổ chức của bạn áp dụng tiêu chuẩn vào thực tiễn dễ dàng hơn, đồng thời có những chiến lược, hướng đi đúng đắn trong việc xây dựng hệ thống quản lý. Hiểu nội dung của ISO 14001 giúp tổ chức:

  • Đảm bảo tuân thủ pháp luật và các quy định về môi trường: Việc áp dụng ISO 14001 giúp doanh nghiệp đảm bảo tuân thủ đầy đủ các quy định pháp luật về bảo vệ môi trường. Điều này giúp doanh nghiệp tránh khỏi các rủi ro pháp lý và bảo vệ hình ảnh doanh nghiệp.

  • Cải thiện hiệu suất môi trường: ISO 14001 cung cấp một khuôn khổ để doanh nghiệp giảm thiểu tác động tiêu cực lên môi trường. Điều này thể hiện qua việc giảm lượng khí thải, chất thải, tiết kiệm năng lượng và nước. Bên cạnh đó, ISO 14001 còn giúp doanh nghiệp tối ưu hóa quá trình sản xuất, giảm lãng phí và sử dụng hiệu quả hơn các nguồn tài nguyên.
  • Nâng cao hình ảnh thương hiệu: Một doanh nghiệp có chứng nhận ISO 14001 sẽ được khách hàng, đối tác và cộng đồng đánh giá cao về trách nhiệm xã hội. Điều này giúp doanh nghiệp xây dựng một hình ảnh thương hiệu tích cực, thu hút khách hàng và đối tác có cùng quan điểm về phát triển bền vững.
  • Giảm thiểu rủi ro: Việc áp dụng ISO 14001 giúp doanh nghiệp xác định và giảm thiểu các rủi ro môi trường tiềm ẩn. Điều này không chỉ giúp doanh nghiệp tránh khỏi các sự cố môi trường gây hậu quả nghiêm trọng mà còn giảm thiểu chi phí liên quan đến việc khắc phục sự cố và xử lý các vấn đề pháp lý.
Tư vấn từ chuyên gia

Trên đây là toàn bộ thông tin cơ bản nhất về nội dung của ISO 14001. Việc hiểu và áp dụng tốt 7 nội dung chính của tiêu chuẩn ISO 14001 sẽ là chìa khóa thành công cho sự phát triển bền vững của tổ chức bạn. Nếu tổ chức của bạn đang gặp khó khăn trong việc áp dụng ISO 14001, vui lòng liên hệ với KNA CERT theo số Hotline: 0968.038.122 hoặc Email: salesmanager@knacert.com để được hỗ trợ chi tiết.

Tin Mới Nhất

Tiêu chuẩn HACCP đặt ra những yêu cầu gì?

17-12-2024

Tiêu chuẩn HACCP đặt ra những yêu cầu gì?

HACCP (Hazard Analysis and Critical Control Points) là hệ thống Phân tích mối nguy và Điểm kiểm soát tới hạn. Đây là một phương pháp hiệu quả giúp đảm bảo rằng các sản phẩm thực phẩm không gây hại cho...

12 bước xây dựng hệ thống HACCP cho sản phẩm sữa

17-12-2024

12 bước xây dựng hệ thống HACCP cho sản phẩm sữa

Việc đảm bảo an toàn thực phẩm là yếu tố quan trọng trong ngành sản xuất sữa, đặc biệt là khi nhu cầu tiêu dùng ngày càng tăng cao. Để đáp ứng yêu cầu về chất lượng và an toàn...

Hướng dẫn áp dụng HACCP bếp ăn tập thể

17-12-2024

Hướng dẫn áp dụng HACCP bếp ăn tập thể

Bếp ăn tập thể có công suất hoạt động rất lớn và lượng thức ăn cung cấp ra tất nhiều. Do vậy, vấn đề đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm rất được quan tâm. Việc áp dụng HACCP...

CCP & CP & PRP là gì trong HACCP? Mối liên hệ và Cách phân biệt

17-12-2024

CCP & CP & PRP là gì trong HACCP? Mối liên hệ và Cách phân biệt

Trong quá trình xây dựng hệ thống phân tích mối nguy và điểm kiểm soát tới hạn (HACCP), doanh nghiệp sẽ bắt gặp các thuật ngữ CCP, CP, PRP. Vậy CCP CP PRP là gì trong HACCP? Mối quan hệ...

Mối tương quan HACCP & GMP & SSOP là gì? Phân biệt 3 tiêu chuẩn

17-12-2024

Mối tương quan HACCP & GMP & SSOP là gì? Phân biệt 3 tiêu chuẩn

Ba tiêu chuẩn HACCP, GMP và SSOP là những công cụ quan trọng, giúp kiểm soát chất lượng và đảm bảo sản phẩm an toàn cho người tiêu dùng. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ mối tương quan...

Quy trình HACCP với 7 bước thực hiện hiệu quả

17-12-2024

Quy trình HACCP với 7 bước thực hiện hiệu quả

HACCP (Hazard Analysis and Critical Control Points) là hệ thống quản lý an toàn thực phẩm được áp dụng rộng rãi trong ngành thực phẩm từ sản xuất, chế biến, phân phối thực phẩm và đồ uống. Để đảm bảo...

KNA đồng hành cùng bạn trên chặng đường vươn xa phía trước
Cùng phát triển bền vững & thịnh vượng

back to top
mesenger zalo
phone
0968.038.122
TẢI BẢNG GIÁ